Rất nhiều người cơ thể bị đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia. Kỳ thực, những vấn đề mà chúng ta thỉnh thoảng vẫn gặp đó, rất có thể là do tư thế nằm ngủ không đúng gây nên. Khi này, chỉ cần thay đổi tư thế ngủ là tình trạng của bạn sẽ được cải biến ngay.
1. Đau vai
Nếu bị đau nhức ở vai, bạn nên chọn ngủ ở tư thế nằm ngửa, đặt một chiếc gối nhỏ lên bụng và ôm, làm vậy sẽ giúp cho bả vai thoải mái hơn. Đối với người không có thói quen nằm ngửa, nếu đau nhức vai thì nên chuyển sang tư thế ngủ nghiêng về phía vai không đau, chân co về gần ngực và gác lên một chiếc gối. Không nên gối đầu lên tay, làm vậy có thể khiến bả vai bị đau nhức.
2. Đau lưng
Nếu nằm ngủ trên đệm quá mềm cũng sẽ dẫn tới đau lưng. Do đó, khi ngủ nên nằm ngửa, đặt chiếc khăn mặt bông đệm lót dưới phần eo lưng và một chiếc gối kê dưới đầu gối. Nếu bạn quen với việc nằm ngửa thì nên ôm chiếc gối trên bụng khi ngủ. Ngủ theo tư thế này sẽ giảm bớt áp lực cho lưng.
3. Đau cổ
Nếu bị đau cổ, bạn nên nằm ngửa khi ngủ, hai tay đặt lên hai chiếc gối. Nếu như bạn gặp vấn đề về đốt sống cổ, bạn nên chọn chiếc gối chuyên dùng. Không nên gối đầu cao quá mà nên chọn chiếc gối có độ dày bằng với bả vai. Nhiều người có thói quen nằm sấp và gối đầu lên chiếc gối mỏng, nếu nằm ngủ ở tư thế này lâu dài, nó sẽ dẫn đến đau cổ, do vậy cách tốt nhất là nên thay đổi tư thế nằm.
4. Mất ngủ
Người hay chơi điện thoại, máy tính trước khi ngủ sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ. Bởi vì, ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Trước khi đi ngủ 6 tiếng, không nên uống quá nhiều cà phê. Người bị mất ngủ nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao vào sáng sớm hoặc chiều tối, làm vậy sẽ khiến máu huyết lưu thông tốt, giúp bạn ngủ dễ dàng hơn.
5. Hay thức giấc khi ngủ
Nếu bạn hay bị thức giấc vào ban đêm, bạn không chỉ cần tránh xa các thiết bị điện tử mà còn không nên uống rượu. Rượu sẽ phá hủy sự cân bằng trong cơ thể và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đồng thời, bạn nên kiểm tra độ ấm trong phòng, nhiệt độ thích hợp nhất cho giấc ngủ tốt là 20 đến 22 độ C.
6. Khó thức dậy sớm vào buổi sáng
Rất nhiều người gặp phải tình huống này và rất khó thay đổi. Hãy đặt đồng hồ báo thức mỗi ngày và nếu muốn thức dậy sớm, hãy đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước.
7. Ngủ ngáy
Những người có tật ngủ ngáy thì không nên nằm ngửa và gối đầu lên chiếc gối mềm. Bạn nên nằm ngủ nghiêng về một bên, gối đầu lên chiếc gối cứng để mũi và miệng không bị chặn lại khi thở. Nên rèn luyện nhiều cơ lưỡi và cổ họng, nó cũng giúp làm giảm chứng ngáy ngủ.
8. Chuột rút chân
Rất nhiều người đã từng gặp qua các vấn đề về chuột rút ở chân, điều này là do tổn thương thần kinh gây ra, cũng có quan hệ với việc cơ thể thiếu các nguyên tố vi lượng. Nếu thường xuyên gặp phải tình huống này thì bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Bạn cũng có thể tập Yoga, trước khi ngủ nên mát xa chân một chút để tăng cường sức mạnh cho chân. Cánh tốt nhất để phòng bệnh là nên tăng cường rèn luyện và không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài.
9. Các vấn đề tật bệnh khác
Nếu tim đập nhanh, bạn có thể nằm ngủ nghiêng về bên trái, tư thế ngủ này cũng giúp dạ dày không bị ợ nóng… Nếu bị đau chân, bạn có thể kê đệm một chiếc gối ở dưới chân để phòng ngừa máu huyết ứ đọng. Mát xa chân trước khi ngủ cũng giúp giải quyết vấn đề này.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể do mệt mỏi, có thể đeo giày không thoải mái, cũng có thể do tiêu hóa hoặc vấn đề thần kinh. Nếu thân thể gặp vấn đề trong thời gian dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Theo Brightside
San San
Xem thêm:
- Dưỡng sinh bằng giấc ngủ – bí quyết của đại danh y Hoa Đà
- Với 20 tuyệt chiêu sau, bạn sẽ có giấc ngủ tuyệt vời
- Đẩy lùi bệnh ung thư nhờ tập Pháp Luân Công, báo cáo tại hội nghị về ung thư ở Mỹ khẳng định
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.