Đại Kỷ Nguyên

Muốn trường thọ hãy học 9 phương pháp dưỡng sinh lưu hành thời cổ đại

Ảnh: Freepik.

Từ xưa tới nay, kéo dài tuổi thọ, sống lâu trăm tuổi luôn là điều mọi người mong muốn và theo đuổi. Người hiện đại có một bộ quan niệm về dưỡng sinh, nếu cho rằng vì thông tin thời cổ đại không phát triển, người thời xưa sẽ không hiểu những tri thức về dưỡng sinh hoặc cho rằng đó chỉ dành riêng cho vương công quý tộc thì thực sự đã sai lầm. Kỳ thực, thái độ sống chất phác, không mưu cầu danh lợi của người xưa chính là phương pháp tốt nhất. Chúng ta hiện nay nên học hỏi cổ nhân làm sao để điều hòa ngũ vị, chân thành ngay thẳng chính trực, đạo dưỡng sinh thuận theo thời gian. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe của ông cha ta xưa kia.

1. Ẩm thực dưỡng sinh

Ảnh: Freepik.

Theo quan điểm của cổ nhân, chế độ ăn uống hợp lý có thể điều dưỡng tinh khí, khắc phục sửa chữa những chếch lệch về âm dương tạng phủ, phòng ngừa trị bệnh, kéo dài tuổi thọ. Vì vậy cổ nhân chú trọng chế độ ăn uống phong phú, điều hòa ngũ vị.Hoàng đế nội kinh giảng: “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung” ý nghĩa là: ngũ cốc (lương thực chính) là thực phẩm căn bản để người ta dựa vào đó mà sinh tồn, là nguồn cung cấp dinh dưỡng. Ngũ quả, rau và các loại thịt đều là thực phẩm hỗ trợ, bổ sung, bồi bổ.

“Ngũ cốc” bao gồm: ngũ cốc bao gồm đạo (稻 lúa), thử (黍 kê), tắc (hay túc 粟, kê vàng hoặc ngô), mạch (麥 bao gồm đại mạch, tiểu mạch, hắc mạch và yến mạch), thục (菽 đậu tương).  là các loại cây lương thực chủ yếu. “Ngũ quả” bao gồm: Đại táo, mận, hạt dẻ, hạnh nhân, hồ đào đều là chỉ các loại hoa quả. “Ngũ súc” bao gồm: Trâu, chó, lợn, dê, gà tức các loại thịt. “Ngũ thái” là chỉ các loại rau  xanh có rẽ, có thân, lá, hoa quả đều có thể ăn.

2. Thuận thời dưỡng sinh

Trong rất nhiều tác phẩm cổ điển của Trung y đều nhấn mạnh phương pháp dưỡng sinh áp dụng cho bốn mùa là khác nhau. vạn vật trên trái đất đều có “Sinh” (sinh trưởng), trường (trường thành), thu (thu hoạch, gặt hái), tàng (ẩn núp, che giấu), đây là thuận theo quy luật thay đổi khác nhau trong bốn mùa của khí hậu. Cơ thể con người cũng như vậy. Do đó, về phương diện ăn mặc đi lại hư trú, cần dùng phương pháp thích hợp với tình thế hiện tại để tự điều chỉnh cuộc sống của mình, sẽ có thể hỗ trợ giúp phòng ngừa bệnh tật.

Lục phủ ngũ tạng của con người, sự vận hành của khí huyết âm dương đều cần thích ứng với thời điểm của bốn mùa nếu không làm trái khí của Xuân thì tổn thương tới Can, làm trái khí mùa Hạ thì tổn thương Tâm, làm trái khí mùa Thu sẽ tổn thương Phế, làm trái khí mùa Đông sẽ tổn thương Thận.

3. Kinh lạc dưỡng sinh

Ảnh: Freepik.

