Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện hài hước của chiếc bánh sandwich đầu tiên bay vào vũ trụ

Năm 1965, khi thực hiện sứ mệnh đưa phi thuyền có người lái đầu tiên của NASA bay vào vũ trụ, phi hành gia John Young lấy từ trong bộ quần áo cồng kềnh một thứ gây sửng sốt. Anh mời người bạn đồng nghiệp Gus Grissom, một miếng bánh mì kẹp thịt bò muối. Và bạn có tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra với nó tiếp theo không?

Phi hành gia tài năng của NASA, John Young. (Ảnh: Guardian)

Dự án Gemini 3 là chương trình phi thuyền không gian có người lái của NASA. Vào năm 1965 và 1966, đã có 10 tàu không gian của Mỹ được đưa vào vũ trụ thành công với mục đích thử nghiệm.

Để vận hành một dự án quan trọng như vậy, tất cả các khâu chuẩn bị cần diễn ra hết sức nghiêm ngặt và cẩn mật. Thử nghiệm thức ăn phù hợp với điều kiện của các phi hành gia trong không gian vũ trụ là một vấn đề cần được ưu tiên. Đánh giá thức ăn nhằm giúp phân loại và xác định các loại thực phẩm phù hợp và đảm bảo các phi hành gia có thể sử dụng trên chuyến du hành dài ngày trong tàu vũ trụ. Sau một thời gian thử nghiệm, các nhà nghiên cứu chọn phù hợp là thức ăn bột nhão đóng hộp hoặc thức ăn phủ gelatin để chúng không bị vụn rời.

John Young và Gus Grisson là hai phi công được lựa chọn cho sứ mệnh Gemini 3 của NASA. Họ cùng nhau bay quanh Trái Đất 3 lần, thử nghiệm các thiết bị đẩy cho phép phi hành đoàn điều khiển trong không gian. Ngày 23/3/1965, trong nhiệm vụ phi thuyền đầu tiên của Mỹ, phi hành gia John Young đã mang theo một chiếc bánh sandwich kẹp thịt bò muối ‘lậu’, giấu dưới bộ quần áo đồng phục cồng kềnh của mình. Young có được nó nhờ một người đồng nghiệp khác của mình là Wally Chirra – người nổi tiếng với những trò đùa hài hước. 

John Young (trái) và Gus Grissom trong phi thuyền không gian Gemini 3 của NASA. (Ảnh: NASA/MSFC)

Chỉ 2 giờ sau khi chuyến bay khởi hành, Young lấy từ trong túi của mình ra một chiếc bánh mì kẹp thịt bò muối và vô tư mời người bạn đồng nghiệp. Cuộc trò chuyện của họ về chiếc bánh diễn ra chỉ trong vòng 1 phút và điều còn lại là những khoảnh khắc nằm ngoài sức tưởng tượng.

Grissom: Đó là cái gì thế?

Young: Sandwich kẹp thịt bò muối.

Grissom: Cậu lấy nó từ đâu?

Young: Em mang nó bên mình. Anh muốn thử vị của nó không. Đậm đà, đúng không?

Grissom: Ừ, nó đang rời ra. Anh sẽ bỏ nó vào túi.

Young: Dù thế nào đi nữa nó từng là một ý tưởng.

Grissom: Đúng vậy.

Young: Nhưng đó không phải ý hay.

Grissom: Khá tốt, nếu chúng có thể dính vào nhau.

Young: Anh muốn ít chân gà?

Khi Grissom cắn một miếng, anh muốn để dành nó, và chợt nhận ra điều đó là không thể, vì từng phần của chiếc bánh đáng vụn rời ra và trôi nổi xung quanh theo luật trọng lực.

Grissom kể lại với báo LIFE: “Tôi cắn một miếng, và những mảnh bánh mì đen vụn bắt đầu trôi nổi khắp khoang tàu”.

John Young, phi công của chuyến bay Gemini-Titan 3, trong bữa sáng được phục vụ bít tết vào lúc 9h24 sáng. (Trước giờ lên tàu 2 tiếng) (Ảnh dẫn qua collectspace)

Trong môi trường không gian không trọng lực, những mẩu bánh có thể dễ dàng chui vào các bảng điện hay bay vào mắt các thành viên. Bộ tài liệu đính kèm của NASA đã quy định rõ là thức ăn cần được bọc một lớp gelatin mỏng nhằm tránh gặp phải những vấn đề đáng tiếc xảy ra như miếng sandwich kẹp thịt bò muối ‘lậu’ của Young.

