Đại Kỷ Nguyên

Tâm đắc giáo viên: (10) Làm thế nào để giáo dục những đứa trẻ hay bắt nạt người khác

Làm thế nào để giáo dục những đứa trẻ luôn bắt nạt người khác? Sơ đồ (Luis Louro/Fotolia)

Nhìn thấy số phiếu bầu của mình luôn là 0, S chán nản cúi đầu, nhưng đột nhiên S nghe thấy tên mình được xướng lên, cậu ta giật mình ngẩng đầu lên. Mặc dù cuối cùng S vẫn thua trong cuộc bầu cử, nhưng ít nhất cũng có một người ủng hộ cậu ta.

Đối với những học sinh luôn bắt nạt người khác, nhắc nhở nhiều mà không sửa, thì nên giáo dục thế nào? Tôi tin rằng đây là một trong những vấn đề đau đầu và gai góc nhất đối với tất cả các giáo viên. Những học sinh như vậy dù có khiển trách, giáo dục thế nào, chúng cũng không thay đổi, vẫn thường xuyên bắt nạt người khác, lấy đó làm niềm vui, rất nhiều giáo viên cuối cùng chỉ có thể cho qua, để mặc.

Trong sự nghiệp giảng dạy của mình trong nhiều năm, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp để cố gắng giải quyết loại vấn đề này, nhưng không mấy thành công. Nguyên nhân chủ yếu là do loại học sinh này đã hình thành tính cách hống hách, buông thả dưới sự cưng chiều của cha mẹ từ khi còn nhỏ, chúng không có những giá trị quan đạo đức đúng đắn, không nghĩ rằng loại hành vi bắt nạt người khác như vậy là sai, mà hết thảy đều theo nguyên tắc để mua vui cho chúng. Đến khi gia đình phát hiện hành vi nguy hiểm của chúng, tìm cách giáo dục thì đã quá muộn. Ngay cả bố mẹ nói gì cũng không nghe, nói chi đến người ngoài?

Chúng lập bang kết phái, tụ tập đánh nhau, như thể mọi người khác đều sợ chúng, cảm thấy rằng chúng là người lợi hại nhất trong lớp, nội tâm cảm thấy rất đắc thắng. Tâm lý méo mó như vậy khiến chúng không thể nghe lời của bất cứ ai. Lẽ nào chúng ta thực sự bất lực với những học sinh như vậy?

Học sinh bắt nạt người khác được đề cập trong bài viết trước, tạm thời chúng ta sẽ gọi cậu ấy là học sinh S. Một ngày nọ, lớp tôi chủ nhiệm bầu lớp trưởng thể dục, S đã đăng ký, tôi xem danh sách, trầm mặc một hồi, rồi gọi cho học sinh Z lần trước bị cậu ta bắt nạt. Tôi hỏi Z: “Lần trước tôi đã kể cho em nghe câu chuyện Hàn Tín chịu nhục chui háng, em có biết điều gì đã xảy ra với tên lưu manh đó sau khi Hàn Tín trở thành tướng quân không?” Học sinh Z nói: “Hàn Tín nhất định sẽ giết người đó, báo hận cho mình!”

Tôi lắc đầu nói: “Không phải, Hàn Tín sau khi về quê đã tìm được kẻ đã làm nhục mình khi xưa, không những không giết hắn, mà còn phong hắn làm trung úy. Hàn Tín vì sao làm như vậy? Là vì ông cảm thấy không có người này thì cũng không tạo thành mình hiện tại; từ một phương diện khác mà giảng, người ta đều phạm phải sai lầm, chỉ cần anh ta có năng lực sửa chữa, thì có thể dùng anh ta. Hàn Tín đức độ như vậy, hành vi lấy đức báo oán khiến người ta đều cảm động, bao gồm cả tên vô lại đó. Từ đó về sau, tên vô lại đó tẩy tâm cải diện, kính cẩn giữ gìn cương vị, vì bách tính mà làm việc.” Nói đến đây, tôi hỏi Z: “Em có muốn trở thành người có tấm lòng khoan dung độ lượng như Hàn Tín không? Em có muốn S tẩy tâm cải diện không?” Cô bé gật đầu, và tôi đưa “kế sách” của mình nói cho cô bé.

Vào ngày thứ hai, có hai ứng cử viên cho cuộc bầu lớp trưởng thể dục, bao gồm S. Bởi vì những người khác trong lớp thường bị S bắt nạt nên không ai chọn cậu ta, điều kỳ lạ là những người ‘anh em tốt’ ở bên cậu ta hàng ngày cũng không chọn cậu ta. Nhìn thấy số phiếu bầu của mình luôn là 0, S chán nản cúi đầu, nhưng đột nhiên S nghe thấy tên mình được xướng lên, cậu ta giật mình ngẩng đầu lên. Mặc dù cuối cùng S vẫn thua trong cuộc bầu lớp trưởng thể dục, nhưng ít nhất cũng có một người ủng hộ cậu ta.

