Đại Kỷ Nguyên

Phận đời cơ cực của những em bé lớn lên từ lò nung

Đói rét và không mong gì hơn việc vô tình nhặt được một mẩu đồ ăn thừa của ai đó vương lại. Đó là cả một niềm vui to lớn đối với những đứa trẻ tội nghiệp này.

Trung Quốc – nơi đông dân cư nhất thế giới, cũng là nơi đang có sự phân chia giàu nghèo rõ rệt nhất thế giới. Lý do chính khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng một phần là do chênh lệch thu nhập “một trời, một vực” giữa thành thị và các khu vực nông thôn xa xôi hẻo lánh.

Điều kiện sống ở khu vực lò nung vô cùng khắc nghiệt.
Dù làm việc cực kỳ mệt nhọc song đồng lương của họ chẳng đáng là bao.

Theo học giả Rickards, bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc có thể lý giải bởi tham nhũng và tình trạng “con vua rồi lại làm vua”. Cổ phiếu từ các công ty tư nhân hoặc các tập đoàn nhà nước lại rơi vào tay các gia đình quyền thế, các “công thần” từng chiến đấu cùng Chủ tịch Mao Trạch Đông hồi những năm 1930.

Trong quá trình đầu tư và phát triển, các doanh nghiệp này thu về lợi nhuận khổng lồ nhưng sau đó chủ yếu chỉ chia cho chủ sở hữu và các nhà quản lý cao cấp mà không hề quan tâm đến người lao động.

Học giả James Rickards tin rằng sự bất bình đẳng trong thu nhập ở Trung Quốc là một điều đáng lo ngại.

Sự bùng nổ này tiếp tục vượt ra ngoài giới hạn của một sự mở rộng thông thường qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phần nhiều trong số đó là các dự án lãng phí.

Trên thực tế, tài sản của Trung Quốc đang bị rơi vào túi các doanh nghiệp trong nước và các công ty tư nhân có quan hệ mật thiết với chính quyền.

Điển hình như cuộc sống tại lò nung Quý Châu – miền núi phía Bắc Trung Quốc, một nhóm người đang phải sinh sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

Trẻ con đang chơi đùa gần nơi làm việc của bố mẹ.
Một người mẹ tranh thủ thời gian nghỉ giữa giờ để cho con bú.

90 cặp vợ chồng và con cái phải nai lưng kiếm sống ở khu vực độc hại mà không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước. Mặc dù họ phải làm việc với cường độ rất cao song đồng lương nhận được lại không đủ trang trải cho miếng cơm manh áo của gia đình.

Những em bé đáng lẽ phải đang được vô tư cắp sách đến trường và nhận được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ thì giờ đây vì người lớn hàng ngày phải làm việc quần quật liên tục trong lò nung, chúng đã phải tự kiếm trò chơi với nhau.

Không khí bụi bặm và vô số những thứ độc hại khác đang bao quanh lũ trẻ không một đôi dép hay áo quần tử tế. Chúng chẳng mong gì hơn ngoài việc vô tình nhặt nhạnh được đồ ăn còn thừa của ai đó để đáp ứng cơn đói luôn thường trực.

Những đứa trẻ không có được 1 bộ quần áo với đôi dép đàng hoàng.
Chúng vô tư chơi đùa, đi lang thang khắp nơi…
Bé gái này đang ăn ngon lành khúc mía thừa của ai đó vứt đi.

Nếu vẫn còn đó là sự phân chia giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc, nếu vẫn còn đó là tệ nạn tham nhũng thậm chí đang ngày một gia tăng thì Lò nung Quý Châu chỉ là một trong những nơi mà trẻ em luôn phải khắc nghiệt giành giật lấy từng mẩu thức ăn thừa để chống chọi cơn đói.

Và đương nhiên chúng sẽ không bao giờ có cơ hội nhận được sự quan tâm, chăm sóc đủ đầy từ xã hội và ngay cả gia đình của chính mình.

Thuận Yến tổng hợp

Xem thêm:

Exit mobile version