Nhắc đến những câu chuyện cổ, có lẽ mọi người đều có thể liệt kê ra được một hoặc hai cố sự, ví như câu chuyện về việc Nghiêu, Thuấn, Vũ nhường ngôi, Đại Vũ trị thủy, Hoàng Đế đại chiến với Xi Vưu, còn có Nữ Oa đội đá vá trời, tạo ra con người, Khoa Phụ đuổi mặt trời, Thần Nông nếm trăm vị thuốc, Luy Tổ quay tơ, Thương Hiệt sáng tạo chữ viết…
Những câu chuyện được liệt kê ra cũng không ít, tuy nhiên chúng lại được kể ra rất đơn giản, giống như những câu chuyện cổ tích, chủ yếu dùng cho trẻ em đọc. Hơn nữa chúng cũng chỉ được xem như là câu truyện truyền thuyết mà không có căn cứ lịch sử, không có tư liệu lịch sử chứng minh, thậm chí những điều được ghi trong ‘Sử ký-Ngũ đế bản ký’ cũng bị nói thành truyền thuyết.
Đúng là trong lịch sử đã từng xảy ra sự cố thất lạc tư liệu văn hiến thời Thượng cổ, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không có tư liệu lịch sử thờ đó được lưu lại tới ngày nay. Giống như cuốn ‘Thượng cổ bí sử’, nếu như không có lượng lớn tư liệu để tham khảo thì làm sao người xưa có thể viết thành trước tác đó được? Có lẽ cũng có người nói, bí sử không phải là chính sử, không biên soạn được? Kỳ thực, bí sử cũng là sử, chính sử giản lược, bí sử viết cẩn thận chi tiết, có thể bổ sung cho chính sử. Thường thì khi dữ liệu chính sử không tìm được tư liệu lịch sử thì sẽ tìm chúng trong bí sử.
ĐCSTQ luôn nói rằng con người, đồ vật, sự kiện và câu chuyện trong thời thượng cổ là truyền thuyết kể lại, và đó cũng là cách giáo dục dân chúng. Ngoài việc che giấu thêm thắt nội dung thì ngay trong sách giáo khoa dành cho học sinh, họ cũng nhất định phải ghi chú rằng đó là truyền thuyết, trong ghi chú từ điển cũng phải nói rõ là đó là những câu chuyện được kể lại. Kỳ thực đây là một phương thức tẩy não của chính quyền. Nói thẳng ra thì ĐCSTQ không muốn cho người dân Trung Quốc biết về tổ tiên của mình, không muốn cho dân chúng biết cội nguồn lịch sử và văn hóa truyền thống Trung Hoa, bởi vì đó là cội nguồn của văn hóa thần truyền.
Lần đầu tiên đọc cuốn “Thượng cổ bí sử” khiến tôi thật sự kinh ngạc. Tôi không ngờ những cố sự được lưu truyền lại tới ngày nay lại phong phú và đầy đủ đến vậy.
Tôi hiểu sâu sắc về sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với thông tin lịch sử và văn hóa thượng cổ Trung Quốc. Lấy cuốn sách “Thượng cổ bí sử” làm ví dụ, tôi đã đọc bộ sách này khi đang ở trong tù vì bị ĐCSTQ bức hại. Ban đầu cuốn sách nằm trong bộ sưu tập của thư viện, vì thư viện và nhà tù có quan hệ với nhau nên cuốn sách đã được tặng cho nhà tù như một món quà. Lúc đó nhà tù cũng muốn thực hiện cái gọi là ‘Nhà tù văn minh’, do đó họ có xây dựng một phòng đọc sách nhỏ, nhờ đó mà tôi mới có cơ hội đọc được cuốn sách này.
Tên ban đầu của cuốn sách là “Trung Quốc sử ký toàn thư”, kể về lịch sử từ thời cổ đại đến thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, có khoảng 20 tập. “Thượng cổ bí sử” gồm bốn tập (khi đó tôi đọc thì thấy bị thiếu tập đầu tiên), chủ biên là ông Chung Dục Long người thuộc Trung Hoa Dân Quốc. Bộ phận biên soạn là Thái Đông Phiên và một số người khác. Vì thế mà mọi người thường coi bí sử như là tiểu thuyết để đọc. Có lẽ cũng bởi vì có tác giả viết sách đặt tên sách thành ‘XX bí sử’.
