Đại Kỷ Nguyên

Nghiên cứu khoa học xác thực kỳ tích của khí công tu luyện trong việc hồi phục sức khỏe

Luyện khí công và thiền định để tăng cường sức khỏe không có gì mới lạ với người dân các nước. Tuy nhiên phong trào tu luyện Pháp Luân Công trở nên mạnh mẽ trong những năm vừa qua, cùng với hàng loạt bằng chứng hồi phục sức khỏe như một kỳ tích khiến nhiều nhà khoa học phải bắt tay vào nghiên cứu thêm. Cuối cùng họ thu về những kết quả rất thuyết phục góp làm sáng tỏ cho những “kỳ tích” này.

Những dấu ấn phát triển của một Minh Tinh công phái…

Khí công Pháp Luân Công có khởi nguồn từ Trung Quốc, được công chúng biết đến lần đầu vào năm 1992 như một môn rèn luyện đồng thời cả tâm và thân, điều chỉnh trạng thái tinh thần theo hướng tích cực, thiện đãi với mọi người mọi sự mọi việc, bao gồm cả đối với bản thân mình. Không giống nhiều công pháp khác lưu truyền trong xã hội thời đó là chủ yếu nhắm vào rèn động tác hay chiêu thức, Pháp Luân Công yêu cầu người học trước nhất phải thay đổi căn bản tính nết từ đáy lòng, nếu không sẽ không thu được lợi ích như điều đáng nên phải có.

Trong các bài giảng của Pháp Luân Công giải thích cặn kẽ mối quan hệ mật thiết giữa trạng thái tinh thần và cải biến về sức khỏe thân thể, tạo ra một luồng gió hoàn toàn mới trong nhận thức về cơ thể người, hiệu ứng vì vậy nhanh chóng lan ra khắp công chúng.

Lợi ích sức khoẻ của môn tập nên chỉ trong một thời gian ngắn ở Trung Quốc đã có rất nhiều người luyện tập.

Tại hai lần “Hội Sức khỏe Đông phương” năm 1992 và 1993, Pháp Luân Công đã liên tiếp giành được các danh hiệu cao quý nhất như ‘Minh Tinh Công phái’, ‘Giải Vàng Đặc biệt’, giải thưởng ‘Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học’, và người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí được trao giải ‘Khí công Sư được yêu thích nhất’.

Đến năm 1997 thì ước tính có đến hơn 70 triệu người thường hằng tập luyện theo Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Phần lớn người dân bấy giờ biết đến và tham gia học Pháp Luân Công vì những cải biến mạnh mẽ trên thân thể, bệnh nhân từ nhẹ đến nặng, trạng thái nào cũng có.

Sau thời điểm khởi phát cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc lên các học viên Pháp Luân Công vào tháng 7/1999, những người học Pháp Luân Công buộc phải tu luyện trong lặng lẽ kín đáo. Tuy nhiên số lượng người học tại các nước khác nhanh chóng tăng lên và phổ biến tại hơn 114 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo thống kê, hiện tài liệu của Pháp Luân Công đã được dịch ra gần 40 thứ ngôn ngữ, với số học viên khoảng 100 triệu người.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu về các lợi ích của Pháp Luân Công

Margaret Trey – Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Tham vấn Tâm lý cũng tìm đến Pháp Luân Công và thực hiện nghiên cứu về những lợi ích mà môn tập này mang lại. Tiến sĩ Trey đã trình bày các kết quả thu được tại Hội nghị Hiệp hội Tham vấn Tâm lý Hoa Kỳ (American Counseling Association) được tổ chức tại Montreal (Canada) từ ngày 31/3 đến 3/4 năm 2016 [1].

