Đại Kỷ Nguyên

Ý nghĩa thâm sâu sau sự hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp và nền văn minh năm ngàn năm Trung Hoa

Vào ngày 16 tháng 11 năm 2019, khoảng 6.500 học viên Pháp Luân Công từ Đài Loan và trên khắp thế giới đã tề tựu tại Quảng trường Tự do của Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch để tạo ra một hình ảnh ngoạn mục "Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới". (Ảnh: Trần Bách Châu / Epoch Times)

——Được viết nhân dịp kỷ niệm 30 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền

Thời gian trôi nhanh, chỉ trong nháy mắt, nhân loại đã bước đến năm 2022 đầy biến động. Trong xã hội đương đại đầy rẫy những cám dỗ và nguy cơ này, không ít người đang gắng tận hưởng chút vui thú, nhưng đồng thời trong tâm cũng bất an đối với tương lai bất định, cũng rất nhiều người cảm thấy hoang mang đối với ý nghĩa của nhân sinh. Tuy nhiên, từ cổ chí kim, mọi người thuộc mọi dân tộc trên thế giới vẫn không ngừng tìm hiểu câu hỏi về kết cục của nhân sinh: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? Tôi sẽ đi đâu? Bất luận trong văn hóa phương Đông hay phương Tây, đều lưu truyền lời giải đáp minh xác đối với những vấn đề về kết cục của nhân sinh này, và chúng đều nhất loạt quy về cùng một đích.

Trong thế giới hỗn loạn những ham muốn vật chất và nhân tâm bốc đồng này, nếu chúng ta có thể tĩnh tâm lại, từ truyền thống cổ lão của cả phương Đông và phương Tây, đặc biệt là trong năm ngàn năm văn hóa Trung Hoa, mà truy tìm ý nghĩa cuối cùng của nhân sinh, sẽ phát hiện, chân tướng bao la từ trong mông lung đã hiện ra trước mắt.

1. Các dân tộc trên thế giới nhìn nhận nguồn gốc của sinh mệnh như thế nào?

Con người rốt cuộc đến từ đâu? Văn hóa truyền thống phương Tây tin rằng, Thượng đế tạo ra vạn vật và tạo ra con người từ đất sét; trong khi văn hóa cổ đại phương Đông tin rằng Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Nữ Oa dùng đất bùn tạo ra người Trung Quốc; tương tự, ở Ai Cập, Châu Phi, Úc, v.v. tựa hồ như mọi người trên khắp thế giới đều lưu truyền văn hóa và truyền thuyết rằng “Thần đã phỏng theo hình dạng của chính mình để tạo ra con người”.

Điều đáng chú ý là, dù giao thông và thông tin liên lạc thời cổ đại không được thuận tiện và phát triển như hiện tại, nên những tộc người sống phân bố trên các châu lục khác nhau rất khó giao lưu và liên lạc với nhau, nhưng người dân thuộc các dân tộc trên thế giới không hẹn mà đồng, đều cùng chia sẻ một khái niệm “Thần sáng thế tạo ra con người”, điều này không thể không khiến người ta cảm thán và suy tư.

Tương tự như vậy, trong các nền văn hóa phương Đông và phương Tây, đều ghi chép rằng khi Thần tạo ra con người, cũng đồng thời giáo hóa con người, vì con người mà thiết lập những quy phạm đạo đức mà con người nên tuân thủ. Một khi con người đi lệch khỏi giá trị phổ thế dùng thiện lương làm hạt nhân, từ bỏ những lời giáo hối của Thần, họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của Thần, thậm chí phải đối diện với nạn tuyệt chủng. Ước khoảng năm ngàn năm trước, một trường “Đại hồng thủy” mà nhân loại đã trải qua, mà cổ nhân thuộc các dân tộc cả ở phương Đông và phương Tây đều đã ghi chép tường tận.

