Đại Kỷ Nguyên

6 cách miễn phí giúp bạn dễ dàng hòa đồng với mọi người

Muốn trở thành người hòa đồng, hãy nhớ luôn tu sửa bản thân mình (ảnh: SAP).

Ai cũng muốn được người khác yêu mến tôn trọng. Giữ mối quan hệ hòa hảo với mọi người cũng giúp chúng ta sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn. Nhưng muốn được như vậy, trước hết chúng ta cần bồi dưỡng cho mình một tâm hồn đẹp, từ đó năng lượng tích cực sẽ giống như “hữu xạ tự nhiên hương”, giúp bạn cải thiện mối quan hệ với những người bên cạnh. 

Dưới đây là 5 bí quyết để bạn có thể nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh.

Nở nụ cười

Nụ cười giống như ánh mặt trời chiếu rọi xóa tan âm u, cho dù đối phương là người nỏng nảy hay lạnh lùng cũng sẽ giống như băng tuyết bị ánh mặt trời làm tan chảy.

Nếu như bạn cũng bướng bỉnh, không chịu nhẫn, chịu lùi một bước thì hai người sẽ giống như “đối địch”, quan hệ ngày càng căng thẳng, mệt mỏi. Chẳng phải chúng ta cũng thấy điều này ở những đứa trẻ sau? Vì sao không thể tức giận lâu với trẻ nhỏ, vì chúng luôn ngây thơ, luôn cười nói khiến cả tâm hồn sắt đá cũng bị làm cho tan chảy.   

Không đố kỵ 

Người mang tâm đố kỵ, dù họ biểu hiện ra hay không, thân tâm cũng luôn mệt mỏi vì họ luôn so sánh với người khác, luôn nghĩ cách làm thế nào để vượt trên người khác. Kể cả khi đã vượt trên người khác thì lại có một “người khác” nữa hơn họ, họ lại phải tiếp tục chạy đua. Cuộc sống như một vòng đua căng thẳng luôn phải dẫn đầu, nếu không dẫn đầu thì trong tâm thấy bất bình, không phục.

Ảnh minh họa (nguồn: Pixabay).

Kỳ thực, chính sự khác biệt của mọi người mới tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ và phong phú này. Nếu chúng ta nhấn mạnh vào sự đố kỵ “người khác có hạnh phúc mà tôi không có” thì quan hệ giữa người với người không thể cởi mở, chân thành; bản thân không thoải mái cũng khiến cho mối quan hệ với người khác xấu đi.

Chú ý đến cảm thụ, tính cách của người khác

Khi tiếp xúc với mọi người hãy chú ý để ít mắc lỗi hơn. Trên thế giới có đủ kiểu người, có người nóng tính có người dễ tính, có người nói nhiều có người kiệm lời; khi giao tiếp với người khác nên cân nhắc đến tính cách của họ như vậy lời bạn nói người khác mới có thể dễ dàng tiếp thụ. 

Ảnh minh họa (nguồn: Pixabay).

Ví như đối với một người luôn thích tranh luận đúng sai, nếu như bạn không để ý tới cảm xúc của họ mà cứ cùng họ biện luận thì có khi dẫn đến mâu thuẫn không được giải quyết, trái lại khiến họ khó chịu trong tâm, từ đó mà cả lời có lý cũng không muốn nghe.

Nếu chúng ta lùi một bước, nhường cho họ “thắng thế”, chờ khi họ bình tâm hãy giải thích thì có thể mang lại kết quả tích cực hơn. 

Đừng tùy tiện chỉ trích người khác

Trong chương đầu tiên của cuốn sách Đắc Nhân Tâm được coi là một trong những cuốn Self-help bán chạy nhất mọi thời đại có chỉ ra nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử căn bản là “Không chỉ trích, oán trách hay than phiền”. 

Trong sách tác giả Dale Carnegie đề cập đến việc ngay cả những tay anh chị thuộc băng đảng xã hội đen, những tù nhân phạm tội tày trời cũng đưa ra lý do để bào chữa cho những hành vi phạm pháp vô lương tâm của mình, bởi vậy “liệu những con người bình thường có dễ dàng tự nhận những sai lầm hết sức bình thường của mình không”. 

Cuốn sách Đắc Nhân Tâm (ảnh: America Star Books).

Chỉ trích, oán trách hoặc than phiền người khác là vô ích vì nó có thể gây ra thái độ chống đối, bào chữa để bảo vệ bản thân. Đây là một thói quen có tính bản năng của phần đông con người. 

Mỗi một người có số phận và đường đời khác nhau, không ai biết thật sự nắm rõ cuộc sống của người khác. Không ai thực sự biết người khác đã bị tổn thương thế nào trong quá khứ, đã từng chịu những đau khổ dằn vặt trong tâm mà không thể nói với ai, đã từng trải qua những chuyện động chạm đến tâm can… Vậy nên cách mỗi người hành xử trong cuộc sống là bất đồng vì họ đều dựa trên những kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức khác nhau mà bồi dưỡng nên tính cách của mình.

Bởi vậy nếu bạn có thể đặt bản thân sang một bên, không dùng lối suy nghĩ của mình áp đặt lên người khác mà thực sự đứng từ góc độ của họ mà suy xét, thấu hiểu người khác từ nội tâm mình, thế thì hiểu lầm và mâu thuẫn sẽ giảm đi rất nhiều.

Khiêm tốn  

Người khiêm tốn là người ở trên cao mà không khoe khoang, ngồi ở địa vị cao mà không tự kiêu. Trái lại, người tự cao tự đại, kiêu ngạo là những người có tâm hồn yếu nhược. Bởi sợ người khác coi thường bản thân mình, nên họ luôn cần phải không ngừng cố gắng thể hiện bản thân, mong mỏi chứng minh thân phận của mình với người khác.  

Kỳ thực xưa nay rất nhiều những bậc thánh hiền, người đạt được thành tựu lớn lao vĩ đại đều là người rất khiêm tốn, những ví dụ như thế có rất nhiều. 

Albert Einstein không chỉ nổi tiếng về lĩnh vực khoa học, mà ông còn là người rất khiêm tốn (ảnh: jrbenjamin).

Trong ngạn ngữ cổ có câu: “Bán dũng thủy hưởng đinh đương”, tức là những người mà không có tài thực sự thì lại thường khoe mẽ, tự tâng bốc bản thân mình. Trái lại, người có học thức phong phú thì lại phi thường khiêm tốn. Người khiêm tốn không chứng tỏ mình, họ cũng không vì chút thành tựu mà đắc chí. Họ cũng dễ dàng tiếp nhận lời phê bình, góp ý từ người khác.

Chính bởi vì lẽ đó mà người khiêm tốn giống như giống như đại địa, coi mình thấp hơn người khác, là bàn đạp cho người khác phát triển nhưng lại không có ai dám phủ nhận sự vĩ đại của họ; cũng giống như biển lớn, có thể dung nạp trăm sông nghìn suối, khiến người khác nể phục, tôn trọng. 

Ngọc Mai (tổng hợp) 

Video xem thêm: 9 loại hành vi hao tiền tốn tài, tổn hại phúc báo

Exit mobile version