Sau khi kết thúc, tôi gọi riêng cho S và hỏi cậu ta: “Em có biết ai đã bình chọn cho em không?” Cậu ấy lắc đầu thất vọng: “Có thể là một trong những người bạn tốt của em đã bình chọn cho em.” Tôi nói không phải, mà là Z đã chọn em đấy. S sững người một lúc, nhìn tôi với vẻ hoài nghi. Tôi nói: “Kỳ thực ai cũng biết, nói đến phương diện thể dục thì em ưu tú hơn thí sinh kia, nhưng tại sao không ai chọn em? Em lẽ nào không có cảm xúc gì sao? Mặc dù Z mỗi ngày đều bị em bắt nạt, nhưng bạn ấy không nghĩ như em, bạn ấy cho rằng năng lực của em phù hợp với vị trí này hơn nên đã chọn em. Nếu đổi lại là em, em có thể làm được lấy đức báo oán như bạn ấy làm không?”

“Chu Xứ, một đại thần triều Tây Tấn, mồ côi cha từ nhỏ, thiếu sự quản thúc, khi lớn lên, anh ta hành tung bá đạo, phi thường hung hãn trong làng, mọi người đều rất sợ anh ta, coi anh ta là một tai họa lớn trong làng. Đương thời, ở Nam Sơn có một con hổ đực mặt trắng hung dữ, dưới cầu Trường có một con giao long (thuồng luồng) lớn, chúng thường xuất hiện hãm hại bách tính và gia súc, vì vậy dân làng gọi mãnh hổ, giao long và Chu Xứ là “tam hại”. Một ngày nọ, Chu Xứ biết về chuyện “tam hại”, vô cùng ngạc nhiên rằng mình là một trong số đó. Chu Xứ quyết định vì bách tính diệt trừ mãnh hổ và giao long, anh vào núi bắn hổ, xuống núi đánh giao, ba ngày ba đêm trôi qua vẫn chưa trở về. Mọi người cho rằng “tam hại” đều đã chết, cùng nhau cao hứng ăn mừng, không ngờ đến ngày thứ tư Chu Xứ đã trở về. Khi Chu Xứ biết mọi người ăn mừng vì cho rằng mình đã chết, anh ta mới chợt nhận ra mình bị người khác thống hận đến mức nào, từ đó Chu Xứ cải tà quy chính, bái sư đọc sách học văn, tu dưỡng bản thân đạo đức đoan chính, cuối cùng trở thành trung thần vì nước vì dân của triều đại Tây Tấn.”

Nói đến đây, tôi hỏi S: “Nhân duyên hiện tại của em và Chu Xứ khi còn niên thiếu có gì khác biệt? Đừng tưởng trong lớp không ai dám khiêu khích em, nhưng trong tâm thì không ai không chán ghét em, bao gồm cả những bạn mà em gọi là anh em tốt, em xác định rằng họ đều thích hành vi của em sao?” 

Cậu ta nhìn tôi với vẻ ăn năn và hỏi: “Vậy thì em hiện tại nên làm thế nào?” Tôi vỗ đầu cậu ta và nói: “Đừng tuyệt vọng, em xem em vẫn còn 1 phiếu đúng không? Em có cảm động và bội phục tố pháp của bạn ấy không? Từ sau em còn dám làm chuyện bắt nạt người ta không?” Cậu ta gật gù.

Tôi tiếp tục nói: “Vậy thì từ hôm nay em hãy bắt đầu, từ tự thân mình bắt đầu cải biến. Tôi không yêu cầu em giúp đỡ các bạn cùng lớp, chỉ cần ngừng hành vi bắt nạt người khác. Tất nhiên, tốt nhất là xin lỗi những bạn đã bị em bắt nạt trước đó, dần dần người khác sẽ thấy sự thay đổi của em, sẵn sàng làm bạn tốt với em, và thay đổi suy nghĩ về em.” Cậu ta đồng ý. Sau đó, S thực sự đã không làm gì bắt nạt người khác, thậm chí còn xin lỗi Z và những người khác mà cậu đã bắt nạt trước đó, bầu không khí trong lớp chuyển sang một diện mạo mới, các học sinh cũng trở nên hòa thuận hơn. S cũng chủ động giúp đỡ các học sinh khác, theo đó, học sinh khác cũng bắt đầu giải thích cho cậu ấy những câu hỏi mà cậu ấy không biết, giúp đỡ cậu ấy học tập, và mọi thứ đều đi đúng hướng.

Kỳ thực, đối diện với những học sinh rắc rối như vậy, rất nhiều phương pháp giáo dục đã thất bại. Tôi cuối cùng phát hiện, thông qua những câu chuyện kinh điển của Trung Hoa là phương pháp tối ưu để làm xúc động và chấn động tâm linh của chúng. Dưới sự huân đào của phẩm đức văn hóa truyền thống, chúng có thể chân chính ý thức được bản thân mình đã bị bao nhiêu người chán ghét, đồng thời nhận ra sự thiếu tu dưỡng đạo đức của bản thân chúng, từ đó mới có thể thực sự tỉnh ngộ.

Tác giả: Vân Quyển, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version