Đại Kỷ Nguyên

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc chân tay miệng

Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, do cơ thể bị sốt, đau họng… Do đó, bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm dạng mềm, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu như sữa, nước ép, súp, bột sắn dây…

Sữa

Uống sữa sẽ giúp trẻ cảm thấy dịu cơn đau trong miệng. Ngoài ra, sữa chứa nhiều protein giúp trẻ mau hồi phục, đồng thời cung cấp nước để bù lại những cơn sốt làm trẻ mệt mỏi.

Nên cho trẻ uống sữa nhiều lần trong ngày. (Ảnh: World Atlas)

Trứng

Nước dừa

Nước dừa là một loại thức uống mát, thơm, dễ uống, có thể làm dịu nhẹ các vết loét, đồng thời cung cấp chất điện giải cần thiết, giúp ngăn ngừa mất nước. Bên cạnh đó, phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước ép hoặc sinh tố trái cây giúp bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Cháo loãng hoặc súp

Cơm hay cháo bình thường có thể gây đau cho trẻ khi nhai nuốt, do đó nên cho trẻ ăn cháo nhuyễn hoặc súp loãng thay thế. (Ảnh: Zing)

Khoai tây

Khoai tây chứa tinh bột, cá loại vitamin C, vitamin B6, mangan, phốt pho, niacin, acid pantothenic… có thể dùng để thay thế các loại cháo, bột, súp.

Đu đủ

Đu đủ có vị ngọt, ăn vào tạo cảm giác mềm mát, không gây ma sát và làm dịu các vết loét trong khoang miệng.

Ngoài ra, đu đủ cũng chứa nhiều vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. (Ảnh: Vietnamnet)

Dưa hấu

Dưa hấu vốn có vị ngọt, mềm, mát, có hàm lượng cao vitamin C cao rất tốt cho trẻ bị tay chân miệng.

Bột sắn dây, các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành… đều giàu vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Sắn dây có tác dụng làm dịu làm mát toàn cơ thể, giảm đau đáng kể do các vết loét gây ra, không chỉ trong khoang miệng mà còn ở các vị trí khác.

Lưu ý:

– Khi trẻ bị chân tay miệng, tránh ăn thực phẩm cay nóng vì sẽ làm tăng tình trạng viêm loét.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần để tránh tình trạng hạ đường huyết. Không ép trẻ ăn sẽ gây tâm lý sợ.

– Khi cho trẻ ăn, nên dùng loại thìa nhỏ, ko có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của trẻ, gây đau đớn.

– Với trẻ còn đang bú mẹ, vẫn tiếp tục cho bé bú không nên dừng và có thể cho bé bú nhiều lần.

– Mỗi bữa ăn của trẻ nên cách nhau 3-4 giờ.

– Khi bệnh có dấu hiệu giảm, nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng lứa tuổi, không nên cho trẻ ăn kiêng bất kỳ cái gì.

Tổng hợp

(Tổng hợp)

Exit mobile version