Văn hóa Trung Hoa có miêu tả rất chi tiết về trận “Đại hồng thủy”. Trong trường đại tai nạn đó, Nữ Oa đã vá trời, cứu vớt chúng sinh khỏi nước và lửa, cuối cùng những con người thiện lương đã trụ lại và sống sót sau đại kiếp. Kinh Thánh ghi chép rằng, trận “Đại hồng thủy” cách đây 5000 năm là do đạo đức con người tha hóa, không phù hợp tiêu chuẩn làm người, tội ác càng ngày càng lớn, cuối cùng đã dẫn đến sự trừng phạt của Đức Giê-hô-va. Trong thần thoại được lưu truyền ở Hy Lạp, đồng thời hiển thị nhân tâm hiểm ác của nhân loại đương thời, kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh, cuối cùng dẫn đến sự trừng phạt của Thiên đế Zeus (Thần Dớt).

2. Văn hóa Thần truyền Trung Hoa có thể giải đáp ý nghĩa cuối cùng của nhân sinh

Văn hóa nhân loại trải qua 5000 năm tuế nguyệt, duy chỉ có nền văn hóa Trung Hoa là tiếp diễn không đứt đoạn, đặc biệt là sự tương truyền ngọn đuốc tín ngưỡng và đạo đức. Từ văn nhân khai tổ Phục Hi sáng tạo ra bát quái, đến Thần Nông (Viêm Hoàng) khai sáng văn hóa nông nghiệp, nếm đủ loại thảo mộc, rồi đến Hoàng Đế khoác trang phục thường nhân xuống nhân gian cai trị thiên hạ, cuối cùng cưỡi rồng thăng thiên, cho đến Thương Hiệt tạo ra chữ viết v.v.. có thể nói, văn hóa truyền thống Trung Hoa là thứ văn hóa thông Thiên, là văn hóa mà Thần truyền cho con người. Vì vậy, văn hóa Trung Hoa còn được gọi là văn hóa nửa Thần, Trung Quốc còn được gọi là Thần Châu đại địa, và người Trung Quốc tự xưng là con dân của Thần.

Cổ nhân Trung Quốc bất luận là hành nghề y, dạy học, làm quan, vẽ tranh, viết lách, v.v. thì đều chiểu theo lời giáo huấn của Thần đối với con người; ngũ âm đối ứng với ngũ hành, ngũ hành đối ứng với ngũ tạng của nhân thể, âm dương, thái cực, bát quái, Hà Đồ, Lạc Thư v.v., mạch lạc của văn hóa thần truyền hiển hiện rõ ràng trong mỗi từng lĩnh vực, vì vậy ở cổ nhân Trung Quốc thường nói một câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, mọi người cũng tin rằng Thần Phật vô xứ bất tại, không nơi nào không có, làm việc gì cũng đều có tâm pháp ước thúc bản thân. Mọi người cũng tin rằng, “Trong mông lung tự có Thiên ý”, từ đó giảng thuận ứng theo Thiên ý, cũng chính là thuận ứng chỉ ý của Thần. Sự giáo hóa của văn hóa Thần truyền đối với con người là từ trong thâm tâm mà ước thúc hành vi biểu hiện bên ngoài, lý niệm “Kính Thiên lễ Phật” không chỉ là khái niệm của nhân loại, mà nó còn lưu thông trong huyết quản của mỗi người.

Trong nền văn hóa mãn đầy tính thần thánh ấy, đâu đâu cũng thấy sự hiển hiện và bảo hộ của Thần, Phật đối với con người. Từ hàng nghìn năm nay, các tín ngưỡng của Nho, Thích, Đạo đã luôn tương giao chiếu sáng, sự từ bi của Phật gia phổ độ chúng sinh, những lý niệm về “chân” (chân thật) và Thiên – Nhân hợp nhất của Đạo gia, những lý niệm về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, nhân luân và đạo hiếu của Nho gia v.v., tất cả đều thâm nhập nhân tâm, đồng thời với việc duy trì đạo đức của người Trung Quốc khỏi bị suy đồi qua hàng ngàn năm, văn hóa tu luyện và tín ngưỡng còn giúp người ta minh bạch ý nghĩa chân chính của sinh mệnh chính là phản bổn quy chân, cuối cùng hồi quy Thiên quốc.