Margaret Trey – Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Tham vấn Tâm lý. (Ảnh: The Epoch Times)

Theo trang Minh Huệ Net – website đăng tải các bài viết chia sẻ của các cá nhân thực hành môn tập này trên khắp thế giới, trước khi Pháp Luân Công bị đàn áp vào năm 1999, một số cuộc khảo sát về môn tập này đã được thực hiện tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Tiến sĩ Trey cho rằng các báo cáo nghiên cứu này chưa đăng tải các thông tin chi tiết như: phương pháp khảo sát, quá trình thực hiện và báo cáo một cách hệ thống các kết quả thu thập được…

Cụ thể, theo báo cáo về cuộc khảo sát tại Bắc Kinh, các nhà nghiên cứu đã thực hiện cuộc khảo sát tại năm quận là: Tây Thành, Trùng Khánh, Đông Thành, Xuân Ngô và Triều Dương. 14.199 người tập Pháp Luân Công tại hơn 200 địa điểm đã cung cấp thông tin về tình trạng sức khoẻ thể chất, tinh thần của họ trước và sau khi tập. Trong đó, vì nhiều lý do thống kê khác nhau, chỉ có 12.731 người có đầy đủ dữ kiện được dùng để phân tích [2].

Theo kết quả thu thập được: 20% (2.547 người) có một bệnh trước khi tập Pháp Luân Công, 23,6% (3.004 người) có hai bệnh; và 49,8% (6.341 người) có hơn ba bệnh. Tổng số người mang bệnh là 11.892 người (chiếm 93,4% tổng số người được khảo sát). Sau khi tập Pháp Luân Công, 58,5% (6.962 người) đã khỏi bệnh hoàn toàn và 24,9% (2.956 người) cơ bản được bình phục.

Với lợi ích sức khoẻ mang lại Pháp Luân Công đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá từ các tổ chức trên toàn thế giới

Cuộc khảo sát thứ hai được thực hiện tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12 năm 1998. Các dữ kiện được thu thập từ 2.005 người tập Pháp Luân Công tại hơn 50 địa điểm. Trong đó, có 1.899 người (94,7%) có nhiều bệnh tật khác nhau trước khi thực hành Pháp Luân Công. Sau khi tập luyện, 75,15% số người này cho biết đã khỏi bệnh.

Tiến sĩ Trey cho rằng mặc dù có một số hạn chế nhưng kết quả từ các cuộc khảo sát này đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá và gợi mở cho những nghiên cứu chi tiết sau này về lợi ích sức khoẻ mà Pháp Luân Công mang lại, đặc biệt là các số liệu trong việc giảm các chứng nghiện thuốc lá, uống rượu và đánh bạc. Như khảo sát 2.005 người tập thành phố Vũ Hán, trước khi bước vào môn tập có 377 người hút các loại thuốc lá, 536 người uống rượu và 420 người thường xuyên cờ bạc. Sau một thời gian thực hành môn tập, chỉ có 11 người còn hút thuốc, 10 người còn uống rượu và một người còn đánh bạc.

Ở bên ngoài Trung Quốc, các nghiên cứu về Pháp Luân Công được thực hiện từ đầu những năm 2000: Bruseker (2000), Lowe (2003), Ownby (2003, 2008), Porter (2003, 2005), S. Palmer (2003)…[3,4,5,6,7,8,9].

Rất nhiều người đã thu được lợi ích từ môn tập

Một nghiên cứu khá khác biệt từ Đài Loan (Lio et at,.2003) [10]: sử dụng hình thức phiếu Khảo sát Sức khoẻ dạng ngắn (Short Form: SF-36) gồm 36 mục hỏi để kiểm tra về những hiệu quả cả về thể chất và việc cân bằng nội tâm mà những người tập Pháp Luân Công đạt được. Các kết quả cho thấy những người theo tập có được những cải thiện về sức khoẻ, khoẻ mạnh hơn cả về thể chất và tinh thần so với người dân Đài Loan nói chung.

Năm 2010, trong một nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện từ Đại học Kênh đào Suez (Suez Canal University), tác giả Yahiya đã nghiên cứu về tính hiệu quả của các bài công pháp của Pháp Luân Công trong thi đấu Judo [11]. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công giúp tăng cường tâm lý và các kỹ năng trình diễn của các vận động viên.

Tương tự, tại Canada, năm 2015, tác giả Cheung đã hoàn thành một nghiên cứu định tính về việc Pháp Luân Công giúp người tập duy trì trạng thái ôn hoà trước vấn đề nhân quyền toàn cầu như thế nào và khả năng phục hồi từ những tổn thương về sức khoẻ và tinh thần [12].

