Đại Kỷ Nguyên

Tưởng Kinh Quốc hồi ức những ngày bên cha

Tháng 4 năm 1937, Tưởng Kinh Quốc (trái) gặp cha mình là Tưởng Chung Chính (phải) tại Hán Khẩu sau khi từ Liên Xô trở về Trung Quốc. (Phạm vi công cộng)

Thể ngộ của Tưởng Kinh Quốc về giáo huấn của người cha Tưởng Giới Thạch: “Sáng tạo sinh mệnh kế khởi của vũ trụ” 

Tổng thống Tưởng Kinh Quốc trong cuộc đời luôn phải đối mặt với rất nhiều thử thách khảo nghiệm, khi còn trẻ ông đã lưu học ở Nga 12 năm, sau đó ông phụ trách Giang Tây trong Kháng chiến chống Nhật, tổ chức huấn luyện quân đội trẻ. Sau chiến tranh, ông đàm phán với nước Nga Xô Viết, tất cả đều dựa vào trí huệ kinh luyện trường kỳ để hóa nguy thành an. Năm 1975, cha ông là Tưởng Giới Thạch qua đời, dù sinh tử là vận mệnh không thể tránh khỏi của mỗi người, nhưng đó là một mất mát không thể diễn tả bằng lời đối với Tưởng Kinh Quốc. Trong tiểu sử của mình, ông mô tả năm đó là “năm dài nhất” trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, trong năm đó, ông đã có một thể ngộ thâm sâu hơn đối với sinh mệnh…

Sáng sớm ngày 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Kinh Quốc đến dinh Sĩ Lâm để thỉnh an cha mình, lúc đó Tưởng Giới Thạch giữ khuôn mặt mỉm cười, nói với ông: “Con trai đêm qua ngủ thế nào?” Tưởng Kinh Quốc trả lời: “Con ngủ rất ngon.”

Sau đó, ông nói với cha rằng hôm nay là tiết Thanh Minh, và là ngày 100 tuổi của tiên sinh Trương Bá Linh. Lúc ông chuẩn bị rời đi, Tưởng Giới Thạch nói: “Sau này con nên nghỉ ngơi nhiều hơn!” Tưởng Kinh Quốc nghe xong lời này, trong lòng có một cảm giác đặc biệt, cả ngày tâm lý có chút bất an.

Sau khi tham dự buổi kỉ niệm tiên sinh Trương Bá Linh ngày hôm đó, Tưởng Kinh Quốc đến thăm mộ cụ gần núi Quan Âm, hôm đó vì là tết Thanh minh, người xe đông đúc, nên ông xuống xe đi bộ. Ông chào hỏi mọi người trên đường đi và bắt chuyến phà từ Bát Lý đến bến đò Quan. Trên đường đi, ông trò chuyện với những người bạn đồng hành. Sau khi xuống bến, ông lại bắt xe buýt đến dinh Sĩ Lâm để chào cha lần nữa, lúc đó đã 4 giờ chiều, cha ông, Tưởng Giới Thạch cảm thấy hơi không khỏe, nhưng vẫn nói với con: “Về nhà nghỉ ngơi sớm chút đi.” Không ngờ, đây lại là lần cuối cùng hai cha con đối thoại.

Lúc 8h30 tối, Tưởng Giới Thạch lên cơn đau tim, sau nhiều giờ cấp cứu thì qua đời. Tưởng Kinh Quốc và kế mẫu Tống Mỹ Linh luôn ở bên cạnh ông. Lúc đó sấm sét vang lên, trời bắt đầu mưa to, có thể nói, phong vân biến sắc, trời đất cùng than khóc. Từ sáng sớm, các nhân sĩ đảng viên, chính phủ và quân đội đã lần lượt đến hiện trường để tỏ lòng thành kính trước di thể Tưởng Giới Thạch.

Cố Tổng thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc (Phạm vi công cộng)

Tưởng Kinh Quốc, lúc đó là viện trưởng Viện Hành chính, đã lên kế hoạch bàn giao việc chính phủ cho Phí Hoa, bí thư trưởng Viện Hành chính, chuẩn bị thủ tang cha trong ba năm. Khi Tưởng Kinh Quốc 30 tuổi, mẹ ông qua đời ở cố hương do quân Nhật ném bom, đương thời do chiến loạn, ông không thể thủ tang mẹ, trong lòng luôn đau đáu. Tuy nhiên, sau khi đệ đơn từ chức, ý kiến ​​này không được Thường vụ Quốc dân đảng chấp thuận, sau đó Tưởng Kinh Quốc đã túc trực bên linh cữu cha mình suốt một tháng.

Cảm ngộ trong giấc mơ: Kế thừa niềm tin

Một đêm trong thời gian túc trực bên linh cữu, Tưởng Kinh Quốc trong mộng nhìn thấy một đàn rắn độc đang lè lưỡi tấn công mình, lại có hàng rào dây thép gai chặn đường, đêm đó ông không ngủ được, trong lòng trăm mối tơ vò. Buổi sáng sau khi thức dậy, Tưởng Kinh Quốc đứng trước linh đường để đón tiếp đại sứ các nước và những nhân sĩ hiền đạt từ mọi tầng lớp xã hội đến tống tiễn, sau đó ông dành thời gian để đọc những lá thư chia buồn từ mọi nơi gửi đến, trong tâm có cảm ngộ sâu sắc.

