Đại Kỷ Nguyên

Từ bức tranh nổi tiếng thấy được nguyên nhân đại dịch bùng phát ở Trung Quốc

Bức danh họa "Dịch hạch ở thành Rome" (ảnh: Wikimedia Commons).

Bất cứ ôn dịch hay đại tai nạn nào đều không hề ngẫu nhiên giáng xuống, mà là do nhân loại tự chiêu mời…

Nhà tiên tri Craig Hamilton Parker, người từng dự báo chiến thắng của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm 2016, tiết lộ rằng ông Trump sẽ tái đắc cử, và rằng Trung Quốc sẽ trải qua một cuộc cách mạng lớn trong năm 2020 này.

Lời tiên đoán của ông Parker đáng chú ở ba điểm sau:

– Cuộc kháng chiến chống lại Bắc Kinh của người Hồng Kông sẽ phát triển hơn nữa, và bất ổn mới sẽ xuất hiện ở đại lục.

– Đối diện với nguy cơ chính quyền sụp đổ, ông Tập Cận Bình đồng ý thực hiện những thay đổi lớn.

– Về lâu dài, nền dân chủ dựa trên giáo lý của Tôn Trung Sơn sẽ xuất hiện.

Trang People Daily đã công bố dự đoán trên vào ngày 26/12/2019. Chỉ một tháng sau đó, bệnh viêm phổi Vũ Hán bất ngờ bùng nổ làm rung chuyển cả thế giới.

“Sẽ có những biến động mới ở Trung Quốc đại lục”. Đối chiếu với tình hình hiện tại, có vẻ như mức độ khủng khiếp của đại dịch Vũ Hán sẽ dấy lên sự phản kháng trong lòng dân. Với tâm lý ‘Dù sao thì cũng chết’, người ta không còn e dè sợ hãi và phục tùng như trước, vậy nên nguy cơ chính quyền Bắc Kinh sụp đổ đã không còn là tương lai xa vời. 

Và điều đáng nói là, thực tế là minh chứng hùng hồn nhất cho dự ngôn nói trên.

Vén mở tấm màn bí ẩn

Sự thật về Vũ Hán chỉ được hé lộ sau khi chính quyền Hồ Bắc không thể giấu giếm và che đậy thêm được nữa. Phải bó tay trước cơn đại dịch đang lây lan chóng mặt, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đã triệu tập và quyết định công bố sự thật. Sau đó tin tức mới được phơi bày, sự bùng phát của ôn dịch nghiêm trọng đến mức ngay cả các nhân viên y tế cũng phải gục ngã.

Trên mạng xã hội WeChat có thông tin tiết lộ rằng: Dịch viêm phổi tại Vũ Hán khởi phát nhanh và tỷ lệ tử vong cao, mỗi ngày có hơn 100 người chết. Các nhân viên y tế không thể ứng phó kịp thời, nhiều nhân viên chăm sóc và điều trị đã tử vong. Y tá trưởng của Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán tiết lộ, tình hình nguy cấp đến mức các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cũng được huy động làm bác sĩ nội khoa.

Ngày 24/1, tổng cộng 29 tỉnh thành ở Trung Quốc đại lục báo cáo tình hình bệnh dịch.

Ngày 25/1, tức mùng 1 Tết, bác sĩ Lương Vũ Đông – chủ nhiệm khoa Tai mũi họng thuộc Bệnh viện Y học Cổ truyền Hồ Bắc (Bệnh viện Tân Hoa tỉnh Hồ Bắc) – đã nhiễm bệnh và qua đời. Ngày hôm sau, một quan chức của Cục Chính trị tại thành phố Vũ Hán cũng được đưa đi cấp cứu và tử vong.

Theo trang mạng Caixin, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo Vũ Hán là Vương Hiến Lương cũng bị lây nhiễm và qua đời vào 6 giờ chiều ngày 26/1/2020 tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. Trên Twitter còn thống kê một danh sách dài các quan chức cao cấp ở Hồ Bắc cũng nhiễm căn bệnh quái ác này.