Câu chuyện về vận động viên ‘trượt băng nằm’ tham dự 5 kỳ thế vận hội Olympic

“Khảo sát Australian” (Lau, 2010a, 2010b) được Tiến sĩ Margaret Trey trình bày tại Hội nghị Hiệp hội Tham vấn Tâm lý Hoa Kỳ (American Counseling Association) được tổ chức tại Montreal (Canada) năm 2016 cũng cho thấy hiệu quả về thể chất và cụ thể hoá hơn việc đạt được nội tâm an hoà của những người theo tập môn khí công này [1,13,14].

“Khảo sát Australian” được tiến hành theo hình thức phiếu hỏi online, phân thành hai nhóm: những người tập Pháp Luân Công và những người là người thân, bạn bè, đồng nghiệp của họ – không theo tập môn này. Việc so sánh hai nhóm này nhằm thu thập những khác biệt về tình trạng sức khoẻ, trạng thái tinh thần của những người có một số điều kiện tương đồng như: môi trường công việc, quá trình làm việc…

Dưới đây là một số kết quả thống kê từ cuộc khảo sát:

Luyện tập Pháp Luân Công điều chỉnh hoạt động của gene

Một nghiên cứu xuất bản 2005 do Li cùng các cộng sự (Li et al.) tại Đại học Y khoa Texas thực hiện đã cho thấy người tập Pháp Luân Công có sự thay đổi đáng kể ở mức độ biểu hiện gene (gene expression) theo chiều hướng tăng cường miễn dịch, giảm chuyển hóa tế bào, mau lành vết thương…[15]

Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Bendig, Đại học California [16], tác giả đã tìm thấy người tập Pháp Luân Công có thể điều chỉnh tốt hơn trước áp lực, căng thẳng và lo lắng, có chất lượng giấc ngủ tốt… từ đó dẫn đến những lợi ích tâm sinh lý lâu dài. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với một nghiên cứu thực hiện trên những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thực hành Pháp Luân Công [17].

Theo đó, các tác giả kết luận: Tập luyện Pháp Luân Công có thể giúp bệnh nhân ung thư sống lâu hơn, thêm vào đó là những cải thiện đáng kể về triệu chứng. Trang web chính thức của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO) có ghi rõ 149/152 bệnh nhân ung thư sau khi tập Pháp Luân Công đã khỏi bệnh hoàn toàn sau 5 tháng đến 1 năm. Số còn lại kéo dài được cuộc sống thêm 56 tháng dù theo các bác sĩ những người này tiên lượng kết thúc từ lâu.

Thực tế là có tới 97% bệnh nhân ung thư sau khi tập Pháp Luân Công đều khỏi bệnh. Các triệu chứng được tìm hiểu là nhanh chóng biến mất sau khi bệnh nhân bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Đồng tác giả nghiên cứu làm việc tại tập đoàn dược Novartis, Thạc sĩ Y khoa Đồng Vũ Hồng nói với truyền thông quốc tế trong cuộc phỏng vấn rằng, những bệnh nhân ung thư sau khi khỏi bệnh không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn“cải biến về tinh thần và tính cách, phấn chấn và lạc quan hơn. Họ luôn nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực và đối đãi mọi việc từ bi hơn”.

Theo bác sĩ Đồng, mặc dù Pháp Luân Công không được áp dụng làm biện pháp điều trị ung thư, nhưng thực tế rất nhiều trường hợp đã chứng minh rằng tập Pháp Luân Công khỏi ung thư, vốn là căn bệnh mà y học hiện đại vẫn phải đầu hàng.

Các nghiên cứu kể trên chỉ là một vài ví dụ trong số rất nhiều các công trình nghiên cứu hiện đại minh xác cho những lợi ích sức khỏe mà người tập thu nhận được. Kỳ thực, khí công xa xưa vẫn được dùng để thanh lọc cơ thể đẩy lui bệnh tật; từ góc độ y học cổ truyền, sẽ là khí huyết thông suốt, cân bằng âm dương, nâng cao năng lượng, phục hồi chức năng tạng phủ… đều là những điều mà khoa học hiện đại chưa thể định lượng được. Những bằng chứng người thật việc thật trong trường hợp này có lẽ nên được xem là bằng chứng có giá trị khoa học cao nhất. Thực tế chính phủ nhiều nước đã ghi nhận đóng góp của Pháp Luân Công cho cộng đồng thông qua hàng nghìn thư công nhận và khen tặng khác nhau, liên tục từ khi môn tập này được giới thiệu cho công chúng cho đến nay.