Sau khi cố tổng thống Tưởng Giới Thạch qua đời, tình hình quốc tế thay đổi cự đại, Đài Loan trở thành căn cứ duy nhất để phục hưng nền dân chủ trong khu vực. Cảm nhận được trách nhiệm nặng nề trên vai, ông ghi lại trong nhật ký quá trình kế thừa niềm tin của cha:

Chợp mắt bên linh cữu của cha, nghĩ đến mục tiêu của cha là lãnh đạo toàn quốc chống ĐCSTQ, cứu nước và hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu chủ nghĩa tam dân, mà trong cuộc đời gần 50 năm hoạt động chính trị, tôi nhận thức sâu sắc rằng ĐCSTQ là một ác quỷ, hung thủ giết người, tất cả những sự uy hiếp, xúi giục và lừa dối phân hóa lưỡng cực, nó đều không gì không dám dùng; Đặc biệt, những thanh niên nông nổi là dễ bị lừa nhất, một khi đã bị cuốn vào bẫy thì không thể tự thoát ra được. 

Tất cả những điều này quả thực là một bi kịch lớn cho nhân loại trong thời đại này, nhưng tất cả chúng ta nên hiểu rằng, tà ác không thể tồn tại lâu dài, cuối cùng sẽ bị tiêu diệt bởi chính nghĩa, chính khí. Chỉ có thể chống lại ĐCSTQ với một thái độ tuyệt không khoan nhượng, thì mới có thể sinh tồn, mới có thể thắng lợi, và lịch sử nhân loại sẽ chứng minh rằng con đường này là chính xác nhất.

Tưởng Kinh Quốc hoàn toàn hiểu rõ trách nhiệm mình gánh vác, ông thường xuyên đề cập trong nhật ký những lời giáo huấn của cha mình: Từ khi còn nhỏ được yêu cầu học thuộc Tứ thư ngũ kinh; khi ăn cơm, cha ngăn người phục vụ cho thêm thức ăn, yêu cầu ông dưỡng thành thói quen tự mình làm mọi việc. Sau khi trưởng thành, trở thành quan chức, cha ông vẫn thỉnh thoảng ra lệnh cho ông, yêu cầu ông gần gũi quân tử, tránh xa tiểu nhân; Trong công tác, cha ông cũng yêu cầu con phải thường xuyên đọc sách thánh hiền, học tập cách trị lý thiên hạ từ các tiên hiền cổ đại…

Mối quan hệ giữa Tưởng Kinh Quốc và cha khác với mối quan hệ cha con đơn thuần, ông không chỉ là cấp dưới vâng lời lãnh tụ, mà còn là học trò của người thầy nghiêm khắc, người con kính phục người cha nhân nghĩa. Ông phụng mệnh cha ra tiền tuyến làm sứ giả, truyền đạt chỉ thị của cha đến chỉ huy phản quân đang bị bao vây; ông cũng từng bị đưa ra chiến trường trong làn mưa đạn để báo cáo tình hình chiến sự cho cha, cũng từng phụng mệnh cha làm đại sứ ngoại giao, liên lạc với Stalin, lãnh đạo của nước Nga Xô viết, để đàm phán vì quyền lợi quốc gia.

Tưởng Giới Thạch (phải) và con trai cả Tưởng Kinh Quốc (trái) năm 1954. (Phạm vi công cộng)

Là một nhà quân sự và chính trị gia, những mệnh lệnh của Tưởng Giới Thạch đối với con trai đôi khi rất khắc nghiệt và nguy hiểm, nhưng Tưởng Kinh Quốc luôn cam tâm tình nguyện, sau khi cha qua đời, ông đã viết “Mai Đài nhớ người thân”, “Lãnh tụ, từ phụ, nghiêm sư” và những trường văn khác để tưởng nhớ cha.

Thể ngộ di huấn của Tưởng Giới Thạch: Sáng tạo sinh mệnh kế khởi vũ trụ

Sau tang lễ, Tưởng Kinh Quốc cùng tùy tùng và những nhân viên hành chính kiểm kê di vật và tài sản của Tưởng Giới Thạch, phát hiện chỉ có một số nhu yếu phẩm hàng ngày và quần áo, còn có một bức chân dung Chúa Giê-su mà ông mang theo bên mình, một chiếc túi da màu vàng đựng một bản đồ cũ của Trung Quốc đại lục, bên trong còn có một bức ảnh của thuộc hạ trong quân đội, một chiếc ví nhỏ đựng thẻ đảng Quốc Dân Đảng và thẻ căn cước.