Hội đồng chuẩn y ngân sách Thượng viện theo dõi Sứ mệnh Gemini 3 đã không hài lòng. Sứ mệnh Gemini 3 là một nhiệm vụ quan trọng của Mỹ, nó có thể đáng giá hàng tỷ đô la nếu quá trình thử nghiệm tàu và các điều kiện cần thiết thành công. Phần lớn các nghị sĩ đã phê phán Grissom và Young vì hành động mang lén thức ăn không phù hợp và không quan tâm tới quy định đánh giá tiêu chuẩn thức ăn không gian. Cũng từ sau sự cố hi hữu này, NASA đã phải cam kết với Quốc hội là họ sẽ thi hành những biện pháp kiểm tra chặt chẽ. Không một sản phẩm nào được phép mang lén lên tàu.

Theo CollectSpace, Thượng nghị sĩ George Shipley bang Illinois đã nói với những nhà quản lý của NASA rằng ông coi việc một trong các phi công vũ trụ mang bánh sandwich lên tàu là “Thành thực mà nói, quá kinh khủng”.

(Ảnh: Raymond K. Cunningham, Jr. )

Ngày nay, miếng bánh sandwich thịt bò muối được bảo tồn trong nhựa dẻo bày tại bảo tàng kỉ niệm Grissom ở Mitchell, bang Indiana. Còn nhà hàng ban đầu của ông Wolfie, nơi Wally Chirra mua miếng bánh nổi tiếng, đã bị đóng vào năm 2008.

Nhiều năm sau sứ mệnh phi thuyền không gian có người lái đầu tiên được đưa vào vũ trụ, không một loại đồ ăn nào chưa qua kiểm duyệt được phép mang lên tàu. Mãi cho đến tháng 4/1981, sandwich kẹp thịt bò muối chính thức có mặt trên thực đơn ăn dành cho các phi hành gia theo đơn đề xuất của John Young, nhưng hình dạng của miếng bánh là hình khối con thoi nhỏ vừa một miếng ăn chứ không như chiếc đầu tiên mà Young lén đem vào.

(Ảnh: NASA)

Ngày nay, câu chuyện về chiếc bánh sandwich kẹp thịt bò muối được ví như câu chuyện hài vui nhộn. Tuy nhiên, trong cuốn hồi ký “Forever young” của mình, Young kể lại rằng: “Hôm nay, nhà hát kể về tôi trong phòng gặp mặt ngày đó kiểu như truyện tranh, nhưng tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng những nhân chứng cho NASA vào thời điểm đó không một ai cười”.

John Young trên sứ mệnh ST9 – S. (Ảnh dẫn qua Fortune)

Ngày 5/1 mới đây, ông John Young đã qua đời ở tuổi 87. Trong suốt sự nghiệp 42 năm của mình tại NASA ông đã đạt được những thành tựu đáng nhớ nhất nhất cho lịch sử. John Young là một trong số những phi hành gia tài năng nhất trong lịch sử chương trình vũ trụ Mỹ. Ông trở thành phi hành gia NASA từ năm 1962 và 6 lần bay vào không gian trong các nhiệm vụ Gemini, Apollo và Space Shuttle.

Cựu phi công hải quân John Young là người duy nhất từ trước đến nay tham gia cả 3 thế hệ chương trình không gian trên tàu Gemini, Apollo và Shuttle của NASA. Tính đến trước khi nghỉ hưu vào năm 2004, ông đã có 6 lần bay vào vũ trụ và là người thứ 9 đặt chân lên Mặt trăng.

“Trọng lực chỉ bằng 1/6 Trái đất trên bề mặt Mặt trăng thật thú vị. Bạn biết đấy, nó không giống như trong trạng thái không trọng lực, bạn có thể đánh rơi một chiếc bút chì và phải tìm mất ba ngày. Còn với trọng lực bằng 1/6, bạn chỉ cần nhìn xuống và nó sẽ vẫn ở đó”, ông Young tả lại chuyến khám phá Mặt Trăng trên Houston Chronicle năm 2004.

“Chúng tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của phi hành gia John Young”, NASA viết trong thông báo về sự ra đi của cựu phi hành gia.

Xuân Dung

Exit mobile version