Trải qua hàng nghìn năm, văn hóa tu luyện bác đại tinh thâm, là tinh tủy của văn hóa Trung Hoa, đã có rất nhiều bậc thánh giả và người tu luyện trong các triều đại đã triển hiện các loại Thần tích, lưu lại cho hậu nhân tham chiếu về sự tu luyện hồi thăng. Chân Vũ Đại Đế từ bỏ vương vị và danh lợi, nhất tâm cầu Đạo, trải qua 42 năm khổ tu tịch mịch trên núi Võ Đang, cuối cùng thành tựu chính quả, bạch nhật phi thăng (bay về cõi tiên giữa thanh thiên bạch nhật); Sự thành tâm cầu đạo của Doãn Hỷ đã đả động đến tâm nguyện truyền Đạo của bậc thánh giả, Doãn Hỷ nhận được cuốn “Đạo Đức Kinh” năm ngàn câu từ chính tay Lão Tử, kiền tâm thanh tu, cuối cùng ngộ Đạo thành Tiên; Chân nhân Trương Tam Phong đã dung hội tu Đạo với võ thuật, sáng tạo ra thần quyền Thái Cực thiên hạ vô song, lại hướng tới thế nhân mà làm rõ căn bản của tu luyện là tu thân chính tâm, trọng đức hành thiện…

Các bậc tiên hiền thánh nhân không chỉ lưu lại cho hậu nhân những câu chuyện và truyền thuyết, mà còn biết kính Thần tín Phật, nhất tâm hướng Phật cầu đạo, không gì có thể lay chuyển. Con người tin vào Thần, Phật và chiểu theo những lời giáo hóa của Thần Phật mà làm người, làm việc, thì Thần Phật sẽ ban cho những người có đạo đức cao thượng sự gia trì, bảo hộ và ân điển. Thời đại nhà Đường, Thánh giả trị quốc, là thời đại đỉnh thịnh trong tu luyện và tín ngưỡng, Phật Pháp được quảng truyền, kinh tế phồn vinh, văn hóa phồn thịnh, lãnh thổ bao la, quốc thái dân an, dân phong thuần phác, đêm không cần khóa cửa, đường không trộm cướp, khai sáng một thời thịnh thế Đại Đường huy hoàng, văn hóa Trung Hoa được truyền bá rộng rãi. Tương tự, Thành Cát Tư Hãn, Minh Thành Tổ, Khang Hy Đại Đế, v.v. cũng mang đến cho thần dân sự khai sáng thịnh thế, quang diệu cổ kim.

Những bậc tiên hiền thánh nhân được mãi mãi lưu truyền trong văn hóa Trung Hoa năm ngàn năm, nhất định là sẵn có những phẩm đức mỹ hảo. “Binh Tiên” Hàn Tín từ tuổi thiếu niên đã có thể nhẫn thụ “chịu nhục chui háng”, vì thế nhân mà triển thị nội hàm thâm hậu của tâm đại nhẫn; “Thánh nhân thư pháp” Vương Hi Chi tầm Tiên học  Đạo, coi danh lợi như phù vân, nét thư pháp của ông cũng tự nhiên thanh lịch đoan trang, vì hậu nhân mà lưu lại ‘thiên hạ đệ nhất hành thư’ “Lan Đình Tập Tự”; “Thi Tiên” Lý Bạch đối diện với quyền quý không quỳ gối, mọi người từ trong thơ của ông mà nhìn thấy nét thanh tao siêu thoát, nghe thấy Tiên phong Đạo cốt; “Chiến thần” Nhạc Phi trung nghĩa phụng sự quốc gia, nội hiếu phụ mẫu, ngoại báo quốc gia, chuyển hiếu thảo thành trung nghĩa, “tinh trung báo quốc”, tạo thành một hình mẫu đạo đức cho vạn thế, chính khí hạo nhiên vĩnh viễn lưu truyền thế gian; Quan Vũ, vị võ tướng đệ nhất của nhà Thục Hán, uy chấn Hoa Hạ, nghĩa bạc vân thiên, dùng chính sinh mệnh của mình để diễn giải nội hàm của trung nghĩa không hối tiếc…

Đức, là cốt lõi của văn hóa truyền thống năm nghìn năm, đồng thời cũng là then chốt để phản bổn quy chân. Trọng đức hướng thiện, con người chính là đang đi trên con đường đại đạo thông Thiên, kết nối với Thần. Tu luyện là cách Thần vì con người mà mở ra con đường hồi Thiên; phản bổn quy chân chính là ý nghĩa tối chung của nhân sinh.

