Đại Kỷ Nguyên

Yêu thương là khóa học cả đời, khoan dung là bài tập vĩnh viễn

Yêu thương có vẻ dễ dàng khi lứa đôi còn đang say men nồng, nhưng để yêu thương cả khi mọi thứ đã trở nên quá thân thuộc, thậm chí người bạn đời đã không còn rực rỡ, khỏe mạnh như xưa, thì đó là một câu chuyện khác.

Lấy chồng được 2 năm, tôi mới có cơ hội được tiếp xúc với bố mẹ chồng. Họ đều là những người ít nói, đối xử với người khác rất nhãn nhặn và lương thiện, hai người định cư ở Mỹ trong nhiều năm, bố chồng dùng tiếng Anh cơ bản để hòa nhập với xã hội Mỹ còn mẹ chồng tôi bị bệnh tiểu đường, mắt và thận đều có vấn đề, vì thế, ngoài thứ 2, 4, 6 đến bệnh viện lọc thận định kỳ, bà gần như chỉ ở nhà.

Mỗi ngày, bố chồng tôi đều dậy trước, tắm rửa xong xuôi thì ông gọi mẹ chồng tôi dậy, làm cho bà một cốc cà phê, giúp bà đo chỉ số lượng đường trong máu, rồi đặt thuốc vào lòng bàn tay bà.

Khi tan làm trở về nhà, bố chồng mở cửa vào nhà luôn lớn tiếng nói: “Hi” (cách nói chào thân mật của người Mỹ), mẹ chồng ngồi trên sofa chờ ông ấy, bố chồng tôi cũng thích véo má vợ yêu của mình. Mỗi ngày đối với họ mà nói là một cái gì đó giống như sự chờ đợi, chờ đợi sớm mai để được chăm sóc cho nhau, chờ đến cuối ngày tan làm để được gặp nhau.

Bố mẹ chồng tôi thường ngồi ở bàn ăn, nhìn tôi và chồng tôi bận rộn chuẩn bị cho bữa tối, tôi cảm thấy như họ đang thưởng thức bức tranh hạnh phúc, cùng nhau nói chuyện, cùng nhau cười đùa vui vẻ, có lúc mẹ chồng tôi sẽ cúi đầu vào ngực chồng, họ tay trong tay, giống như những đôi tình nhân mới kết đôi, ngọt ngào đến mức khiến người khác ghen tỵ.

Một lần bố chồng tôi về nhà muộn, tôi mời mẹ tôi ăn tối trước nhưng mẹ tôi nói: “Mẹ đợi bố con về rồi ăn”. Lúc đó tôi vô cùng cảm động.

Ảnh minh họa: Intime-cosme.

Khi tôi ở Mỹ, tôi chưa từng thấy bố mẹ chồng tôi cãi nhau, không cần biết là ở bên ngoài hay ở nhà, bố luôn quan tâm, chăm sóc cho mẹ, mặc dù họ đã ở bên nhau cả nửa đời người nhưng mỗi động tác nhỏ hay ánh mắt, cử chỉ đều giống như những đôi nam nữ trẻ tuổi khi mới yêu nhau. Chồng tôi nói với tôi rằng, bố rất yêu thương mẹ bởi vì khi bà còn trẻ đã làm việc vất vả, đến tuổi có thể hưởng thụ thì lại bị bệnh tật hành hạ.

Sau này, khi mẹ tôi phải nằm viện, một lần tỉnh dậy vào nửa đêm, tôi phát hiện bố tôi một mình trong bóng tối, hai tay chắp lên ngang mặt như thể đang thỉnh cầu điều gì đó. Gương mặt ông đầy vẻ u buồn, mái tóc đã bạc nửa đầu, hình ảnh ấy khắc sâu vào lòng tôi, khiến tôi cảm động vô cùng. Bố mẹ đã luôn hỗ trợ nhau và coi nhau như bảo vật trân quý nhất cuộc đời mình.

Một lần, bố muốn đưa mẹ ra bãi biển dạo bộ, mẹ chồng tôi nói: “Tôi đi lại chậm chạp lắm, lại chẳng đi lâu được”.

Bố chồng tôi đáp lại ngọt ngào: “Không sao đâu, tôi đi cùng bà”.

Thực tế mà nói, tôi tin dù mẹ chồng tôi có chậm chạp như thế nào đi nữa, bố chồng tôi sẽ luôn ở bên bà ấy.

Tình cảm của người già cũng giống như một bộ phim cảm động, họ không thể hiện quá nhiều, họ cũng không nói quá nhiều nhưng đủ làm người ta cảm động. Hy vọng chúng ta đều có thể tìm thấy một người đủ kiên nhẫn để đi cùng chúng ta cả đời, yêu thương lẫn nhau. Bởi vì có tấm lòng chân thành thì mới không cô đơn.

Yêu thương là khóa học cả đời, khoan dung là bài tập vĩnh viễn.

Giác ngộ, thứ người đồ tể phải buông bỏ là con dao. Ái tình, thứ tình nhân phải buông bỏ là bản thân mình.

Ngọc Linh
Theo ibook.idv

Exit mobile version