Vậy, những sự kiện được miêu tả trong bộ ‘Thượng cổ bí sử’ có được mấy phần đáng tin? Trong quá trình bản thân tôi đọc cuốn sách, tôi cảm giác được mức độ nghiêm túc cẩn trọng trong nghiên cứu học vấn, có trách nhiệm và thành tâm đối với người đọc của ông Chung Dục Long. Mặt khác, dựa theo lời giới thiệu, Chung tiên sinh sống trong thời Trung Hoa dân quốc, tôi nghĩ rằng ít nhất thì ông cũng không chịu ảnh hưởng của văn hóa biến dị mà ĐCSTQ tạo ra.
Cho dù giá trị tham khảo lịch sử của cuốn sách này không lớn. Tuy nhiên, việc truyền bá nó rộng rãi giống như một câu chuyện chẳng lẽ không tốt sao? Nhưng không phải vậy, tôi đã mấy lần đến hiệu sách tìm mà không thấy, ngay cả trong những hiệu sách lớn cũng không thấy bán. Bộ phận sách diễn nghĩa của Thái Đông Phiên tiên sinh, tôi thấy có bán ở hiệu sách, hơn nữa còn có mấy phiên bản của nhà xuất bản khác nhau, duy chỉ có cuốn ‘Thượng cổ bí sử’ là không có. Điều này có thể thấy được sự kiểm soát có chủ ý của chính quyền Trung Quốc.
Cuối cùng, tôi cũng đã tìm thấy cuốn sách trên mạng internet. Thế nhưng tôi nghĩ rằng, dù đã tìm được trên mạng internet, vì một số điều kiện hạn chết, thật ra là vẫn không dễ dàng giúp cho tất cả mọi người có thể hiểu hết. Trong loạt bài này sẽ giới thiệu một số nội dung trong cuốn ‘Thượng cổ bí sử’ và một chút cảm ngộ về đời sống thời Thượng cổ.
Lúc mới bắt đầu, tôi đọc từ tập 2 của bộ sách, khúc mở đầu nói về sự xuất hiện của Kỳ Lân vô cùng thần kỳ. Tiếp đến là sự việc Đế Nghiêu cần cù việc chính sự, ông thường qua lại hai nơi là núi Miểu Cô Xạ và núi Vương Ốc. Một lần, trên đường từ núi Miểu Cô Xạ trở về, nghe nói ở vùng ngoại ô phía đông có hai con thú lạ, giống như kỳ lân, nhưng không biết đó có đúng là Kỳ Lân không. Ông nhớ đến chuyện Xích Tương Tử Dư ở thời Hoàng Đế đã gặp qua liền tuyên triệu Xích Tương Tử Dư tới hỏi chuyện.
Xích Tương Tử Dư nói: “Kỳ lân thật sự rất dễ nhận biết. Con đực là kỳ, con cái là lân. Thân như con hoẵng, chân như chân ngựa, đuôi như đuôi bò, có màu sắc vàng, móng chân tròn, trên đầu có một sừng, đầu sừng có thịt. Thanh âm khi kêu hợp với âm Hoàng chung đại lữ (âm thanh cao nhất đẹp nhất của chuông vàng) trong nhạc luật. Tiếng kêu của con đực giống như hai chữ ‘Du Thánh’. Thanh âm tiếng kêu của con cái phảng phất thanh âm hai chức ‘Quy xương’. Vào mùa đông, âm thanh của nó lại giống như âm hai chữ ‘Dưỡng tuy’. Khi bắt đầu đi trên đường, cất bước có quy, xoay người có củ. Khi đi diễu hành, trước phải chọn đất, bay liệng vòng quanh; không dẫm lên côn trùng, không phá hủy cỏ cây; không sống theo bầy đàn, không đi từ nơi này tới nơi khác. Tính tình linh hoạt, không mắc bẫy, không sa lưới, thật sự là một loại thần thú. Thọ mệnh của nó rất dài, ít là một ngàn tuổi, lâu là 3 ngàn tuổi. Thượng ứng với sao mộc, hạ là côn trùng lông dài.
