Đại Kỷ Nguyên

13 lý do bạn nên giảm lượng muối trong bữa ăn

Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau đầu, bệnh dạ dày,  tim mạch, tình trạng giữ nước, khô miệng… Đây là điều rất nhiều người Việt Nam hiện đang mắc phải.

Muối là vị thuốc có tính hàn nên rất công hiệu trong việc thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, nhuận trường, thông tiện, cầm nôn… nhưng lượng muối quá nhiều đưa vào cơ thể cũng gây nên một số bệnh.

1. Tăng huyết áp

Bệnh nhân cao huyết áp nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn. (Ảnh: RTVE.es)

Điều đầu tiên mà bệnh nhân tăng huyết áp được khuyến cáo là giảm dần lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Lý do là vì muối khiến cơ thể giữ nước, dẫn tới tăng huyết áp và tạo áp lực cho tim.

2. Đau đầu

Bạn có thường xuyên bị đau đầu sau khi ăn các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao, như khoai tây chiên?. Nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, một số người thường bị đau đầu sau khi ăn các thực phẩm nhiều muối. Do vậy, những người này nên hạn chế lượng muối.

3. Giữ nước

Chế độ ăn quá nhiều muối gây giữ nước dẫn đến phù. (Ảnh: nogostop.ru)

Gần đây bạn nhận thấy rằng chiếc nhẫn bạn vẫn đeo bỗng nhiên bị chật? đó có thể là do cơ thể giữ nước vì ăn quá nhiều muối.

Bạn thường xuyên phải “ghé thăm” nhà vệ sinh, nguyên nhân có thể không phải vì bạn uống nhiều nước mà do chế độ ăn của bạn quá nhiều muối. Chế độ ăn nhiều muối sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vì vậy, hãy kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày nhé.

4. Đột qụy

Các nghiên cứu cho rằng nếu bạn giảm một gam muối/ ngày, khả năng giảm đột qụy là 1/6.

5. Khô miệng

Hàm lượng muối cao dẫn đến khô miệng và khát nước. (Ảnh: eXtra.cz)

Sau khi ăn một số loại thực phẩm, bạn cảm thấy khô miệng và khát nước. Nguyên nhân là do bữa ăn đó có lượng muối cao. Để tránh việc phải uống quá nhiều nước nhằm giúp cơ thể đào thải muối, bạn nên cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày.

6. Vấn đề về tóc

Ăn muối nhiều có thể liên quan đến các vấn đề như bạc tóc và dẫn đến rụng tóc.

7. Loãng xương

Dư thừa muối ngăn cản sự hấp thu can-xi trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến nó.

8. Bệnh tim mạch

Cắt giảm lượng muối đề bảo vệ tim mạch. (Ảnh: Hello Bacsi)

Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ tốt hơn cho cho những bệnh nhân cao huyết áp nếu họ cắt giảm lượng muối vào cơ thể hằng ngày, điều này làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch khoảng 25%. Sau 10 – 15 năm, nguy cơ vì bệnh tim mạch giảm 20%.

9. Tăng sự tiết mật

Ăn mặn làm tăng mức độ tiết mật, dẫn đến nhiều vấn đề về da như: Khô da mặt, môi và đôi khi dẫn đến môi bị đau và chảy máu.

10. Tử vong

Nếu ăn một gam muối/kg trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn, có thể gây tử vong.

Có thể nói ăn mặn là một “thói quen cố hữu” khó bỏ, bởi nó làm hài lòng khẩu vị trong mỗi bữa ăn. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, đồng thời duy trì được cảm giác ngon miệng, cần tập ăn nhạt và thực hiện dần dần, không thể giảm đột ngột (trừ các trường hợp bị các bệnh lí mà bác sĩ chỉ định phải ăn nhạt).

11. Dạ dày và tá tràng bị loét

Muối có liên quan với các bệnh về dạ dày. (Ảnh: benhvienanviet.com)

Muối tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Vi khuẩn này thường tìm thấy ở nhiều người, cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80 – 90% các vết loét tá tràng và dạ dày.

12. Duy trì dịch

Số lượng natri trong cơ thể xác định mức độ của chất dịch lỏng trong cơ thể chúng ta. Nếu ăn quá nhiều muối, thận sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ muối thừa và cơ thể bạn sẽ giữ lại các chất dịch lỏng, đôi khi tập trung xung quanh trái tim. Do vậy, nên giảm lượng muối trong điều trị phù nề.

13. Giảm hiệu quả tiêu hóa

Pepsin là một enzyme tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Ăn nhiều muối quá mức sẽ làm giảm lượng pepsin. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nồng độ axit và gây ra phân lỏng.

Kết quả nghiên cứu về lượng muối có trong khẩu phần ăn của nhóm người trưởng thành ở độ tuổi 25-64 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy: Lượng muối tiêu thụ trung bình tại Việt Nam dao động từ 12-15 gram/người/ngày, cao gấp 2-3 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Muối có thể ẩn mình trong nhiều thực phẩm: nước mắm, nước gia vị, bột nêm, thực phẩm chế biến sẵn… bạn chỉ cần lưu ý một chút là sẽ phát hiện được điều này.

Chi Mai

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version