Theo Hoàng đế nội kinh, kinh lạc có tác dụng quyết định sinh tử, giải quyết bách bệnh, điều tức hư thực. Kinh lạc cũng giống như hệ thống “mạch lưới” trải rộng khắp cơ thể người, kiểm soát sự vận hành của huyết và khí để bảo đảm chức năng của các mô và hệ thống hoạt động bình thường.

Đông y giảng: “Bất thông tắc thống, bất thông tắc bệnh” nghĩa là: không thông thì đau, không thông thì là có bệnh. Chính là nói rõ nếu kinh lạc không thông suốt, thì bệnh tật sẽ xuất hiện trên cơ thể. Các chuyên gia dưỡng sinh thời cổ đại cho rằng, khai thông kinh lạc có thể coi là một biện pháp quan trọng của dưỡng sinh. Biện pháp đơn giản nhất đó là thường xuyên kích thích, xoa bóp châm cứu vào ba huyệt vị trọng yếu: Huyệt Hợp Cốc có thể phòng ngừa và điều trị các bệnh ở phần mặt, ngũ quan. Huyệt Nội Quan có thể hỗ trợ giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Huyệt Túc Tam Lý có thể phòng ngừa bệnh của lục phủ ngũ tạng, đặc biệt có tác dụng hiệu quả đối với các bệnh lý về đường tiêu hóa. 

 4. Giảm độc dưỡng sinh

Theo Y học cổ truyền Trung Hoa, năm loại cảm xúc là “tức giận, vui vẻ, suy tư, buồn rầu, sợ hãi” có liên quan mật thiết với các tạng phủ. Bởi vì những cảm xúc quá khích có thể gây ảnh hưởng dẫn tới mất thăng bằng về chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, khiến ngũ tạng mệt mỏi. Quan điểm này đã được nhiều danh y các triều đại trong lịch sử ứng dụng trong dưỡng sinh.

Cổ nhân quan điểm, người ta nếu vui buồn bất thường sẽ khiến âm dương và khí huyết trong cơ thể mất thăng bằng. Mệt nhọc quá mức sẽ gây ảnh hưởng tới khí huyết ở Tỳ, về mặt ăn uống thì sinh ẩm, nhiệt, đàm trọc. Phạm tội tà dâm, tổn thương nguyên khí khiến khí độc bên ngoài thâm nhập thì sinh ra bách bệnh. Những nhân tố này đều bị coi là “độc”, do đó lấy “giảm độc” để bảo toàn đạo dưỡng sinh của chân khí. 

Phương pháp “giảm độc” chính là thông qua điều chỉnh ăn uống, dung các vị thuốc hoặc biện pháp khác nhau để giảm những độc tố tích tụ trong cơ thể, phòng ngừa sinh bệnh, giảm lão hóa từ đó kéo dài tuổi thọ.

5. Cố tinh dưỡng sinh

Theo quan điểm của cổ nhân, tinh huyết là bộ phận tinh hoa trong vật chất dinh dưỡng của cơ thể người, là cơ sở vật chất của sinh mệnh. Lục phủ ngũ tạng được cung cấp đủ tinh huyết mới có thể bảo đảm chức năng hoạt động bình thường. Cố tinh ích thận là một nét đặc sắc trong dưỡng sinh của Trung y. Nếu ham muốn tình dục vô độ không có sự tiết chế, tinh huyết hao tổn quá nhiều sẽ khiến cho thân thể yếu ớt, nhiều bệnh tật, giảm tổn thọ mệnh. giữ gìn tinh huyệt mới có thể trì hoãn lão hóa, tăng cường tuổi thọ.

6. Tĩnh thần dưỡng sinh

Ảnh: Freepik.

Tức giận tổn thương tới Can, vui vẻ tổn thương Tâm, u buồn tổn thương Phế, sợ hãi tổn thương Thận. Ưu tư, buồn phiền không thể kiểm soát được cảm xúc sẽ khiến chức năng của hệ thần kinh mất cân bằng, dẫn tới âm dương trong cơ thể rối loạn, từ đó sinh ra bách bệnh, sớm suy yếu thậm chí đoản mệnh.