3. Mạt pháp loạn thế, văn hóa và tín ngưỡng truyền thống đều chịu kiếp nạn

Trong năm nghìn năm văn hóa Trung Hoa, có một lý gọi là tương sinh tương khắc. Do vậy, có Phật tồn tại, cũng có ma xuất hiện. Điều này trùng khớp với khái niệm “Thượng đế đối ứng quỷ Sa tăng” trong văn hóa phương Tây. Thần Phật là vì độ nhân mà đến, còn sự tồn tại của ma quỷ và Sa tăng là để hủy diệt nhân loại. Phương thức mà ma quỷ hủy diệt nhân loại, chính là bắt đầu hạ thủ đối với văn hóa và tín ngưỡng, tiến hành phá hoại, làm bại hoại đạo đức con người, dụ dỗ con người không tin vào Thần Phật, cừu hận Thần Phật.

Ngay từ 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dự ngôn rằng Phật giáo sẽ bước vào thời kỳ mạt pháp, đến lúc đó vạn ma sẽ xuất thế họa loạn thế gian, các đồ đệ và con cháu của ma quỷ sẽ choàng lên mình chiếc áo cà sa để làm bại hoại Phật Pháp. Đối chiếu với hiện thực, người ta sẽ phát hiện, hiện tại đã là thời kỳ mạt Pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng.

Miền đất tịnh thổ của Phật môn ngày nay đã không còn thanh tịnh; hòa thượng chơi gái, phương trượng (sư trụ trì) làm tổng giám đốc CEO. Ví dụ tương đối điển hình, năm 2015, Thích Vĩnh Tín, phương trượng chùa Thiếu Lâm, bị bắt vì chơi gái, bị phơi bày có nhân tình, có con ngoài giá thú và có tài khoản hàng tỷ nhân dân tệ v.v. Những nơi tín ngưỡng tôn giáo phổ biến bại hoại, đạo đức thế nhân mỗi ngày trượt xuống ngàn dặm, mà hết thảy những gì phát sinh không phải là đến cận kỳ mới bắt đầu, mà có thể nói là “băng dày ba thước không bởi lạnh một ngày”.

Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu soán chính quyền hơn 70 năm trước, liền tiến hành tiêu diệt cả ba tôn giáo và trấn áp bạo ngược đối với tôn giáo, không chỉ hủy chùa đốt kinh, cưỡng bức tăng ni hoàn tục, sự phá hoại đối với trường sở tôn giáo cũng là xưa nay chưa từng có. Cái gọi là “phá tứ cựu” thời Cách mạng Văn hóa càng là một trường hạo kiếp đối với tín ngưỡng và văn hóa. Vậy thì, việc phá hoại nền văn hóa truyền thống thông Thiên, phải chăng chỉ có ma quỷ mới dám làm càn?

Marx, tổ tông của ĐCSTQ, đã trực tiếp chỉ ra nguồn gốc của chủ nghĩa cộng sản ở phần đầu của “Tuyên ngôn đảng Cộng sản”: “Một bóng ma, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản, lang thang khắp châu Âu”. Bóng ma ở đây, hoặc ma quỷ, hoặc tà linh, không phải là một lối hình dung, mà là thực chất đã được Marx, người thâm tín Sa tăng, nói ra. Hình thức tồn tại của ĐCSTQ ở một không gian khác chính là tà linh. Và mục đích cuối cùng của tà linh này là hủy diệt nhân loại.