Sau khi kiểm tra, mới phát hiện Tưởng Giới Thạch cả đời hầu như không có tài sản cá nhân. Sau khi đến Đài Loan, ban đầu ông sử dụng khách sạn Thảo Sơn của Công ty Đường Đài Loan làm nơi ở chính thức, chỉ thay sàn phòng khách một lần, phần còn lại của ngôi nhà không hề được tu chỉnh. Khách sạn ở nhiều nơi đều là tài sản công, và tất cả những bộ sưu tập cá nhân suốt đời của ông đã được tặng cho các viện bảo tàng hoặc các hiệp hội lịch sử đảng, khiến ông gần như không còn một xu dính túi. Tưởng Kinh Quốc không khỏi cảm phục cuộc đời thanh bạch của cha mình.

Trong quá trình kiểm kê, Tưởng Kinh Quốc tìm thấy một câu đối, trên đó viết:

Mục đích của cuộc sống là nâng cao cuộc sống của toàn thể nhân loại, 
Ý nghĩa của sinh mệnh là tạo ra sinh mệnh kế khởi vũ trụ.

— Tưởng Giới Thạch —

Đoạn văn này đơn giản về nội dung nhưng ý nghĩa sâu sắc, đầu tiên được treo trong giảng đường của Học viện Quân sự Hoàng Phố, từng được nhà giáo dục nổi tiếng, tiên sinh Ngô Trĩ Huy ca ngợi câu đối này là triết lý tối cao của thế gian. Khi còn sống, Tưởng Giới Thạch từng yêu cầu dán hai đoạn trong câu đối này ở hai bên khán phòng của các trường tiểu học và trung học trên khắp Đài Loan, để toàn thể giáo viên và học sinh có thể thuộc lòng. Tưởng Kinh Quốc đã nhận được những huấn thị này từ cha mình trong suốt cuộc đời.

Ông cũng kể trong nhật ký, rằng cha ông, Tưởng Giới Thạch đã nhiều lần kể cho ông nghe câu chuyện về nhà tiên tri phương Tây Socrates: Khi Socrates bị kết án tử hình, vợ ông đã khóc và nói: “Anh đã bị oan, anh không thể vô tội mà chết!” Socrates đáp lại một cách nhẹ nhàng: “Tôi vô tội mà chết, quang minh lỗi lạc, lẽ nào em muốn tôi có tội mà chết sao?” Dưới ngòi bút của Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Giới Thạch luôn mỉm cười, thần thái tự nhiên khi kể câu chuyện này. Một người có thể bình tĩnh hy sinh mạng sống của mình là một người có nhân cách cao thượng, có thâm độ tu dưỡng, trước sinh tử đều không sợ hãi.

Sau cái chết của cha mình, Tưởng Kinh Quốc thể ngộ sâu sắc hơn về sinh tử: Ông tin rằng ý nghĩa của sinh mệnh không nằm tại việc sống trong nhục thân bao lâu, mà là xem chúng ta có thể hay không thể sử dụng lực lượng hữu hạn của sinh mệnh để sáng tạo ra sinh mệnh kế khởi của vũ trụ. Ông biết rằng cuộc chiến tranh chống lại ĐCSTQ không chỉ là cuộc đấu tranh đảng phái hay một cuộc chiến tư tưởng đơn thuần như hầu hết mọi người vẫn nghĩ, ông tin rằng đây là cuộc giao chiến chính tà! Đó không chỉ là cuộc chiến vì sự tồn vong của dân tộc Trung Hoa, mà còn là cuộc chiến của lịch sử văn minh của nhân loại, một cuộc chiến về lưu hay hủy đối với các sinh mệnh trong vũ trụ.

Tưởng Kinh Quốc đã viết trong nhật ký của mình:

Lãnh tụ nói về cái gọi là “sinh mệnh vũ trụ”, nói gần thì chính là chỉ sinh mệnh của quốc gia dân tộc chúng ta, nói xa thì chính là chỉ lịch sử vô cùng tận của nhân loại toàn thế giới và mọi nền văn hóa. Cá nhân chúng ta, nếu chúng ta có thể gánh vác trách nhiệm này với quốc gia, dân tộc và xã hội nhân loại thì sinh mệnh của chúng ta mới có ý nghĩa và giá trị, đây cũng chính là sinh mệnh trường sinh bất tử chân chính của chúng ta.

Ngày nay, Chu (Ân Lai) Mao (Trạch Đông đang hủy hoại văn hóa, lịch sử nhân loại trên toàn thế giới, uy hiếp sinh mệnh của quốc gia và dân tộc chúng ta, chúng ta đừng do dự phát huy lực lượng sinh mệnh của chúng ta để loại trừ chướng ngại này đối với sinh mệnh trong vũ trụ, để đạt được mục đích sáng tạo ra vũ trụ và kế tục sinh mệnh.

Tài liệu tham khảo:
“Cựu tổng thống vĩ đại Tưởng công Trung Chính”
“Con đường đến thắng lợi” 
“Tưởng Kinh Quốc tiên sinh truyền”
Nhật ký “Một tháng bên linh cữu cha” của Tưởng Kinh Quốc

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version