Khi nó xuất hiện thì nhất định phải là lúc thế gian thịnh đức và có 6 điều kiện. Thứ nhất là quân vương là bậc chí nhân, không khô thai, không cắt noãn. Thứ 2 là đức của quân vương đạt tới thâm sâu khó lường, kẻ xấu bị đuổi đi, bậc hiền nhân tại vị. Thứ 3 là vương giả minh tỏ đạo lý hưng suy, uy vũ mà nhân từ, nhân từ mà lo nghĩ cho bách tính. Thứ 4 là, bậc vương giả khi hành động đều thuận theo nghĩa, khi tĩnh lặng lại thể hiện sự khoan dung. Thứ 5 là công việc của vương giả, yêu mến sinh mệnh, diệt trừ cái ác, đức đạt tới chim muông, ân đạt đến côn trùng. Thứ 6 là vương giả xem tỏ việc sửa lễ nghi. Chỉ cần có một trong 6 điều kiện này thì nó mới chịu xuất hiện. Hiện tại bậc thánh thiên tử tại vị được 7 năm, 6 điều kiện có thể nói là đã đủ cả. Theo tại hạ nghĩ, nhất định đó là kỳ lân không thể nghi ngờ”.
Nghiêu đế nghe xong thì tỏ ra vô cùng khiêm tốn. Xích Tương Tử Dư nói: “Để tại hạ đi xác định cụ thể, xem có đúng không? Ở thời Hiên Viên đế, tại hạ đã nhìn thấy rất rõ, nếu đúng là kỳ lân, chỉ cần nhìn qua là biết ngay”. Nghiêu đế nói: “Trẫm cũng cùng đi để mở rộng tầm mắt”. Vậy là mọi người cùng nhau đi đến Đông Giao, quả nhiên nhìn thấy hai con dã thú, độc nhất vô nhị. Xích Tương Tử Dư vừa nhìn thấy liền nói: “Đây chẳng phải kỳ lân là gì?”
Lúc đó, kỳ lân đang nằm trong rừng nghỉ ngơi. Hai bên có rất nhiều người đang xem, nó cũng không sợ hãi. Thấy Nghiêu đế bước tới, nó từ từ đứng lên, một con kêu hai tiếng ‘Du thánh’, một con kêu hai tiếng ‘Quy xương’, dáng vẻ như đang nghênh đón Nghiêu đế vậy.
Khi biết rõ đó là kỳ lân, mọi người đều hướng đến Nghiêu đế chúc mừng. Dân chúng biết được thì vô cùng vui mừng hô vang ‘vạn tuế’ 3 lần, âm thanh chấn động một vùng. Thế nhưng Nghiêu đế vẫn tỏ rõ bản thân là vị hoàng đế khiêm nhường, cùng quần thần hướng về Bình Dương mà đi. Kể từ đó, hai con kỳ lân rong ruổi khắp bốn phương đông, tây, nam, bắc và không bao giờ trở lại đó nữa.
Nói đến đây lại khiến tôi liên tưởng tới một câu thơ: “Thán phượng giai thân phủ, thương lân oán đạo cùng”(Ca ngợi phượng hoàng mà than thở bản thân không tốt, Thương kỳ lân mà oán hận thế đạo chẳng còn). Nói về thời Khổng Tử còn sống, ông cũng từng thấy kỳ lân xuất hiện, nhưng khi nhìn thấy thì con vật này, nó đã bị một tiều phu đánh chết, lúc đó Khổng Tử bật khóc cảm thán nói: “Đạo không còn nữa rồi!” Kỳ lân xuất hiện khi đạo đức thế gian suy đồi phải chăng đang báo hiệu điều chẳng lành. Kỳ thực, thời đó mọi người nói rằng ‘lòng người chẳng còn như xưa”. Đương nhiên là so với thời nay, tâm địa của người thời Khổng Tử còn tại thế vẫn tốt hơn nhiều. Hiện tại thì không cần bàn cãi nữa, sự suy đồi đạo đức của con người hiện nay là có liên quan trực tiếp đến cách thức điều hành chính trị của ĐCSTQ.