Cuốn sách “Mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản – Trung Quốc biên” do ban biên tập Cửu Bình xuất bản năm 2017 đã nêu rõ: “Thần muốn cứu người, tà linh muốn hủy người. Thời khắc này trong lịch sử vô cùng ngưng trọng, bởi vì nó liên quan đến sự tồn vong của nền văn minh và vận mệnh của con người; Tại thời khắc này, nguy cơ và hy vọng cùng tồn tại, nhưng rất khó để những người trong “mê” có thể nhìn rõ trong nháy mắt. Như đã chỉ ra nhiều lần trong sách này, bản chất của ĐCSTQ là một tà linh, do cừu hận và các loại vật chất bại hoại ở không gian tầng thấp cấu thành, nó thực chất là một con rắn, hình thức biểu hiện ở không gian bề mặt là một con rồng đỏ. Vì hận thù, nó đã tàn sát hơn 100 triệu người, phá hoại nền văn minh huy hoàng mấy ngàn năm. Vì hận thù, nó chẳng kiêng sợ làm băng hoại đạo đức nhân loại, dụ dỗ con người quay lưng lại và phản bội Thần, đạt đến mục đích cuối cùng là hủy diệt con người.”

Thật vậy, sau khi tà linh bám vào Trung Hoa đại địa, ĐCSTQ đã liên tiếp không ngừng thực thi các cuộc vận động, chỉnh phong, cải cách ruộng đất, tam phản, ngũ phản, túc phản, phản hữu, Cách mạng Văn hóa, sự kiện Lục Tứ (đàn áp sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989), bức hại Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, giết hại người Tân Cương, đàn áp bạo lực người Hồng Kông, tàn sát người Trung Quốc; đồng thời với những cuộc vận động ác liệt, ĐCSTQ tuyên truyền bừa bãi “Vô thần luận” , “Giả, Ác, Đấu”, và tung hô triết học đấu tranh.

Trong những thập kỷ kể từ khi ĐCSTQ cướp chính quyền, hơn 80 triệu người Trung Quốc đã bị bức hại đến chết, văn hóa và tín ngưỡng truyền thống cũng gặp đại kiếp, tín ngưỡng và đạo đức của người dân Trung Quốc bị hủy hoại trên quy mô lớn. Trước đây, vùng đất Thần Châu đại địa vốn “dĩ tín ngưỡng vi bản, dĩ đạo đức vi tôn” (lấy tín ngưỡng làm căn bản, lấy đạo đức làm tôn quý), nay đã bị tàn phá nặng nề, mình đầy vết thương. Văn hóa truyền thống Trung Hoa tựa hồ như bị xóa sổ.

Bao nhiêu người từng kiền thành lễ bái Thần Phật, đã bị sự cuồng vọng của thứ văn hóa đấu trời tranh đất của ĐCSTQ thay thế. Trường sở tôn giáo đã bại hoại, rất khó khởi lên tác dụng quy chính nhân tâm. Kiếp nạn văn hóa mà Thần truyền cho con người, đặc biệt là văn hóa và tín ngưỡng tu luyện nhất mực bị phá hoại, cũng tương đương với trở ngại mối liên hệ giữa người và Thần, cắt đứt con đường thông thiên để nhân loại có thể hồi quy. 

4. Truyền thuyết nói rằng, thời mạt kiếp, Thần nhất định sẽ trở lại cứu độ thế nhân

Trong số tất cả các dân tộc trên thế giới, hầu như không ước mà đồng, đều lưu truyền truyền thuyết rằng, thời mạt kiếp cuối cùng, Thần sẽ trở lại cứu độ thế nhân.

Trong kinh Phật có ghi chép rằng, khi hoa Ưu Đàm ba ngàn năm khai nở một lần, thì vị Phật tương lai, Phật Di Lặc, cũng chính là Đức Chuyển Luân Thánh Vương (Vương của vạn Vương), sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân. Kinh Thánh Khải Huyền cũng ghi chép, sau sự phục quốc của Israel, sẽ thấy Cứu Thế Chủ Messiah (Vương của vạn Vương) trở lại, sẽ có Thần trở lại, cuối cùng sẽ có một Đại Thẩm Phán, và trước Đại Thẩm Phán sẽ có một cuộc giao tranh giữa chính và tà, trong quá trình này cũng đi kèm sự băng hoại của đạo đức nhân loại và sự xuất hiện của bệnh dịch; Ngoài ra, rất nhiều dân tộc khác nhau đều lưu lại truyền thuyết rằng Thần cuối cùng sẽ trở lại, thời kỳ mạt kiếp nhân loại sẽ gặp kiếp nạn.

