Đại Kỷ Nguyên

Luộc vịt không cần nước, da giòn thịt mềm thơm

Luộc vịt không cần đổ nước nghe có vẻ phi lý nhưng thực tế đây lại là cách mà không ít người đã áp dụng thành công, thậm chí còn tấm tắc khen ngon.

Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: “Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt. Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn”.

Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe. Hôm nay, hãy cùng Bếp Đại Kỷ Nguyên làm món vịt luộc nhưng không cần đổ nước, thịt vẫn rất thơm ngon bạn nhé!

Ảnh: Eva.

Chuẩn bị:

Cách làm:

Bước sơ chế nguyên liệu:

– Vịt khi mua về rất dễ có mùi hôi ở phần da, vì vậy bạn hãy dùng muối trắng dạng hạt xoa đều lên mình vịt cả trong lẫn ngoài, sau đó rửa sạch vịt qua nước lạnh.

– Gừng, tỏi bạn đem nạo/bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Lá móc mật sau khi rửa sạch với 2-3 lượt nước, để ráo.

Bước ướp vịt với gia vị và lá móc mật:

– Cho vịt vào bên trong một cái nồi rồi thêm gia vị đường, muối, hạt nêm, tiêu, gừng, tỏi đã đập dập vào. Xoa đều gia vị khắp mình vịt vào cả bên ngoài lẫn trong.

– Lá móc mật bạn vò nát hoặc băm nhỏ, nhét vào bụng vịt và rải quanh vịt, ướp trong vòng 30–40 phút để gia vị ngấm đều.

– Lấy một chiếc nồi khác, phủ muối trắng kín đáy nồi sao cho khi đặt vịt lên, da vịt không chạm trực tiếp vào nồi dễ gây bén lửa và làm cháy vịt.

– Phủ tiếp lá móc mật lên lớp muối vừa rải, chú ý phủ đều xong đặt vịt trên cùng rồi đem đi nấu.

Ảnh: Nauankhongkho.

Bước luộc vịt:

– Cho nồi vịt vừa sơ chế lên bếp đun, lưu ý là không để lửa to vì có thể làm cháy vịt hoặc bén nồi, chỉ cần có mùi khét sẽ khiến vịt mất đi mùi thơm đặc trưng.

– Luộc trong 20–30 phút, bạn mở vung ra, dùng đũa lật vịt lại để thịt vịt được chín đều. Đậy nắp vung và đun tiếp 20 phút. Đến khi thấy da vịt chuyển từ màu vàng sang nâu vàng là được.

Cuối cùng chờ vịt bớt nóng, bạn đem chặt ra đĩa cùng cả gia đình thưởng thức thôi. 

Đây là món dễ chế biến nhất từ vịt mà lại bổ dưỡng, nên bạn hãy cho vào danh sách món ăn của gia đình nhé!

Ngoài ra, bạn có thể chế biến món cháo vịt, vịt tiềm, vịt hầm, vịt nấu chao… Cháo vịt đậu xanh, vịt nấu rau lang, vịt om sấu, thịt vịt nước mía… có ích cho người suy nhược, chán ăn, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ kinh nguyệt ít, sản phụ thiếu sữa.

Bếp Đại Kỷ Nguyên chúc gia đình bạn có bữa ăn ngon, ấm cúng với món vịt luộc nhé!

Exit mobile version