Đại Kỷ Nguyên

9 điều ‘thần thoại’ chỉ có Internet mới lừa được bạn

Có những điều tưởng chừng như không thể nhưng lại là sự thật đang tồn tại trong thế giới hôm nay. Chúng khiến chúng ta không thể tin được mình đã bị lừa một cách dễ dàng đến thế. Và thủ phạm không ai khác mà chính là Internet. 

Tiếp thị lan truyền

Bạn có thể thấy một số hình ảnh và video trực tuyến với nội dung đáng sợ, ẩn giấu đằng sau đó là những câu chuyện không được tiết lộ. Khi xem thì rất khó để bạn nhận ra rằng đó là một hình thức quảng cáo. Truyền thuyết về anh chàng này, nhân vật được cho là đã được rất nhiều người nhìn thấy trong giấc mơ của họ, là một ví dụ điển hình về tiếp thị lan truyền. Trên thực tế, anh chàng này không tồn tại. Trang web có thông tin về anh ấy được tạo ra chỉ nhằm mục đích quảng cáo một bộ phim kinh dị.

Tài khoản Instagram giả mạo

Tài khoản Instagram của Louise Delage chứng minh rằng bạn có thể trở nên nổi tiếng ngay khi bạn không thật sự tồn tại. Thoạt nhìn, bạn sẽ không nhận thấy bất cứ điều gì kỳ lạ trong hình ảnh của cô gái này, ngoại trừ một điều: cô ấy hầu như luôn luôn cầm thức uống có cồn. Bạn có nghĩ rằng cô ấy có vấn đề nghiêm trọng với rượu? Không thực sự là như vậy. Cô ấy thậm chí còn không tồn tại trong đời thực, và tài khoản của cô ấy được tạo ra để nâng cao nhận thức về chứng nghiện rượu trong giới trẻ.

Những người trông giống người nổi tiếng

Nếu bạn từng tìm thấy thông tin về đám cưới bí mật của Hoàng tử Harry, hoặc nếu bạn từng nhìn thấy bức tranh lịch sử hiếm hoi nơi mà John Kennedy ôm Marilyn Monroe, xin đừng tin ngay. Ngay cả khi những hình ảnh này chưa bao giờ được Photoshop thì cũng không có nghĩa rằng chúng là thật. Có rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên về các loại ảnh chụp với những người nổi tiếng giả mạo.

Nhận được tiền khi đăng lại các bài

Hey, Facebook! Như bạn biết đó, tôi là Bill Gates. Nếu bạn chia sẻ link này, tôi sẽ đưa bạn 5.000 USD. Tôi luôn giữ lời. Tôi đã mang Windows XP đến cho bạn, đúng không?

Đôi khi, bạn có thể nhận được một chiếc vé xem phim hay một bộ trang điểm, nhưng bạn hầu như không thể nhận được tiền thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên là rất nhiều người đều tin vào sự hào phóng của Bill Gates về việc chi trả tiền cho việc chia sẻ lại bài đã đăng. Và sự thật đáng buồn là Bill Gates cùng lời chú thích trong bức ảnh trên đây là hoàn toàn không có thật. 

Cảnh báo tin tặc

Đừng chấp nhận lời mời kết bạn từ Christopher và Jessica Davis – Họ là những hacker. Vui lòng sao chép tin nhắn này, và chia sẻ với tất cả bạn bè của bạn để họ biết nó rất nguy hiểm.

Hàng năm, người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhận được nhiều cảnh báo tấn công của các tin tặc. Nội dung của những cảnh báo này khá giống nhau ngoại trừ tên của các tin tặc. Ví dụ như năm nay thì họ là Jessica và Christopher Davis. Mặc dù, những cuộc tấn công của tin tặc có thể là một mối đe dọa thật sự nhưng những cảnh báo này không nên được xem là quá nghiêm trọng. Các tin tặc thật sẽ không cần phải kết bạn với bạn trên các phương tiện truyền thông xã hội để có cơ hội đột nhập vào tài khoản của bạn.

Nhấn “Like” để ủng hộ từ thiện

Thủ thuật này nhắm đến những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có thiện tâm nhưng lại không có đủ thông tin rõ ràng về những điều này. Thật không may là tất cả các ‘Like’ và ‘Share’ những bài đăng này sẽ không đem lại bất cứ khoản tiền nào cho trẻ em và động vật bị bệnh. Hành động của họ sẽ vô tình gia tăng sự phổ biến của các trang lừa đảo. Nhóm quản lý Facebook đã đưa ra nhiều cảnh báo đến mọi người rằng họ không nên quyên tiền cho việc nhấn “like” và yêu cầu người dùng báo cáo những chiến dịch tương tự.

Cái chết của người nổi tiếng

Macaulay Culkin có vẻ tốt hơn so với thời gian trước rất nhiều lần.  (Ảnh dẫn qua Hellogiggles)

Tất cả mọi người, kể cả những người nổi tiếng, sẽ chết một ngày nào đó. Tuy nhiên, tin tức về cái chết của những người nổi tiếng không phải lúc nào cũng có nghĩa là đã đến lúc để bắt đầu tang lễ. Nếu đối chiếu với thông tin từ các phương tiện truyền thông xã hội, gần như tất cả những người nổi tiếng đều đã “chết” ít nhất một lần. Một trong những nạn nhân cuối cùng của cái chết giả là Macaulay Culkin. Nhưng như bạn thấy đấy, anh ấy vẫn còn sống và thậm chí anh có vẻ tốt hơn so với thời gian trước rất nhiều lần. 

“Thư của người Nigeria”

Lừa đảo qua mạng bằng cách gửi thư điện tử nhờ giúp đỡ hoặc xin một số tiền nhỏ không phải là chuyện mới mẻ đối với đại đa số người lướt web mỗi ngày. Cứ mỗi ngày những người sử dụng các địa chỉ mail miễn phí như Yahoo Mail thường nhận được không dưới vài bức thư, trong đó người gửi tự xưng là dòng dõi hoàng tộc xa xưa hoặc đang sở hữu tài sản lớn nhưng bị phong tỏa… và yêu cầu bạn hãy chuyển tiền giúp đỡ.

Tất cả các bức thư này là khác nhau, ngoại trừ một điều: Nội dung của chúng đều có kết thúc với một yêu cầu là bạn trả một khoản phí nào đó. Khi khoản phí được thanh toán xong thì bạn có thể thừa hưởng khoản thừa kế hàng triệu USD hoặc bất kỳ điều hứa hẹn gì khác trong bức thư. Thật khó tin rằng có nhiều người tin vào những bức thư đó và thật sự trả tiền cho những kẻ lừa đảo.

Bạn đã từng bị Internet lừa lần nào chưa? Nếu chưa thì thật may mắn và cố gắng nhớ những điều trong bài viết này để không dễ dàng bị mắc bẫy nhé. Chúc may mắn!

Nguồn ảnh: Boredpanda

Quỳnh Như

Exit mobile version