Sau khi ĐCSTQ nắm chính quyền, hàng chục triệu người đã bị giết, chưa nói đến các loài động thực vật khác. Năm đó, chim sẻ bị đuổi tới mức kiệt sức rơi xuống mà chết, rồi bị nhặt lên xe tải đưa đi. Phần tử tri thức bị coi là ‘Xú lão cửu’ (những lão già hôi hám) mà lọt vào danh sách đấu tố. Hiện tại chúng lại tận lực đàn áp những người bảo vệ dân chủ, nhân quyền và công lý, thậm chí còn làm một việc tàn bạo hơn – thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống để kiếm về khoản lợi nhuận khổng lồ. Có thể nói, 6 điều kiện kể ra ở trên thì thua kém quá xa, thế mà ĐCSTQ vẫn luôn tuyên truyền rằng thời đại hiện tại là thời ‘thịnh thế’, hơn nữa còn thảo luận về cái gọi là ‘Cường quốc trỗi dậy”.
Tiếp đến là nói về câu chuyện Nghiêu đế đến núi Vương Ốc để bái kiến thần nhân Duẫn Thọ, câu chuyện cũng tràn đầy sự thần kỳ. Đó là ngày mồng một tháng 11, Duẫn Thọ nói với Nghiêu đế: “Đế đến thật đúng lúc, ta vừa quan sát thiên tượng, tối nay nhất định có chuyện lạ, rất có ảnh hưởng về sau. Mời Đế đến ngọn núi đối diện vào đêm nay, ta sẽ cùng ngài, cùng nhau quan sát, cũng rất thú vị”. Nghiêu đế vội hỏi: “Là chuyện gì vậy?” Duẫn Thọ nói: “5 tinh tú sẽ hạ phàm vào đêm nay, không thể không nhìn một lần”.
Vào ban đêm, Nghiêu đế và Duẫn Thọ dẫn theo thị vệ đi đến ngọn núi đối diện. Duẫn Thọ lần lượt giới thiệu tình hình của 5 ngôi sao, cuối cùng chỉ tay vào ngôi sao phía tây bắc nói: “Kia là sao Thủy, hiếm gặp nhất, chỉ có thể nhìn thấy vào một hoặc hai ngày mùa đông, thời điểm trước lúc mặt trời mọc, hoặc sau khi mặt trời lặn. Cũng có người nghiên cứu thiên văn cả một đời vẫn không thể nhìn thấy nó. Hôm nay đúng là thời điểm có thể nhìn thấy, thực là cơ hội hiếm có”.
Nghe tới đây, chợt nghe thấy xoẹt một tiếng ở hướng Tây, quay đầu lại nhìn, chỉ thấy một luồng sáng, giống như một quả cầu lớn từ sao Kim bay ra, rơi thẳng xuống hạ giới. Tiếp đến ở hướng Nam cũng xoẹt một tiếng, lại xuất hiện một luồng sáng mang theo quả cầu lớn từ sao Mộc hạ xuống. Rồi từ phương Bắc cũng xoẹt một tiếng, một luồng sáng phát ra mang theo quả cầu lớn rơi từ sao Mộc xuống trái đất. Tiếp theo từ hướng Tây Bắc cũng thấy xoẹt một tiếng, một luồng sáng mang theo một quả cầu lớn bay ra khỏi sao Thủy rồi hạ xuống mặt đất. Một lúc sau, sao Hỏa và sao Thổ đồng thời phát ra hai âm thanh xoẹt xoẹt, hai tia sáng mang theo hai quả cầu lửa rơi xuống hạ giới.
Lúc này, Nghiêu đế thấy vô cùng kỳ lạ liền hỏi Duẫn Thọ: “Loại hiện tượng này chưa từng thấy trước đây. Rốt cuộc chủ của Thiên Hà gặp tai họa hay cát tường, mong ngài chỉ giáo một chút”.
Duẫn Thọ nói: “Tại hạ hôm qua có bói một quẻ, hiện tượng này đối với thời hiện tại không có quan hệ gì, nhưng lại liên quan rất lớn vào thời gian của hai nghìn năm sau”.
Nghiêu đế hỏi: “Quan hệ thế nào? Lão sư có biết không?”