Thần sẽ trở lại cứu độ thế nhân vào thời mạt kiếp

Sau khi một giáo sư đại học Quý Tiện Lâm danh tiếng và học trò Tiền Văn Trung nghiên cứu và phiên dịch, họ phát hiện, Đức Phật Di Lặc và Cứu Thế Chủ Messiah là cùng một người, cũng chính là “Vương của vạn Vương, Chủ của vạn Chủ” – Đấng Sáng Thế Chủ. 

Lưu Bá Ông, nhà khai quốc quân sự gia của triều Minh, trong cuốn tiên tri “Thôi bối đồ” đã ghi lại rằng, Đức Phật Di Lặc khi từ biệt Thiên đế đã nói: “Sau khi ta đi, chỉ truyền lại tam tự tam Pháp của tự gia, cần vạn Pháp quy nhất, Pháp chính càn khôn, bất lập nhân luân, vĩnh bất hồi Thiên.” cũng đề cập đến phàm thân của Đức Phật Di Lặc, lấy họ là Mộc Tử 木子 (tức là chữ Lý 李) 

Không hẹn mà gặp, cuốn “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc cũng đưa ra dự ngôn minh xác hơn: Hà vi Thánh nhân, Mộc Tử tính thị (họ Lý), thuộc thỏ, xuất sinh vào tháng 4 tại phía bắc cấp 38 (giới tuyến phân chia Bắc và Nam Triều Tiên), dưới núi Tam Thần (cụ thể là Công Chủ Lĩnh của núi Trường Bạch) … Vị Thánh nhân này là vương của các vị vương trên thiên thượng, tức là Pháp Luân Thánh Vương, và lần hạ phàm này được nhân gian gọi là Phật Di Lặc.

Vào tháng 7 năm 1997, phương trượng một ngôi chùa ở quận Quảng Châu, Gyeonggi-do, Hàn Quốc đã phát hiện hoa ưu đàm nở trên bức tượng Phật bằng đồng vàng, từ đó đến nay, hơn 20 năm, hoa ưu đàm đã khai nở khắp nơi trên thế giới. Điều này có ý vị là, vị Thánh Vương trong truyền thuyết đã đến thế gian truyền Pháp cứu độ thế nhân.

5. Đại Pháp hồng truyền, Phật quang phổ chiếu, mở ra con đường người thành Thần

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân, giống như một dòng suối trong vắt trong loạn thế, tưới mát hàng trăm triệu trái tim khô cạn; giá trị phổ thế của “Chân, Thiện, Nhẫn” giống như một ngọn hải đăng trong bóng tối, chiếu sáng tâm địa của con người đối với khát vọng tu tâm hướng thiện. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Pháp Luân Đại Pháp đã phổ biến khắp nơi tại Trung Quốc, với hàng trăm triệu học viên thuộc mọi giai tầng, mọi nghề nghiệp, họ chiểu theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn” mà đề cao và thăng hoa đạo đức, thân tâm khỏe mạnh.

Xếp hình cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Trong 30 năm từ 1992 đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã tạo ra vô số kỳ tích về sức khỏe, bao gồm rất nhiều Thần tích hồi sinh từ cái chết, cũng khiến hàng trăm triệu người minh bạch chân lý của nhân sinh, bước theo con đường tu luyện phản bổn quy chân.

Được biết đến với biệt danh “Giọng nam cao số 1 Trung Quốc” và “Ca vương Trung Quốc”, tiên sinh Quan Quý Mẫn bị bệnh xơ gan nặng, sự nghiệp ca hát của ông gần như bị gián đoạn. Nhân duyên tế hội, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tiên sinh Quan Quý Mẫn đã hồi phục thần kỳ, quá 70 tuổi ông vẫn hoạt động tích cực trên vũ đài nghệ thuật quốc tế, theo Đoàn Nghệ thuật Thần Vận lưu diễn vòng quanh thế giới, hoằng dương văn hóa Trung Hoa.

