Đại Kỷ Nguyên

Thị phi chỉ vì mở miệng nhiều, phiền não cũng bởi can thiệp lắm

Người ta thường nói: “Thiện ý một câu ấm 3 đông, lời ác lạnh người 6 tháng ròng”. Có khi chỉ một câu nói vô tình cũng có thể thay đổi cả một đời người.

Dù là phương Đông hay phương Tây, xét về các giá trị phổ quát của nhân loại thì ở đâu cũng như nhau, không nhiều khác biệt. Về vấn đề lời ăn tiếng nói và xử thế hàng ngày, trong tiếng Anh có một câu thành ngữ rằng: “Put oneself in someone’s shoes” nghĩa là phải đặt mình vào vị trí của người khác để không làm tổn thương họ. Phật gia cũng dạy “tu khẩu”, những lời nói không phù hợp sẽ khiến bản thân tự tạo ra khẩu nghiệp, từ đó bản thân cũng phải chịu những đau khổ. Đạo gia lại chia sẻ với chúng ta ý tứ này: “Gặp người không nói chuyện nhân gian, làm người vô sự giữa trần gian”.

Quản tốt miệng mình, nói những lời nên nói, những gì không nên nói thì đừng nói, đời người mới có thể trách họa được phúc.

Không nói chuyện thị phi

Trong thời đại Internet, tổn thất nhìn thấy cho việc truyền tin đồn rất thấp vì thế sinh ra rất nhiều anh hùng bàn phím. Họ thích đem tin đồn, lời tán gẫu trở thành đề tài nói chuyện. Họ nói một cách vô thức về các chủ đề riêng tư của người khác, nhận xét, bình phẩm về người khác và khi hợp ý, ngay lập tức nói những lời xấu xí.

Phật gia thường giảng về khẩu nghiệp. Mỗi lần người ta nói ra những lời làm tổn thương người khác đều là đang tạo nghiệp cho bản thân. Nữ minh tinh đời đầu của Trung Quốc, Nguyễn Linh Ngọc cũng chỉ vì một tờ báo lá cải suy đoán ngông cuồng về cuộc sống riêng tư của cô ấy, chỉ điểm, dẫn dắt dư luận chỉ trích cô, khiến cho cuộc đời cô bế tắc và cuối cùng cô chọn cách tự sát bằng thuốc ngủ.

Đó có khác gì giết người không thấy máu? 

Nhiều người bình luận đúng sai, chỉ trích người khác, còn dương dương tự đắc. Họ không hề tin tạo nghiệp nhiều, sớm muộn cũng có báo ứng tìm đến. Trong Cách ngôn liên bích có nói: “Ngồi yên tĩnh và tự suy xét về bản thân, chứ đừng kiếm chuyện phiếm bàn luận đúng sai về người khác”.

Miệng là cái rìu làm tổn thương người khác, lời nói là con dao sắc nhọn, giữ lại một chút khẩu đức cũng là giúp bản thân góp nhặt phúc phần.

Không buông lời oán trách cuộc sống

Cuộc sống vốn không dễ dàng, ai cũng phải vác trên mình gánh nặng mà tiến về phía trước. Khi người khác đang nghiến răng nghiến lợi cố gắng hết sức, có người lại nói: “Cố gắng cũng chẳng ích gì”. Họ lảm nhảm, càm ràm, sau mỗi lần trút hết nỗi lòng, mọi thứ lại như bình thường, không có bất kỳ thay đổi nào. Nhưng bao năng lượng tiêu cực như cái thùng rác đã trút lên người nghe mất rồi, không thể nói là người ta không bị ảnh hưởng chút nào.

Người xả nguồn cơn bực bội, sau đó nếu vẫn để những tháng tiếp theo của cuộc đời mình sống trong hủ bại thì lời nói trút bực bội kia cuối cùng chẳng mang lại lợi ích nào, có khi còn làm người khác thêm chán chường, bi ai.

Những người thích oán trách rồi sẽ chẳng còn bạn bè.

Ảnh: Pixabay,

Khi cuộc sống không thuận lợi, họ liền muốn oán trách với bạn bè, kéo người khác xuống vực thẳm bằng năng lượng tiêu cực.

Cuộc sống dù có cực khổ thế nào, con người cũng là những sinh mệnh thích hướng về ánh nắng, không ai thích nghe những lời chứa đầy sự tiêu cực.

Oán trách nhiều, thì càng bị những năng lượng tiêu cực bao quanh lâu, cả người bị mất đi lòng tin và sức sống, cuộc sống cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bill Gates từng nói: “Đời người vốn dĩ là không công bằng, hãy học cách chấp nhận, đừng bao giờ oán trách”.

Mỗi người đều phải đối mặt với thất bại và những cản trở, đây là một phần của cuộc đời chúng ta. Không oán trách mới là thái độ nên có của cuộc đời.

Tu khẩu không phô trương bản thân

Tô Đông Pha khi còn bé đi học đã rất xuất sắc, còn nhỏ tuổi mà đã đọc hết Tứ thư, Ngũ kinh, vì thế trên cửa phòng sách của ông dán một câu đối:

“Thức biến thiên hạ tự”. (Nhận hết mặt chữ trong thiên hạ).

“Đọc kiệt sách nhân gian”. (Đọc hết sách của nhân gian).

Mẹ ông ấy thấy vậy liền lấy một quyển sách, lật một trang rồi hỏi ông ấy vài điều trong đó. Tiểu Tô Thức (tên lúc nhỏ của Tô Đông Pha) cảm thấy rất bối rối bởi ông ấy chưa đọc quyển sách này.

Trở về ông ấy liền sửa lại câu đối.

“Nỗ lực nhận biết con chữ khắp thiên hạ.

Quyết chí đọc kiệt sách nhân gian”.

Lần sửa đổi này đã không còn có sự kiêu ngạo trong đó nữa, mà biến thành lời hứa tự nỗ lực.

Từ đó trở đi, Tô Đông Pha trở nên khiêm tốn, miệt mài, cần cù, học chữ đọc sách, và cuối cùng trở thành một đại văn hào lỗi lạc.

Tượng phục dựng chân dung Tô Đông Pha (ảnh: Toutiao).

Người khác tán dương là bia miệng, tự mình tâng bốc là nói khoác.

Trời không nói tự cao, đất không nói tự dày, những người thực sự có học hành, có tự cường thì sẽ không mở miệng tự tán dương mình.

Núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn, buông bỏ sự tự kiêu của bản thân, khiêm tốn xin chỉ bảo mới có thể không ngừng hoàn thiện.

Thị phi chỉ vì mở miệng nhiều, phiền não chỉ vì can thiệp chuyện người khác.

Trầm lặng là vàng, không nói nhiều, không nói linh tinh, mới là sự tự dưỡng của cả đời người.

Làm người, cố gắng làm được lời nói phải đi đôi với hành động, có thể quản tốt cái miệng của mình mới là người có trí tuệ. Là một người khôn ngoan, đối đãi với người khác bằng sự lương thiện, trân trọng bản thân mình, duy trì sự lương thiện trong tim, lời nói và hành động đều suy nghĩ đến người khác, như thế, thế giới này mới càng trở nên tốt đẹp.

Ngọc Linh
Theo Soundofhope

Exit mobile version