Đại Kỷ Nguyên

Mỡ lợn – mang “tiếng xấu đầy mình”, nhưng thực ra có thể chữa khỏi cả tá bệnh

Mỡ lợn vốn là thực phẩm quen thuộc xưa kia nhưng nay không mấy được ưa chuộng do vị béo ngấy và bị cho là nguyên nhân ra chứng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, béo phì… Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, nếu không dùng mỡ lợn, bạn có thể bỏ qua 12 công dụng rất hay.

Giải oan cho mỡ lợn – Thực phẩm giá trị cho sức khỏe

Ngày nay nhiều người dùng dầu ăn thay thế cho mỡ lợn. Lý do là bởi nhiều người lo ngại vấn đề mỡ bẩn, một số khác lại không thích ăn mỡ vì ngấy ngán trong khi có ý kiến cho rằng chính mỡ động vật (trong đó có mỡ lợn) là nguyên nhân gây ra các bệnh xơ vữa động mạch, béo phì, gan nhiễm mỡ…

Một phần lý do có thể là mỡ lợn có hương vị độc đáo, khi bạn nấu các món ăn sẽ rất dậy mùi thơm, kích thích khẩu vị, dẫn đến ăn quá nhiều, gây ra bệnh béo phì và bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã lên tiếng “giải oan” cho mỡ lợn bởi những điều trên không chính xác. Trong mỡ lợn có nhiều cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Đồng thời nếu sử dụng ở mức độ vừa phải, axit béo no trong mỡ lợn sẽ tăng cường mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn và ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết não.

Mỡ tham gia vào quá trình tạo nên màng tế bào thần kinh, tham gia vào một số men chuyển hóa trong cơ thể và đặc biệt là nội tiết tố sinh dục, tuyến thượng thận… Do đó, trẻ đang tuổi lớn và người từ tuổi trung niên trở đi nên bổ sung chút mỡ vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Nếu chỉ dùng dầu ăn mà không ăn mỡ, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như giảm thị lực, thoái hóa giác mạc thậm chí là mù lòa; bệnh xương khớp như còi xương, loãng xương, dễ bị gãy xương, đau khớp; tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tắc nghẽn mạch…

Ăn mỡ lợn thế nào cho đúng?

Mỡ lợn thích hợp với trẻ suy dinh dưỡng, những người bị bệnh phân khô, thiếu máu, chóng mặt, người già ho khan không có đờm. Ngoài mỡ, bì và móng giò lợn có công dụng nhuận da, điều hòa khí huyết. Chị em có thể chăm ăn bì lợn và móng giò sạch để bổ sung collagen duy trì làn da trẻ trung, mịn màng.

Tuy nhiên cần lưu ý, trong mỡ lựa chứa nhiều chất béo và có hàm lượng calo cao, chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Các gia đình nên kết hợp mỡ lợn và dầu ăn luân phiên, tất nhiên là không nên ăn quá nhiều để tránh thừa cân hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe. Người tiêu hóa kém, bị bệnh dạ dày, liệt nửa người, huyết áp cao, đầy hơi, tiêu chảy, lưỡi dày bám cặn, nhiệt miệng lở loét nên hạn chế ăn mỡ lợn.

12 bài thuốc dân gian đơn giản từ mỡ lợn:

1. Gan làm việc quá sức, các khớp nhức mỏi, tóc gãy rụng bạc màu

Dùng 150ml mỡ lợn và nước gừng, tỉ lệ 1:1. Nấu nước gừng cô đặc lại còn 15ml, sau đó cho thêm 60ml mỡ, uống làm nhiều lần.

2. Khó đại tiểu tiện

Lấy lượng mỡ to bằng quả trứng gà, cắt nhỏ, đun cùng với 50ml rượu, sau đó tiếp tục đun sôi vài lần, chia uống 2 lần cho đến khi giảm triệu chứng bệnh.

3. Ho gió, ho khan

Mỡ lợn 120g, rán chín, cắt nhỏ, ăn cùng với giấm đỗ tương.

4. Ho nhiều khàn tiếng

Thịt mỡ lợn 60g, nấu thành mỡ nước, thêm 60g mật ong đun sôi, bảo quản trong lọ sứ, mỗi ngày pha 1 thìa với nước nóng ấm để uống.

5. Viêm phế quản, hen suyễn

a) Thịt mỡ và đường phèn mỗi loại 500g, mật ong 1000g, hạnh nhân nghiền thành bột 120g, trộn tất cả nguyên liệu và nấu cô đặc thành cao, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

b) Cây cỏ bồng (Bại tương thảo hoa vàng – Patrinia scabiosaefolia) 30g, thịt mỡ lợn 60g, sắc kỹ, uống 2 lần/ngày.

6. Hiếu động thái quá, chậm nói (một triệu chứng tự kỷ)

500g mỡ lợn lọc trước, mật ong 500g, đun cô đặc, bảo quản lạnh và sử dụng mỗi lần 1 thìa tùy nhu cầu.

7. Phụ nữ sau sinh thể chất yếu

Mỡ lợn, nước gừng, mật ong mỗi loại 60ml, rượu trắng 50ml, nấu cô đặc thành cao, sử dụng theo nhu cầu. Uống kèm rượu trắng mỗi lần khoảng 9g.

8. Đầy hơi, chướng bụng, trung tiện (dân gian gọi là thả rắm, đánh rắm)

Mỡ lợn 1500g, tóc rối 3 cuộn to bằng quả trứng gà, sao đến khi tóc tan chảy, uống làm 2 lần, tùy tình trạng bệnh.

Tóc là do huyết dư thừa sinh ra, nên gọi là Huyết dư, khi đốt cháy gọi là Huyết dư thán.

9. Đau dạ dày (chứng axit dạ dày, đói bụng gây đau)

Mỡ lợn 60g, 30g đường phèn, hấp chín mềm để ăn vào buổi sáng.

10. Tay chân nứt nẻ

Mỡ pha với rượu nóng bôi vào chỗ nứt nẻ.

11. Ngộ độc sắn dây

Mỡ lợn 500g, hâm ấm để uống.

12. Táo bón

Mỡ lợn, hạt đông quỳ số lượng vừa đủ dùng, tán nhỏ, làm thành viên hoàn, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 viên/lần.

Hoàng Kỳ (T/h)

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version