Đại Kỷ Nguyên

Bí quyết chọn thực phẩm an toàn và nấu ăn giữ được nhiều dinh dưỡng

Đối với chị em phụ nữ, làm thế nào để có một bữa ăn an toàn, ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng cho cả gia đình là mối quan tâm hàng đầu. Bếp Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến các chị em những bí quyết để chọn thực phẩm an toàn và cách nấu ăn giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. 

1. Nhận biết thực phẩm kém an toàn

– Thịt lợn: Thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều corticoid. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi con người ăn phải thực phẩm có chứa chất corticoid sẽ gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang.

Ảnh: dinhduongchuan.com

– Thịt trâu, bò: Khi mua thịt trâu, thịt bò, các bạn nên tránh những miếng thịt có các bọc nhỏ xen giữa các thớ thịt, bắp thịt. Khi thái, bằng mắt thường nếu thấy những đốm trắng to bằng đầu kim là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.

– Các loại rau ăn lá (rau muống, bắp cải, xà lách, mồng tơi…): Lá rau non hơn bình thường, lá mầu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại; đây là những loại rau được bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá và phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh nhưng không đảm bảo thời gian cách ly.

– Một số loại quả (cam, quýt, táo, lê, mận, đào…): Bề mặt quả bóng, bảo quản được lâu không bị thối hỏng; đây chính là các loại quả mà thương lái đã dùng thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo quản.

Ảnh minh hoạ: soha.

– Giá đỗ đậu xanh: Thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ.

– Miến, bún, bánh phở…: Nếu các loại thực phẩm này có mầu trong hơn bình thường thì là do người sản xuất đã dùng một số hóa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Ăn phải những loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương màng nhầy của dạ dầy và thực quản.

2. Cách nấu ăn giữ được nhiều dinh dưỡng nhất

– Nấu cháo: Để cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn. Điều này còn giúp mùi vị của cháo càng thơm ngon hơn.

– Nấu cơm: Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm cho hao tổn vitamin B1 trong gạo.

– Luộc mì sợi: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào, như vậy mì sẽ chín không đều. Bạn nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy nắp cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhấc xuống.

– Nêm muối: Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối ngấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.

– Nêm xì dầu: Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trước khi nhấc xuống.

– Nêm bột ngọt: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ sinh ra chất độc hại. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hòa tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.

Ảnh: phunulaso1.vn

– Nêm các gia vị: Theo nguyên tắc loại nào lâu ngấm thì nêm trước. Ví dụ như đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.

– Dùng nước khi chiên, xào: Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và chế thêm chút nước, thịt sẽ mềm và ngon hơn. Còn khi chiên có thể pha nước vào dầu theo cách: đun sôi 3 phần nước rồi đổ một phần dầu từ từ vào, chờ khi dầu đã nổi hoàn toàn trên mặt nước thì bỏ đồ cần chiên vào.

– Chưng, hấp cá: Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ trở nên ngon, bổ hơn.

– Xào thịt, cá: Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.

Exit mobile version