Duẫn Thọ đáp: “Thoạt nhìn trên quẻ Quái Tượng, sau khi linh Thổ tinh hạ phàm, nó sẽ hóa thành một khối đá màu vàng ở chân núi Cốc Thành. Hai ngàn năm sau, khối đá lại hóa thành một ông lão, lấy binh thư truyền thụ cho một người tài giỏi, người này sẽ làm thầy của vương giả. Sau khi người này hoàn thành sự nghiệp sẽ lui về tu luyện cầu đạo tiên, tới tìm ông lão ở chân núi Cốc Thành. Quả nhiên khi đến nơi liền thấy khối đá màu vàng, ông đem về bái tế trong từ đường. Sau nhiều năm, người này đã đắc đạo trở về cõi tiên. Lúc người nhà mai táng ông, họ cũng đem khối đá màu vàng đặt vào bên trong mộ. Người sống gần ngôi mộ đều nhìn thấy luồng khí màu vàng cao khoảng mấy trượng, xông lên từ vị trí của ngôi mộ. Lại qua nhiều năm sau, ngôi mộ này bị đạo tặc đào bới, họ không thấy thi thể của người trong mộ đâu, hòn đá màu vàng cũng không được yên ổn, từ đó về sau người ta không thấy khí màu vàng xuất hiện ở ngôi mộ đó nữa, chuyện về Thổ tinh hạ phàm mới chấm dứt.
Mộc tinh hạ xuống Kinh Sơn và hóa thành một khối ngọc đẹp hiếm thấy, nhìn bề ngoài có màu xanh, ở chính giữa lại có màu trắng. Một người nhặt được nó nên đã dâng lên Quốc quân. Quốc quân tưởng là ngọc giả, cho rằng đây là tội khi quân nên đã đuổi người kia đi.
Sau khi vị Quốc quân chết, người mới lên thay, người nọ lại đem khối ngọc lên tiến dâng, Quốc quân mới cũng nói đó là ngọc giả liền đuổi đi. Về sau vị Quốc Quân này chết, lại có một Quốc Quân khác lên thay, người nọ cũng muốn đem khối ngọc dâng lên nhưng lại không dám nữa, ông chỉ biết ôm khối ngọc khóc 3 ngày ở nơi hoang dã. Quốc Quân mới này biết chuyện liền gọi người nọ đem khối ngọc đến, sau khi tách ra thì thấy quả nhiên đó là một khối trân bảo quý hiếm, vì vậy đã tặng thưởng lớn cho người hiến ngọc. Về sau, Quốc quân cầm khối ngọc này hiến lên cho Thiên Tử, Thiên tử đem khối ngọc chế tác thành ngọc tỷ truyền quốc, lưu cho hết đời này đời khác. Mãi đến một ngàn năm sau, một vị Thiên tử bị bề tôi ép buộc, mang theo ngọc tỷ lên lầu tự thiêu, lúc này Mộc tinh hạ phàm mới tiêu tán.
Hỏa tinh hạ xuống Nam Hải biến thành một khối ngọc lớn, đường kính khoảng hơn một thước, thường xuất hiện trên mặt biển, tỏa sáng trăm dặm, khí màu hồng xuyên thẳng lên trời. Người đời sau đặt tên cho khu vực đó là Châu trì, cũng có người gọi là Châu Nhai, trường tồn lâu nhất, có thể dài tới 4 ngàn năm mà không suy. Trên quẻ không nhìn thấy kết quả cuối cùng của nó.
Kim tinh rơi xuống ngọn núi phía tây Sơn Khuê, Chung Nam, hóa thành một khối đá màu trắng, trông giống như ngọc đẹp, thường xuyên có mây tím bao phủ. 3 ngàn năm sau, một vị thiên tử muốn điêu khắc bức tượng thần, nhưng lại không có nguyên liệu tốt. Một đêm ông mộng thấy một vị thần nhân nói cho ông biết, đào khối đá có mây tím bao phủ làm nguyên liệu tạc tượng. Sau khi tỉnh mộng, ông đã phái người đi đào khối đá và tạc thành một bức tượng thần cao hơn 2 thước, ngoài ra khối đá còn có thể tạc thêm được mấy bức tượng người cao khoảng 6 xích. Sau mấy trăm năm, các pho tượng dần bị hủy hoại, Kim tinh hạ phàm mới được tiêu tán.