Cô Vương Kim Cúc, từng là cầu thủ và huấn luyện viên của Đội bóng rổ Bát Nhát Trung Quốc và Đội bóng rổ của Tổng cục Hậu cần, đã giành được vô số giải thưởng trên sân bóng rổ trong hơn mười năm qua. Tập luyện vận động cường độ cao khiến sức khỏe thân thể của cô gặp nguy hiểm, dẫn đến bị liệt. Chỉ hơn một tháng sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô Vương Kim Cúc đã hồi phục một cách thần kỳ.

Vương Kim Cúc cũng đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt tới bộ đội để giới thiệu Pháp Luân Công với các đồng đội và lãnh đạo cũ: “Pháp Luân Đại Pháp không chỉ cho tôi sinh mệnh thứ hai, mà còn khiến tôi minh bạch ý nghĩa thực sự của nhân sinh, sống một cách thiết thực và hạnh phúc hơn.”

Nữ sĩ Hoàng Hiểu Mẫn, chị cả trong số “Ngũ đóa kim hoa” của làng bơi lội Trung Quốc và được mệnh danh là “Nữ vương ếch”, đã giành huy chương vàng nội dung bơi ếch 100 mét nữ tại Đại hội thể thao châu Á Seoul khi mới 17 tuổi, và trở thành VĐV bơi ếch nữ châu Á đầu tiên có 3 HCV bơi ếch Đại hội thể thao châu Á và 11 HCV bơi các kỳ World Cup. Tuy nhiên, việc luyện tập quá tải khiến Hoàng Hiểu Mẫn bị đau thắt lưng dữ dội, sốt nhẹ kéo dài, tim ngừng đập đột ngột, tâm hoảng hốt, v.v. Trong lúc tuyệt vọng, cô cảm thấy mình không khác gì một xác sống.

Trong vòng chưa đầy nửa năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các chứng bệnh mãn tính và kinh niên của Hoàng Hiểu Mẫn đều biến mất. Hoàng Hiểu Mẫn, người giờ đã khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, nói trong nước mắt, “Pháp Luân Công đã mang lại cho tôi sinh mệnh thứ hai, và đích thân tôi đã chứng kiến ​​sự thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp, chính là dùng cạn ngôn ngữ của nhân loại cũng không cách nào biểu đạt được sự cảm ân của tôi đối với Sư phụ Đại Pháp!”

Bác sĩ Vương Chí Viễn, người tốt nghiệp Đại học Quân y Trung Quốc số 4 và là thành viên ban biên tập tạp chí “Quân y hàng không”, bất hạnh mắc phải căn bệnh “ALS” ở độ tuổi 30. Căn bệnh chết người này được giới y khoa nhận định là không có thuốc chữa. Tứ chi và cơ thể người bệnh sẽ mất dần sức lực, teo cơ, thậm chí là bại liệt, cuối cùng có thể tử vong vì suy hô hấp và ngạt thở. Bệnh nhân mắc bệnh  trung bình chỉ tồn tại khoảng ba đến năm năm.

Bác sĩ Vương Chí Viễn nhớ lại: “Trong vòng chưa đầy ba tháng sau khi tôi bị bệnh, cân nặng của tôi đã giảm từ 150 – 160 pound xuống còn 118 pound.” Trong những trường hợp nghiêm trọng, huyết sắc tố của ông chỉ còn 6 gam, ít hơn một nửa so với bình thường. Do huyết sắc tố mang oxy nên việc thiếu oxy khiến não ông không còn trí nhớ, tinh thần gần như suy sụp.

Khổ tận cam lai, đúng lúc tiên sinh Vương Chí Viễn không còn lối thoát, thì cơ duyên chuyển biến của sinh mệnh xuất hiện. Trong lúc tuyệt vọng, ông may mắn được tham gia lớp học chín ngày của Pháp Luân Đại Pháp tại Học viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công khoảng ba tháng, tiên sinh Vương Chí Viễn không những bệnh chứng tiêu tan, thể trọng phục hồi, so với trước khi bị bệnh, các phương diện về tinh lực, trí nhớ, v.v. đều phục hồi, thậm chí còn tốt hơn trước. Tình trạng co giật, teo cơ, yếu cơ vô lực toàn bộ đều biến mất, huyết sắc tố từ sáu gam lại trở về bình thường. Theo quan điểm y học, các tế bào huyết sắc tố có chu kỳ 120 ngày, nhưng ông luyện công thì trong 90 ngày đã trở lại bình thường, đây chẳng phải là kỳ tích sao?

