DKN.TV

Có thể bạn chưa biết: Vấn đề “kỵ khẩu” khi uống thuốc Nam

Sau khi xem mạch và kê đơn, thầy thuốc thường căn dặn bệnh nhân ăn uống phải chú ý kiêng kỵ, không được ăn những thứ như: ba ba, thịt gà, tỏi, ớt… Trong Đông y, điều này được gọi là “kỵ khẩu” và rất cần được lưu ý để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Dùng địa hoàng, hà thủ ô cần kiêng củ cải. (Ảnh: Thechalkboardmag)

Tuy nhiên không hiếm trường hợp, một số người lại yêu cầu bệnh nhân phải kiêng kỵ một cách thái quá, đến nỗi bữa ăn hàng ngày không còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến bệnh càng lâu khỏi hơn.

Vậy thì bản chất việc kiêng kỵ trong ăn uống là như thế nào? Trong thư tịch y học ghi chép rất nhiều về việc kỵ khẩu rất nhiều, chúng ta có thể quy nạp lại theo ba phương diện chủ yếu như sau:

1. Tương tác giữa thuốc và thức ăn

Khi đang uống một số loại Đông dược nào đó, cần phải kiêng kỵ một số loại thức ăn nhất định, nghĩa là cần chú ý đến sự tương tác giữa thức ăn với các vị thuốc. Ví dụ, trong “Thương hàn luận” – bộ sách kinh điển về lâm sàng, sau bài “Quế chi thang” có phần lưu ý: “Cấm ăn những thứ sống lạnh, các chất cay (ngũ tân), rượu, thức ăn đã ôi thối …”

Khi đang uống các loại thuốc như: bổ thận tráng dương, kiện tỳ ích khí… nên hạn chế uống trà. (Ảnh: Cuisineandhealth)

Hay như trong “Bản thảo cương mục” – bộ sách kinh điển về Đông dược, có ghi: “Dùng địa hoàng, hà thủ ô cần kiêng củ cải; uống cam thảo, hoàng liên… phải kiêng thịt lợn; uống bán hạ phải kiêng thịt dê; uống thương lục phải kiêng thịt chó; uống thường sơn phải kiêng hành sống; uống thổ phục linh phải kiêng trà; uống đan sâm cần kiêng giấm; uống bạc hà kiêng thịt ba ba; uống miết giáp phải kiêng rau dền…”

Một số trường hợp điển hình cần lưu ý:

2.  Thức ăn ảnh hưởng đến bệnh trạng

Người thể chất thuộc loại hình “hư hàn” thì không nên ăn nhiều những thức ăn có tính mát như dưa hấu, chuối tiêu, lê.. (Ảnh: Edibleplantsinvietnam)

Khi bị mắc một số chứng bệnh nào đó, cần kiêng kỵ một số loại thức ăn nhất định. Nghĩa là cần chú ý đến ảnh hưởng của thức ăn đối với bệnh tình. Thực tế lâm sàng cho thấy, có những thức ăn giúp cơ thể mau chóng khỏi bệnh, nhưng cũng có một số thức ăn khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng.

Đông y học cho rằng, mỗi thứ thức ăn đều có những tính chất riêng, cũng có “tứ khí” và “ngũ vị” giống như các vị thuốc. Tứ khí là nóng, lạnh, ấm và mát (nhiệt, hàn, ôn, lương); ngũ vị là chua, ngọt, cay, đắng, mặn (toan, cam, tân, khổ, hàm). Chỉ khác là, khí và vị của thức ăn không mãnh liệt, không rõ nét như trong thuốc chữa bệnh mà thôi.

Thức ăn có nóng có lạnh, có bổ và có tả. Tật bệnh có hàn có nhiệt, có hư có thực. Cho nên, trong quá trình điều trị bệnh tật, cần chú ý sử dụng những thức ăn cho phù hợp.

Một số trường hợp điển hình cần lưu ý:

3. Thức ăn gây bệnh

Hành, gừng, tỏi ớt là loại thức ăn “phát nhiệt” dễ gây cho cơ thể các bệnh thuộc phạm trù nhiệt. (Ảnh: Cooky)

Những thức ăn có tác động xấu tới thể trạng của người bệnh, có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hoặc khiến bệnh tái phát, Đông y xưa gọi là “phát vật” – tức là “thức ăn khiến bệnh phát ra”.

“Phát vật” được phân ra thành 6 loại chính:

Tác động của “phát vật” nói chung còn phụ thuộc vào tuổi tác, đặc điểm của thể chất, đặc tính di truyền của từng cá thể, cũng như điều kiện thời tiết khí hậu và nhất là trạng thái tinh thần sau khi ăn uống… Ví dụ như đối với người có thể chất thiên về nhiệt (tạng nhiệt) thịt dê và thịt chó có thể trở thành “phát vật”, nhưng người “tạng hàn” thì ăn vào lại không việc gì. Hay như, những thức ăn xào rán béo ngậy cũng có thể trở thành “phát vật” đối với những người béo phì, trong cơ thể có nhiều “đờm tích”, nhưng đối với người bình thường thì không hại gì.

Chính vì vậy, đối với vấn đề kiêng kỵ trong ăn uống, cũng cần phải tuân theo phương pháp “biện chứng luận kỵ” – nghĩa là cần căn cứ vào chứng trạng cụ thể của từng người mà quyết định xem cái gì nên ăn, cái gì nên kiêng.

Theo Thuocvuonnha

Mạnh Lạc

Xem thêm:

Exit mobile version