Theo một báo cáo trên Xinhuanet vào ngày 25/1, ông Tập Cận Bình đã triệu tập hội nghị Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và thừa nhận rằng dịch viêm phổi Vũ Hán đang trong tình trạng “lây lan nhanh”. Cuộc họp nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ dòng người ra vào Vũ Hán và kiên quyết ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. 

Nhưng, đã quá muộn để ngăn chặn đại dịch vào thời điểm này!

Kể từ ngày 26/1, con số các quốc gia xem xét việc cấm nhập cảnh đối với người Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Ngày 25/1, Pháp tuyên bố đưa công dân của mình ra khỏi Vũ Hán, trong khi Nga tiếp tục thảo luận về kế hoạch cấm người Trung Quốc nhập cảnh vào nước này. Ngày 26/1, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố sẽ di tản cư dân Nhật ra khỏi Vũ Hán bằng máy bay. Ngày 27/1, Hoa Kỳ cũng tuyên bố đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại Vũ Hán và sơ tán công dân Mỹ ra khỏi vùng dịch bệnh. Thủ tướng Hàn Quốc cũng thông báo rằng họ sẽ gửi ít nhất bốn chuyên cơ tới Vũ Hán để sơ tán gần 700 công dân Hàn Quốc. Khi tình hình bệnh dịch đã lên mức báo động, chính phủ Anh lên tiếng: “Để họ lại cũng đồng nghĩa với kết án tội tử hình. Chúng tôi cần đưa họ rời khỏi đây”. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra trong thời kỳ dịch SARS trước kia.

Dịch bệnh đã và đang tấn công cả Trung Quốc cũng như nước ngoài với tốc độ lan nhanh như vũ bão, nâng mức báo động lên tầm quốc tế. Bề ngoài trông giống như “người truyền người”, nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy đại dịch đang nhắm vào những nước lân bang và thân cận với Trung Quốc. Điều này có phải chỉ là ngẫu nhiên?

Khủng hoảng Vũ Hán gợi nhớ về sự sụp đổ của Đế chế La Mã cổ đại

Ngày 23/1, người dân Vũ Hán liên tục đăng tải các video cho thấy rất nhiều người đột ngột ngã quỵ, dẫu đó là trong bệnh viện hay bên lề đường. Tình cảnh vô cùng khủng khiếp và đáng sợ, nhưng ngay sau đó các video này đã nhanh chóng bị xóa sạch. Có rất nhiều trường hợp tương tự tại tiểu khu Kinh Châu, bệnh nhân đã bị các nhân viên y tế vũ trang kéo đi ngay sau khi phát hiện. Một người dân đến từ tiểu khu Tĩnh Châu của Vũ Hán bình luận: “Trong tiểu khu chúng tôi cũng có người bệnh bị ngã nhào xuống đất y như vậy”.

Cư dân mạng Weibo bày tỏ: “Nơi tôi đang ở có một người đang đi bộ thì đột nhiên đổ gục xuống, phải tận mắt chứng kiến cảnh tượng này thật vô cùng đáng sợ”. 

Hình ảnh một người đàn ông nằm chết bên đường ở Vũ Hán. (Ảnh chụp màn hình báo The Guardian)

Một bình luận khác viết: “Tôi vốn nghĩ rằng những bức ảnh và video lưu hành trên WeChat là đủ đáng sợ rồi. Tuy nhiên, chỉ khi đến bệnh viện tôi mới phát hiện rằng thực tế còn kinh khủng hơn nhiều. Phòng cấp cứu trong nháy mắt có rất nhiều bệnh nhân. Tất cả đều phải đo nhiệt độ cơ thể. Đăng ký, gặp bác sĩ thăm khám, tiêm thuốc, những âm thanh ho khạc nhổ không ngừng lọt vào tai. Trên tay mỗi người đều cầm một tờ giấy yêu cầu xét nghiệm máu, ô ghi chẩn đoán viết ‘nhiễm trùng vùng phổi’. Một nhóm người ở lối vào phòng cấp cứu đang dìu một bác gái khóc ròng, sợ hãi tới mức không thể đứng dậy. Một cụ già đang xếp hàng ở cửa phòng chẩn đoán đột nhiên ngã xuống. Một chàng trai trẻ than thở với người xung quanh, anh ta đã không ra ngoài nhưng trên tờ kết quả chụp CT vẫn có kết luận viêm phổi. Tình cảnh thật sự rất kinh khủng”.