“Đây là điều mà khoa học thực chứng đương đại không cách nào giải thích rõ ràng được, bởi vì Đại Pháp là một khoa học siêu thường.” “Tôi chân chính thể ngộ rằng cuốn sách Chuyển Pháp Luân là một cuốn Thiên Thư!”, tiên sinh Vương Chí Viễn xúc động nói.

Học viên Pháp Luân Đại Pháp New York kỷ niệm 31 năm ngày Đại Pháp hồng truyền

Phần kết

Mặc dù bị ĐCSTQ bức hại, Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Chuyển Pháp Luân, tác phẩm chủ yếu của Pháp Luân Đại Pháp, đã được phiên dịch ra hơn 40 ngôn ngữ khác nhau và phát hành trên toàn thế giới. Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đã nhận được hơn 5.000 giải thưởng, nghị quyết và tín hàm ủng hộ. Trong lịch sử, sự bức hại niềm tin chân chính xưa nay chưa bao giờ có thể thành công, cũng như Galileo đã nói: “Chân lý chính là có lực lượng hoàn bị như vậy: ngươi càng muốn tấn công nó, đòn tấn công của ngươi càng điên cuồng thì ngươi càng chứng minh nó đúng.”

Ngày 13 tháng 5 năm nay là kỷ niệm 30 năm Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền ra thế giới, và là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 23. Ngay từ cuối tháng 4, gần 20 thành phố ở Canada đã cử hành nghi lễ thượng cờ, hoặc thắp sáng các tòa nhà mang tính biểu tượng để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, và biểu đạt sự kính trọng đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Vào ngày 29 tháng 4, tại Milton, Ontario, Canada, Thị trưởng Gold Kranz đã đích thân chủ trì nghi thức thượng cờ của “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” và đọc lời khen ngợi. Thị trưởng Kranz nói: Theo tôi, những gì Pháp Luân Đại Pháp đã làm là hữu ích đối với toàn thể xã hội. Thị trưởng Kranz cũng cho biết: Nó không cần dũng khí cá nhân, cũng không sợ bị phê bình, mà chỉ kiên trì làm những điều đúng đắn và duy hộ những điều đúng đắn. Không chỉ Milton, mà toàn quốc, toàn thế giới cũng đều nên làm như vậy.

Nhân kỷ niệm 30 năm Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền ra thế giới, Epoch Times đã đăng một bài báo đặc biệt “Ân điển và hy vọng trong loạn thế”, nêu rõ: 

“Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, sự xuất hiện của Pháp Luân Đại Pháp là một cơ duyên kỳ ngộ cho nhân loại – trong sự bại hoại và tai ương họa loạn của hồng trần tục thế, mà bỏ ác hướng Thiện, trọng dưỡng đạo đức, khiến sinh mệnh cải hoán tốt đẹp. Hiện tượng nhân văn đặc thù này vượt xa phạm trù của tu luyện. Nó liên quan đến sự sống lại của văn hóa, truyền thống, nhân tính và Thần tính thăng hoa, liên quan đến sự hưng suy của nền văn minh.” 

“Đặc biệt là hiện nay, dịch bệnh, chiến tranh và thiên tai thường xuyên quấy nhiễu, loạn tượng xã hội dồn dập, rất nhiều người bị hãm nhập trong nhân sinh hỗn loạn và mê mờ, Đại sư Lý Hồng Chí đã truyền xuất ‘Chân – Thiện – Nhẫn’, kinh qua những khảo nghiệm khốc liệt, càng thêm tỏa sáng, như một ngọn hải đăng thắp sáng trái tim của mọi người, đưa mọi người thoát khỏi mê loạn, thoát khỏi ma nạn, bước tới ánh sáng quang minh.”

Theo Lý Chính Khoan, Epoch Times, Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version