Đại Kỷ Nguyên

‘Bắt bệnh’ trầm cảm qua bước đi

Dáng đi không chỉ tiết lộ tâm trạng, mà còn “tố cáo” các vấn đề về sức khỏe. Vì thế chỉ cần nhìn bước đi, bạn có thể tự “chẩn đoán” sức của của mình.

Bước đi ngắn

Khi chuyển động về phía trước, đầu gối có xu hướng thẳng và dứt khoát. Nếu đột nhiên đi bước ngắn, đầu gồi trùng, rất có thể bạn đang có vấn đề về cột sống, hông.

Bước chân không cân bằng

Khi di chuyển, trọng lượng cơ thể phân bố đều hai bên chân. Nếu bước chân không ổn định, lực dồn về 1 bên, mất cân bằng với chân kia, hai đầu gối quýnh lại, bạn nên chú ý đến bệnh viêm khớp gối.

Bước đi bình thường nhưng tay cứng đờ

Thông thường, khi bước chân phải, phần cơ bên trái sẽ chuyển động đưa tay về phía trước/sau.

Nếu cánh tay đưa ra trước với góc nhỏ, cứng, biên độ dao động thấp khi di chuyển, rất có thể bạn đang gặp vấn đề như thoát vị đĩa đệm hay rối loạn cong cột sống.

Bước chân quá nẩy

Khi bàn chân tiếp đất, cơ bắp được kéo căng để đẩy cơ thể về phía trước. Trong trường hợp, cơ bắp thắt quá chặt, việc tiếp đất của bàn chân gặp khó khăn khiến bước đi nẩy lên.

Nếu gặp tình trạng này, rất có thể bạn đang mắc các vấn đề về cơ, đa xơ cứng hoặc rối loạn thần kinh.

Bước đi này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt ở những người đi giày cao gót.

Bước đi nghiêng ngả

Nếu cảm thấy khó khăn khi đi bộ trên một đường thẳng dù chẳng uống giọt rượu nào, rất có thể bạn đang bị loãng xương khớp gối.

Khớp gối của bạn có thể đã cạn chất nhầy bôi trơn hoặc phần sụn bị bào mòn do quá trình lão hóa.

Trường hợp này, bạn nên bổ sung canxi và omega-3 cho xương khớp.

Bước đi chậm chạp

Nếu đột nhiên bước chân của bạn nặng, cử động cánh tay chậm, có thể bạn đang mắc chứng trầm cảm.

Ngoài ra, người có tốc độ đi chậm, khoảng 0,6m/s (tốc độ trung bình là 0,9m/s), sẽ có tuổi thọ ngắn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người sải bước với tốc độ 1,2m/s có tuổi thọ trung bình cao hơn, đặc biệt chính xác với người trên 74 tuổi.

Bước nhanh vừa có thể thay đổi tâm trạng và kéo dài tuổi thọ.

H.H

Exit mobile version