Thủy tinh hạ xuống một thung lũng ở phía bắc, hóa thành một khối đá màu đen, đường kính hơn một trượng, cao khoảng 3 thước. Sau 2.500 năm, màu sắc trở nên đẹp hơn nhưng không quá mức sáng rõ. Qua nhiều năm, chợt như sấm chấn động, thanh âm nghe thấy từ hàng vạn dặm. Khối đá đen này có thể tự đứng lên và hóa thành khối đá trắng, trên bề mặt có hình dáng của bò, ngựa, tiên nhân… Ngoài ra nó còn có hình ngọc hoàn, ngọc quyết và chữ nhật. Có lẽ thời điểm đó là khối đá đã đồng ý báo hiệu điềm lạnh có vị Thánh A La giáng sinh. Đến cuối cùng Thủy tinh đi về đâu thì trên quẻ cũng không nhìn ra nữa. Năm điều này là những vấn đề liên quan đến hậu thế”.
Nghiêu Đế nói: “Mặc dù lão sư nói như vậy, nhưng đệ tử dù sao cũng có chút nghi hoặc. Vì sao mà không trước không sau, 5 ngôi sao lại đồng loạt giáng xuống vào thời điểm này?” Duẫn Thọ nói: “Sao băng trên trời vẫn thường xuất hiện. Trong một năm thì không biết là có bao nhiêu, nhưng ứng với thế gian hoặc hậu thế lại không có mấy quan hệ, hơn nữa một nửa số đó vẫn ở trên biển hoặc núi sâu ít người biết đến. Lần này 5 tinh tú hạ phàm có quan hệ rất lớn đối với hậu thế. Hôm nay Đế lại tới, ta mới đặc biệt mời ngài đi xem một chút. Đế có thể yên tâm, 5 ngôi sao hạ phàm lúc này không liên quan gì đến thời hiện tai”.
Sau khi đọc đoạn này, bạn có cảm thấy câu chuyện rất đầy đủ và chi tiết không? Trong “Bí sử thời thượng cổ”, rất nhiều cố sự được giảng ra rất chi tiết, bao gồm cả câu chuyện được đề cập tới ở đầu bài viết này, ngoài ra còn có câu chuyện về Thuấn đế, Đại Vũ trị thủy, trong quá trình cũng có nhiều tích lạ lưu truyền, đủ loại người và việc kỳ dị, nhiều loại thú kỳ dị, trong đó nhiều sự vật cũng được ghi chép trong ‘Sơn hải kinh’. Hơn nữa, độc giả có thể từ đó mà cảm nhận được, thời kỳ thượng cổ tràn đầy thần tích, có thể nói nó là thế giới thần thoại, chẳng trách ĐCSTQ lại thấy mẫn cảm với nó.
Sau khi đọc “Bí sử cổ đại”, bạn sẽ phát hiện ra rằng trạng thái xã hội thời thượng cổ, con người và Thần có thể giao tiếp với nhau. Thậm chí, trong một số trường hợp, không gian của Thần và không gian của con người có sự liên kết tương thông, ví như lúc Đại Tư Nông bái kiến Tây Vương Mẫu, ông đã cưỡi chim xanh vượt qua vùng nước yếu ở Tây Hải, trong khi không tự biết mà bước sang không gian khác.
Đại Vũ cũng từng trải nghiệm chuyện như vậy. Một lần ở gần Thái Sơn, lần đầu tiên ông nhìn thấy Vân Hoa phu nhân, người con thứ 23 của Tây Vương Mẫu, lúc đó vốn là thời tiết mùa đông, nhưng khi đến gần lại thấy khắp nơi đầy hoa cỏ khác lạ, còn có cung điện nguy nga. Đại Vũ được Vân Hoa phu nhân dẫn vào cung điện. Bà cũng tặng cho Đại Vũ mấy bộ bảo lục, một trong đó là sách lược trị thủy, còn có bộ phận là thần chú triệu hoán các vị Thần. Bởi vì Đại Vũ có thể triệu hoán các vị Thần nên người đời sau gọi ông là Thần Vũ. Cung điện của Vân Hoa phu nhân vốn ở Vu Sơn Tam Hạp, tai sao lại xuất hiện ở Thái Sơn? Sau này Đại Vũ mới biết được, Vân Hoa phu nhân đã sử dụng thủ pháp co rút lục địa. Có một lần Đại Vũ đi tuần ở khu vực hải ngoại phía Bắc, trên đường gặp gió lớn, ông bị thổi tới một nơi gọi là Trung Bắc quốc, cũng là ở không gian khác. Ngoài ra, khi trở về từ chuyến đi tuần tới phương Tây, nhận lời Nghiêu đế đến Côn Lôn bái tạ Tây Vương Mẫu. Trải nghiệm của ông cũng không khác nhiều so với Đại Tư Nông, ông gặp được rất nhiều Thần Tiên.