Một cư dân mạng phẫn nộ bình luận: “Hôm nay, tôi thấy rất nhiều người trong nhóm bạn của mình đang bình thường đột nhiên ngã xuống. Các lãnh đạo tỉnh chúng ta thì vẫn ca hát và nhảy múa như không có vấn đề gì. Ông Trời hãy cho tất cả họ cũng bị ngã nhào xuống đất như thế đi”.

Những lời miêu tả thực tế này rất giống với tình cảnh đáng sợ của Đế quốc La Mã thời cổ đại khi bị chôn vùi bởi bốn lần đại dịch, hay còn gọi là “Cái chết đen”. Một nhân chứng trong lần đầu tiên bùng phát ôn dịch đã ghi chép lại điều đáng sợ mà bản thân ông chứng kiến như sau: 

“Mọi người đang trò chuyện với nhau, đột nhiên họ bắt đầu lắc lư, sau đó đổ gục xuống phố hay trong nhà. Một người tay cầm dụng cụ, đang ngồi đó làm đồ thủ công mỹ nghệ, cũng có thể đột nhiên ngã xuống, linh hồn rời cơ thể. Một người mua nhu yếu phẩm trong chợ, khi đang mặc cả hoặc đếm tiền thì cái chết đột nhiên ập đến với người mua hoặc với người bán, hàng hóa và tiền vẫn còn ở giữa nhưng không ai dám nhặt…”.

Lần bệnh dịch đầu tiên đã cướp đi sinh mạng của một phần ba dân số La Mã cổ đại. Hơn một nửa cư dân ở thủ đô Constantinople đã chết, cứ ba người thì có hai người tử vong.

Cảm hứng cho bức tranh sơn dầu

Chỉ vỏn vẹn trong vòng 50 năm, từ năm 541 đến 591 sau Công nguyên, Đế chế La Mã hùng mạnh và bất khả chiến bại đã bị diệt vong bởi bốn lần dịch bệnh “Cái chết đen”. 

Sau này, rất nhiều bậc danh họa đã tạo nên các tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này, và một trong số đó là bức “The Plague in Rome” (Dịch hạch ở thành Rome) của Jules Elie Delaunay.

Bối cảnh lịch sử của bức tranh là sự hy sinh vì Đạo của Thánh đồ Sebastian:

Thánh Sebastian qua nét vẽ của Il Sodoma (ảnh: Wikimedia Commons).

Sebastian từng là thủ lĩnh của đội vệ binh trong triều đại vua Diocletian, nhưng vì đức tin vào Chúa, ông đã bị vua Diocletian ra lệnh bắt trói và xử tử bằng tên bắn. Những kẻ hành quyết đều tôn kính Sebastian nên không ai muốn hãm hại ông, họ chỉ dám bắn vào những điểm thứ yếu trên cơ thể, nhờ đó Sebastian vẫn sống sót, nhưng ông không vì vậy mà tìm cách trốn chạy. Sebastian đến gặp vua Diocletian và khuyên nhà vua không nên đàn áp tự do tín ngưỡng, nhưng Diocletian không những không nghe mà còn ra lệnh đánh chết Sebastian, sau đó vứt cơ thể của ông vào một nơi ô uế, bẩn thỉu.

Bức tranh sơn dầu của Delaunay mô tả những điều xảy ra tiếp sau đó. Đây cũng là một nội dung trong “Truyền thuyết vàng” (Golden Legend) được lưu truyền từ thế kỷ thứ 13, cho thấy dịch bệnh chính là sự trừng phạt của Thánh Thần: Sau khi Sebastian tử vì Đạo, Thiên sứ đã xuất hiện và phái đi một hắc Thần cầm thanh giáo tấn công vào những ngôi nhà nơi bệnh dịch sẽ xâm nhập. Trên đường phố, các bệnh nhân nằm la liệt. Họ đã từng làm ngơ trước tội ác hay đã từng tiếp tay bức hại Thánh đồ, và giờ đây họ đang trả giá trong đau khổ. Nói cách khác, những người đã giúp vua Diocletian bức hại chính tín đều phải đối mặt với cơn thịnh nộ của Thánh Thần.