Trong dưỡng sinh truyền thống, tĩnh thần (giữ cho tinh thần tĩnh lặng) chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Thông qua các phương pháp như dưỡng tâm, điều chỉnh cảm xúc ý chí, điều tiết các phương pháp sinh hoạt có thể khiến ngũ tạng được ổn định, từ đó giúp phòng ngừa các loại bệnh, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

7. Tu thân dưỡng sinh

Người xưa cho rằng, những người theo đuổi sức khỏe và trường thọ trước hết phải bắt đầu từ việc tu thân. Nho giáo “Lấy tâm làm gốc”, khi bàn luận về dưỡng sinh, thường đề cập chú trọng tới việc “tu thân”, bồi dưỡng đạo đức để đạt tới sự thăng hoa về tâm linh, khiến thân thể mạnh khỏe. 

Người xưa có câu: “Đại khí hại thân”, tức giận là một loại cảm xúc tiêu cực, nếu một người thường xuyên tức giận sẽ gây ra tổn thương cả cho thân và tâm, đặc biệt là tổn thương nghiêm trọng đến tạng gan. Vì vậy hai danh y nổi tiengs là Mạnh Thuyết Vân và Tôn Tư Mạc đều chú trương dưỡng thành phát triển thiện hạnh, thường làm những việc có lợi cho người khác, khiến tâm thái khoáng đạt, rộng mở, tâm hồn vui vẻ và tự nhiên làm cho cơ thể khỏe mạnh.

8. Điều khí dưỡng sinh

Cổ nhân cho rằng, nguyên khí của con người có thể chuyển hóa, thúc đẩy và củng cố khí huyết, nuôi dưỡng toàn bộ các mô và cơ quan trong cơ thể, chống lại các yếu tố gây bệnh, tăng cường chức năng của các tạng phủ. Điều chỉnh khí huyết và cảm xúc, nhân tâm đều có quan hệ trực tiếp, là then chốt giúp duy trì sức khỏe. 

Điều khí dưỡng sinh chủ trương thông qua các phương thức như cẩn thận trong cuộc sống hàng ngày, thuận theo bốn mùa, không làm việc quá lao lực, mệt mỏi, điều chỉnh chế độ ăn uống, cảm xúc, nói ít,… để điều dưỡng nguyên khí đạt được công hiệu chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ.

9. Tiến bổ dưỡng sinh

Y học cổ truyền Trung Hoa nhấn mạnh việc dưỡng sinh đúng lúc, nghĩa là “Mùa xuân và mùa hạ dưỡng dương, mùa thu và đông dưỡng âm”. Dưỡng sinh là một loại thái độ sống, cần thực hiện từng bước một từ trong cuộc sống. Nguyên nhân vì dù là cảm xúc tình cảm, ăn uống, thói quen, khí hậu đều có thể ảnh hưởng tới sự khỏe mạnh của ngũ tạng.

Đông y cho rằng: “Con người là một sinh vật trong tự nhiên, luôn luôn tiếp xúc với hoàn cảnh tự nhiên, cho nên không thể tách rời tự nhiên.” Giữ gìn sức khỏe nên bắt đầu từ việc dưỡng ngũ tạng theo mùa, mùa Xuân nên “dưỡng Can”, mùa hạ nên dưỡng Tâm, dưỡng Tỳ, mùa Thu nên dưỡng Phế, mùa Đông nên dưỡng Thận. Tương ứng với bốn mùa, Trung y sẽ dùng các vị thuốc bổ dưỡng để điều hòa âm dương, dưỡng tạng, dưỡng tinh khí huyết để bồi bổ cơ thể, phòng và chữa bệnh.

Theo Epoch Times
Bảo Hân biên dịch

Exit mobile version