Đại Kỷ Nguyên

Yên tâm với 3 huyệt phòng bệnh dưỡng sinh mùa Đông – Xuân

Thời tiết lạnh gây ra các bệnh cảm mạo, đau nhức xương khớp, liệt dây thần kinh VII, dị ứng… phần nhiều do phong hàn (gió lạnh). Xoa huyệt làm ấm đuổi phong hàn thì bệnh tật cũng tự lui.

Cơ thể con người khỏe mạnh bình thường có thể kháng lại những bất thường của khí hậu, trời đất được gọi là tà khí. Tà khí gồm phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm ướt), táo (khô), hỏa (nóng). Khi tà khí thịnh mà chánh khí suy (chánh khí là khả năng chống lại tà khí từ bên ngoài của cơ thể) là lúc cơ thể thọ bệnh.

Thời tiết lạnh làm cho cơ thể dễ cảm nhiễm phong hàn do không được bảo vệ cho đủ ấm; hay khi ốm đau chưa khỏi đã đi ra ngoài, trúng mưa gió; phụ nữ mới sinh, da còn thưa hở, thấm nước lạnh… dẫn đến các bệnh như:

Cảm mạo: Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, đau đầu, sợ gió, sợ lạnh, người mệt mỏi, ăn uống kém, chân tay lạnh.

Đau dây thần kinh ngoại biên, tê buồn chân tay, đau nhức các khớp, liệt thần kinh VII, đau vai gáy, đau thần kinh tọa.

Dị ứng toàn thân, ngứa ngáy khó chịu, viêm mũi dị ứng, hen dị ứng, viêm da dị ứng do lạnh.

Phong hàn dễ dẫn đến liệt dây VII. (Ảnh: nguoiduatin.vn)

Việc bảo vệ cơ thể khỏi phong hàn xâm nhiễm bằng cách bổ trợ dương khí thông qua các huyệt để đẩy lùi hàn khí, cân bằng âm dương mà bệnh tự lui. Hãy làm tuần tự kết hợp các huyệt dưới đây:

Bước 1: Xát huyệt Phong phủ để đẩy lùi phong hàn

Hoàng Đế nội kinh viết: “Phong vào cơ thể từ bên ngoài, là gốc của trăm bệnh; chữa trị ở huyệt Phong phủ sẽ điều hòa âm dương”. Huyệt Phong phủ là nơi phong tà hội tụ trước khi xâm nhập vào cơ thể, và hắt hơi chính là phản ứng chống lại sự xâm nhập này. Khi sắp hoặc sau khi hắt hơi, dùng tay xát mạnh vào huyệt Phong phủ cho đến khi nóng lên sẽ giúp cơ thể kháng cự tà khí.

Vị trí: Chỗ lõm giữa gáy và ở trên chân tóc gáy 1 thốn. Giữa khe của xương chẩm và đốt sống cổ thứ I. Khi cúi đầu, gân cơ thang nổi lên ở chỗ bám vào hộp sọ, khi ngửa đầu, chỗ khe xương lõm xuống, có thể sờ được đáy hộp sọ, huyệt ở chỗ lõm giữa 2 cơ thang, ngang với đáy hộp sọ.

Động tác: Dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út xát mạnh vào gáy nhiều lần, từ phía sau tai này sang phía sau tai kia.

Huyệt Phong phủ

Bước 2: Xát huyệt Đại chùy để điều động dương khí

Đại chùy là nơi hội tụ dương khí của Đốc mạch, Thủ Thái dương Tiểu tràng kinh, Thủ Dương minh Đại tràng kinh và Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh. Do hàn tổn thương dương, nhiệt tổn thương âm nên huyệt này chính là nơi phong hàn dễ xâm nhập nhất, cho nên, nó thường được dùng để chữa trị mọi trường hợp mất cân bằng âm dương. Thủ pháp xát huyệt Đại chùy có thể huy động dương khí của các dương kinh để xua tan hàn khí và trị cảm.

Vị trí: Ngồi ngay, hơi cúi đầu xuống một ít, phần dưới cổ nổi lên từ 1-3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương 1 ngón tay rồi \quay đầu qua lại về bên phải, bên trái, cúi ngửa, u xương tròn nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là đốt sống cổ 7, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt này.

Động tác: Dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út xát huyệt Đại chùy cho đến khi nó nóng lên, nếu kết hợp xát huyệt Kiên ngung sẽ cho hiệu quả điều trị tốt hơn.

Huyệt Đại chùy

Bước 3: Xát huyệt Nhân trung để tăng cường sức đề kháng

Nhân trung là huyệt kết thúc của Đốc mạch, cũng là nơi Đốc mạch, Thủ Dương minh Đại tràng kinh và Túc Dương minh Vị kinh giao nhau. Do dương khí của Đốc mạch đến đây suy yếu nên nếu chà xát huyệt này sẽ giúp bổ trợ dương khí và khí huyết, đồng thời tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi hàn khí.

Vị trí: Tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung, giữa đáy rãnh.

Động tác: Dùng ngón trỏ xát huyệt Nhân trung theo chiều ngang cho đến khi nóng lên.

Huyệt Nhân trung

Những điều cần lưu ý:

Cao Sơn

Exit mobile version