Tác phẩm “Dịch hạch ở thành Rome” của Jules Elie Delaunay (ảnh: Wikimedia Commons).

Bức danh họa trên đã tiết lộ một thiên cơ, cũng là lời nhắn nhủ với hậu thế: Thiên tai hay dịch bệnh đều là do con người tự mình chuốc lấy, trong đó tội ác không thể dung thứ chính là bức hại chính tín, bức hại thiện lương. Chỉ có thành tâm hối cải, biết hồi tâm hướng thiện, bỏ tà theo chính, thì mới có thể hóa giải tai ương. Thế nên mới có chuyện: Sau bốn lần xảy ra ôn dịch, người dân La Mã đã mang xương cốt của Sebastian đi diễu hành, vừa tỏ lòng tôn kính các Thánh đồ, vừa bày tỏ sự ăn năn hối cải, thì bất ngờ ôn dịch ở thành Rome cũng hoàn toàn biến mất.

Câu chuyện lịch sử trên muốn nói với chúng ta rằng: Bất cứ ôn dịch hay đại nạn nào đều không hề ngẫu nhiên giáng xuống, mà là do con người chiêu mời đến. Cách duy nhất để thoát khỏi tai họa là cần biết kính Thiên tri mệnh, thành tâm hối cải, mới có thể đẩy lùi và tránh xa thảm họa. 

Đi tìm chìa khóa của cuộc sống 

Một nhà sử học sống sót qua cơn đại dịch thứ tư đã kể về sức sống kỳ diệu như một thần tích thời ôn dịch: “Có người rất khỏe mạnh, dù chạy khỏi thành phố vẫn bị mắc bệnh, từ đó mang dịch lan truyền đến những người chưa mắc. Lại có một số người thậm chí sống cùng với người đang mang dịch bệnh, thậm chí tiếp xúc với người đã chết nhưng vẫn không bị lây nhiễm”.

“Còn có người vì mất hết gia đình, con cái, nên chủ động ôm người chết, tựa vào những người mắc bệnh với mục đích mong mình nhanh chết, nhưng dường như bệnh tật không muốn để họ đạt được mong muốn. Dù bị giày vò về tinh thần đủ thứ đủ loại nhưng họ vẫn khỏe mạnh bình thường như cũ”.

Tại sao có những người muốn chết cũng không chết được, lại có người muốn sống cũng không thể sống? Cổ nhân có câu: ‘Sống chết do Trời định”. Vậy “Ông Trời” sẽ dựa vào đâu để quyết định sự sống chết của một sinh mệnh? Ấy là dựa vào nhân quả, phúc đức và nghiệp báo của bản thân cá nhân đó. Khi kiếp nạn xảy ra, Thiên lý chính là thước đo công bằng nhất để quyết định một sinh mệnh có được lưu lại hay không. Nói cách khác, con người thế gian đều phải chịu trách nhiệm về lời nói và hành vi của chính bản thân mình.

Thiên lý vô tình hay hữu ý khi năm xưa dịch bệnh bùng phát tại La Mã, nơi phát động cuộc bức hại Thánh đồ? Và Thiên lý vô tình hay hữu ý khi ngày nay, đại dịch lại càn quét quốc gia độc tài, nơi vẫn ngang nhiên giam giữ các cộng đồng người thiểu số Tân Cương, đàn áp Phật giáo Tây Tạng, mổ cướp nội tạng người tu luyện Pháp Luân Công, và thẳng tay giết hại người biểu tình Hương Cảng? Giá như người Trung Hoa thôi đừng hô vang chính quyền là “quang vinh, vĩ đại”, và giá như người Trung Hoa thôi đừng vô cảm trước tội ác, đồng lõa với búa liềm…

Cũng như La Mã năm xưa, hẳn những người sống sót qua ôn dịch sẽ chiêm nghiệm một điều: Chỉ khi nhận rõ chính tà, tin vào Thiên lý, hành theo lương tri, mới có thể bảo toàn tính mệnh, mới có được tương lai…

Kiên Định
Theo NTDTV

Video: Đại dịch virus Corona, chính quyền Trung Quốc tự gây nguy hiểm cho mình

Exit mobile version