Minh Thành – Hải Anh

Tài liệu tham khảo:

1. Trey M. The Study of the Health-Wellness Effects of Falun Gong: Applications to Counseling. American Counseling Association.
https://www.counseling.org/docs/default-source/vistas/article_2558c224f16116603abcacff0000bee5e7.pdf?sfvrsn=c6d4442c_6

2. Minh Huệ net. Tóm tắt của năm nghiên cứu độc lập về ích lợi sức khoẻ của Pháp Luân Công.
http://vn.minghui.org/news/27605-tom-tat-cua-nam-nghien-cuu-doc-lap-ve-ich-loi-suc-khoe-cua-phap-luan-cong.html

3. Bruseker G. (2000). Falun Gong: A modern Chinese folk Buddhist movement in crisis (Unpublished honors history thesis). University of Alberta, Edmonton, Canada.

4. Lowe S. (2003). Chinese and international contexts for the rise of Falun Gong. The Journal of Alternative and Emergent Religions, 6(2), 263–276. http://nr.ucpress.edu/content/6/2

5. Ownby D. (2003). The Falun Gong in the new world. European Journal of East Asian Studies, 2(2), 303–320.

6. Ownby D. (2008). Falun Gong and the future of China. New York, NY: Oxford University Press

7. Porter N. (2003). Falun Gong in the United States: An ethnographic study. Parkland, FL: Dissertation.com. http://www.bookpump.com/dps/pdf-b/1121903b.pdf

8. Porter N. (2005). Professional practitioners and contact persons: Explicating special types of Falun Gong practitioners. Nova Religio: The Journal of Alternative and Emergent Religion, 9(2), 62–83. doi:10.1525/nr.2005.9.2.062
https://www.jstor.org/stable/10.1525/nr.2005.9.2.062?seq=1#page_scan_tab_contents

9. Palmer S. J. (2003). From healing to protest: Conversion patterns among the practitioners of Falun Gong. Nova Religio: The Journal of Alternative and Emergent Religions, 6(2), 348–364.
https://www.jstor.org/stable/10.1525/nr.2003.6.2.348?seq=1#page_scan_tab_contents.

10. Lio M et al. (2003). The effect of practicing qigong on health status: A case study of Falun Dafa practitioners in Taiwan. Unpublished research article.

11. Yahiya A. P. D. H. N. (2010). Effectiveness of the Falun Dafa exercises on some psychological skills, and the level of performance in the sport of judo. Procedia Social and Behavioral Sciences, 5, 2394–2397. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042810018434

12. Cheung, M. (in press). The intersection between mindfulness and human rights: The case of Falun Gong and its implications for social work. Journal of Spirituality and Religion in Social Work – Social Thought
https://umanitoba.ca/faculties/social_work/media/The_intersection_between_mindfulness_and_human_rights_The_case_of_Falun_Gong_and_its_implications_for_social_work.pdf

13. Lau M. M. (2010a). The effect of Falun Gong on health and wellness as perceived by Falun Gong practitioners (Unpublished doctoral dissertation). The University South Australia, Adelaide, Australia.

14. Lau M. M. (2010b). The effect of Falun Gong on health and wellness: Executive summary of research findings (Unpublished executive summary of findings). The University of South Australia, Adelaide, Australia.

14. Li et al. (2005): Genomic profiling of neutrophil transcripts in Asian Qigong practitioners: a pilot study in gene regulation by mind-body interaction. (1075-5535 (Print)).

16. Bendig (2013). Cognitive and Physiological Effects of Falun Gong Qigong. UCLA Electronic Theses and Dissertations. https://escholarship.org/uc/item/4899m047.

17. Dong (2016). An observational cohort study on terminal cancer survivors practicing falun gong (FLG) in China. 2016 ASCO Annual Meeting. https://meetinglibrary.asco.org/record/127317/abstract

Exit mobile version