Đại Kỷ Nguyên

4 sai lầm thường gặp khi muốn giảm cân bằng luyện tập thể dục

Để giảm cân và có sức khỏe tốt, bạn cần phải luyện tập thể dục. Tuy nhiên, hãy lưu ý để không mắc phải một số sai làm dưới đây.

1. Luyện tập lúc đói bụng

Yoga là môn tập nhẹ nhàng, có thể tập lúc bụng đói. Khi đó hàm lượng đường trong cơ thể đang tương đối thấp, vận động sẽ kích thích thân thể tiêu hao nhiều mỡ về để cung cấp năng lượng, khả năng làm tiêu mỡ là tốt hơn việc luyện tập sau khi ăn. Do đó, nếu bạn đã đang đói thì không cần tập luyện mạnh.

Nếu luyện tập với cường độ tương đối mạnh, hoặc vận động với cường độ cao và có nghỉ giữa các hiệp, thì nguyên tắc là bạn không được vận động lúc đói bụng. Vì lượng đường trong cơ thể lúc đó bị tiêu hao quá nhiều và nhanh, dễ làm bạn tụt huyết áp, kèm theo các triệu chứng váng đầu, kiệt sức, tim đập nhanh…

2. Sau khi luyện tập không ăn cơm

Đây là phương pháp không chỉ không hiệu quả trong việc giảm cân, ngược lại sẽ gây tổn thương cho cơ thể. Sau khi vận động khoảng 1h bạn phải bổ sung nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như yến mạch, bánh mỳ, nước trái cây, sữa… Bởi vì khi luyện tập thì thân thể đã tiêu hao rất nhiều nước và các chất điện giải, đồng thời tiêu tốn nhiều dịch của gan. Nếu như chúng ta chậm trễ bổ sung nước và các chất dinh dưỡng đó, thì các cơ bắp dễ bị suy yếu không được hồi phục kịp thời. Theo thời gian lâu dần sẽ làm cho cơ bắp bị tiêu hao và tổn thương.

3. Luyện tập các môn không phù hợp

Những người béo phì khi tập các môn thể dục bình thường, trọng lượng cơ thể lớn của họ đôi khi sẽ trở thành gánh nặng đáng kể lên xương khớp. Vì thế cần chọn một môn luyện tập phù hợp ngay khi bắt đầu. Chú trọng các bài tập thể lực toàn thân, mục đích chủ yếu là tăng sự dẻo dai và năng động của cơ. Ví dụ như đi bộ, đạp xe, chạy bộ lên xuống cầu thang, leo núi, các môn bóng, các môn thể dục dụng cụ, bơi lội… Trong đó hai môn đạp xe và bơi lội là tốt nhất cho người béo phì, vì nó không gây quá tải cho bàn chân và khớp gối.

Để giảm cân bạn phải tiêu thụ một lượng lớn chất béo, mà tiêu thụ chất béo cần một lượng lớn oxy và thời gian luyện tập đủ dài. Vì thế, để đạt được mục đích giảm cân, bạn phải lựa chọn môn có thời gian luyện tập dài, có thể hít vào một lượng lớn oxy. Ví dụ như môn aerobic hoặc đi bộ. Đó là biện pháp luyện tập tiêu mỡ thừa tốt nhất. Những người muốn giảm béo luôn phải nhớ rằng: “Đi xe không bằng đi bộ, ngồi không bằng đứng”.

4. Không kiểm soát lượng vận động

Luyện tập để giảm béo thường không đạt được hiệu quả hài lòng, nguyên nhân là vì bạn không kiểm soát được lượng vận động.

Lượng vận động quá thấp sẽ không tiêu hao hết được nhiệt lượng dư thừa, không phù hợp để giảm béo. Nếu lượng vận động trong các bài tập quá nhiều, vượt quá khả năng gánh vác của cơ thể, sẽ tạo nên mệt nhọc quá độ, gây ra phản ứng bất lợi cho sức khỏe.

Lượng vận động của thanh niên lớn hơn người trung niên một chút, thời gian lâu hơn một chút. Lúc vận động cần duy trì nhịp tim dưới 140 nhịp/phút. Người có thể trạng yếu hoặc có bệnh mãn tĩnh nhẹ thì nên luyện tập trong phạm vi nhịp tim 100 – 120 nhịp/phút. Khi luyện tập đạt được nhịp thở thanh, xuất hiện mồ hôi thì duy trì tập luyện thêm một khoảng thời gian ngắn rồi nghỉ.

Nếu có hiện tượng mệt mỏi sau khi tập thể dục, nhưng tinh thần tốt, tràn đầy năng lượng, ngủ tốt, ăn ngon miệng thì chứng tỏ là bạn đã có được lượng vận động phù hợp. Nếu sau khi luyện tập mà bạn thấy rất mệt mỏi, tứ chi bủn rủn trầm trọng, sáng sớm ngày hôm sau vẫn còn thấy mệt, đầu choáng váng, chán ăn, cảm thấy không muốn vận động thì chứng tỏ rằng bạn đã vận động với cường độ quá lớn, cần phải kịp thời điều chỉnh lượng vận động.

Minh Quân
Theo Secretchina

Nguồn ảnh: Pixabay

Exit mobile version