Trên thực tế, trong quá trình trị thủy của Đại Vũ, có rất nhiều vị Thần đã tới trợ giúp ông. Ngoài bảy vị thiên tướng do Vân Hoa phu nhân phái đến, còn có bảy vị địa tướng do Vương Phòng Sơn thu phục, được gọi chung là “14 vị tướng thiên địa”, vẫn đi theo trợ giúp từ khi Đại Vũ trị thủy đến thời điểm ông đi tuần ngoài biển. Ngoài ra còn có nhiều vị thần nhân cũng chỉ dẫn và trợ giúp, trong lúc diệt trừ yêu ma thì nhờ sự giúp sức của 28 tinh tú trên trời mới có thể thành công. Ngoài ra còn có Ứng Long, người được Thần Đông Hải phái đến trợ giúp, khi Đại Vũ đi tuần ở ngoài biển phương Bắc, bởi vì Ứng Long bắn chết Khoa Phụ, bị Đại Vũ trách mắng vài câu mà bỏ đi, nhưng sau này Ứng Long vẫn vì người dân phương Nam mà tạo phúc cho bách tính. Khi mở núi Mạnh Môn, Đại Vũ cũng được Phục Hy Thị dẫn vào một sơn động, tặng cho một chiếc thước đo độ cao của núi so với mặt nước biển. Hơn nữa, ở núi Mạnh Môn có xảy ra một chuyện lạ, rất nhiều cá chép bơi vượt qua thác nước núi ở ngọn núi này mà hóa rồng. Vì vậy mà núi Mạnh Môn sau này còn được gọi thanh núi Long Môn. ‘Ca chép vượt long môn’ đã trở thành chuyện xưa lưu truyền rộng rãi.
Theo ghi chép lịch sử, nhiều tích lạ về thời Đại Vũ trị thủy được người đời sau phát hiện. Tích được coi là lạ nhất chính là thi thể của Nhị Phụ Nguy được phát hiện. Đây là thời điểm đầu tiên mà Đại Vũ đi làm lễ bái Thượng Đế, Thượng Đế bảo ông, khi đi qua núi Sơ Chúc thì đem thi thể của Nhị Phụ Nguy giấu trong một hang đá. Về sau, vào thời nhà Hán, thi thể bị phát hiện, trong số các đại thần lúc bấy giờ, chỉ có Lưu Hướng nói ra được lai lịch của thi thể. Câu chuyện này cũng được ghi chép trong ‘Sơn Hải Kinh’, cuốn sách nổi tiếng một thời. Bởi vì rất nhiều tích lạ về thời Đại Vũ trị thủy cũng được ghi chép trong cuốn sách này. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra xương cốt của tộc người Thông Khí, tộc người này thuộc về người khổng lồ. Khi Đại Vũ ở núi Hội Kê gặp các chư hầu, tộc Thông Khí làm phản và bị Đại Vũ xử trảm. Thực tế vẫn còn nhiều ví dụ khác không được liệt kê ra.
Những cố sự này đều là những chuyện làm xúc động đến đầu não của ĐCSTQ, vốn tuyên dương vô thần luận, gắng hết sức khiến con người từ bỏ niềm tin đối với Thần, phá hủy chính tín đối với Thần, nhằm đạt mục đích khống chế tư tưởng con người. Thử nghĩ, nếu mọi người đều nhớ nghĩ về ngọn nguồn của lịch sử, phát hiện thấy cội nguồn văn hóa Trung Hoa là do Thần truyền cho, vậy thì họ sẽ tín Thần, kính Thần, kính sợ Trời đất, ai còn dễ dàng bị ĐCSTQ khống chế tư tưởng nữa?
(Còn tiếp)
- Xem trọn bộ loạt bài: Thượng cổ bí sử
Theo Vision Times
San San biên dịch