Đại Kỷ Nguyên

Tăng Quốc Phiên giác ngộ thời loạn thế (P2): “Người tự mãn, Trời ắt san phẳng”

Chân dung Tăng Quốc Phiên. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Lời nói đầu: Ôn dịch, binh họa, thiên tai nối tiếp nhau không ngừng – Vào cuối triều đại nhà Thanh, dị nạn không ngừng. Thân gặp thời loạn thế, có nên buông mình thuận theo con sóng cuốn trôi, hay là mài dũa sự dũng mãnh mà tiến lên, cảnh tỉnh huệ nhãn? Tăng Quốc Phiên cảm thán thân tại loạn thế thực là bất hạnh. Đối diện với sự khuất nhục, phỉ báng, công danh và dụ dỗ, ông lặng lẽ tuân thủ truyền thống, thận trọng tu thân. Trải qua muôn ngàn hiểm trở cũng không khuất phục, cuối cùng ông đã vượt lên trong loạn thế. Ông lập đức, lập ngôn, lập công, là Đại Thanh đệ nhất văn thần Phong vũ hầu, là một vị đại thần công cao chấn chủ, nhưng luôn có thể thiện khởi thiện chung. Chúng tôi trích xuất các cuốn gia thư, nhật ký và sử cảo của Tăng Quốc Phiên, từ quan điểm về tài phú, tư tưởng tu thân, trí huệ trị gia, đạo dưỡng sinh v.v. và những tầng diện bất đồng khác, để trình hiện giá trị truyền thống được Tăng Quốc Phiên kế thừa, vì độc giả mà tái hiện những giá trị tinh hoa truyền thống đã bị quên lãng. 

Vào năm Đồng Trị thứ nhất (1862), lúc đó đã vào chính thu của thời loạn thế. Triều đình đối nội thì cấp bách tiễu phỉ, đối ngoại thì ký kết hiệp ước khuất tất nhục quốc. Tăng Quốc Phiên chìm nổi chốn quan trường, chỉ mong gia tộc bình an.  

Vào năm Hàm Phong thứ mười một (1861), hai anh em Tăng Quốc Phiên và Tăng Quốc Thuyên xuất lĩnh Thanh quân chiến đấu với Thái Bình quân. Tăng Quốc Phiên giao cấp các vấn đề quân chính đại sự của Giang Ninh cho Quốc Thuyên, giao toàn bộ chính sự của Chiết Giang cho Tả Tông Đường, và các vấn đề chính sự của tỉnh Giang Tô cho môn sinh Lý Hồng Chương.

Sau khi Thanh Mặc Tông lên ngôi, lưỡng cung thái hậu đều buông rèm nhiếp chính, gia phong Tăng Quốc Phiên làm Thái tử Thiếu Bảo Hàm, giao mệnh cho ông tiết chế bốn tỉnh Giang Tô, An Huy, Giang Tây, Triết Giang. Tăng Quốc Phiên run rẩy, dâng sớ xin tạ từ quan chức, nhưng triều đình không phê chuẩn. Tăng Quốc Phiên xin từ chức Đại học sĩ, tổng chỉ huy chư quân tiến hành thảo phạt quân Thái Bình. Tăng Quốc Thuyên, người được Tăng Quốc Phiên gọi là nguyên đệ, thống suất đại quân gần hai vạn người, quý đệ Tăng Quốc Bảo cũng thống lĩnh bốn năm ngàn quân binh. Đương thời mà nói, xác thực không có gia tộc nào vinh dự như Tăng gia. Tăng Quốc Thuyên chỉ trong vòng nửa năm, đã bảy lần bái tạ ân vua thăng chức, đương thời không có mấy ai có được vinh hiển như vậy. 

Tuy nhiên, ngày qua trưa lại xế chiều, trăng hết tròn trăng lại khuyết. Khi mặt trời thăng đến chính ngọ, nó sẽ đổ lệch về phía tây; khi trăng đã tròn đầy, sẽ bắt đầu biến khuyết. Quan vị càng cao, tước lộc càng nhiều, Tăng Quốc Phiên càng lo lắng cho gia tộc. Ông trích dẫn câu danh ngôn của Quản Tử: “Đẩu hộc mãn, tắc nhân khái chi; nhân mãn, tắc Thiên khái chi”. ‘Đẩu hộc’ là một loại công cụ đo lường được sử dụng ở Trung Quốc; ‘Khái’ là dụng cụ dùng để san bằng phần ngũ cốc dư ra khi cân ngũ cốc. Câu danh ngôn đại ý là nói, khi đẩu hộc chứa quá đầy gạo và ngũ cốc, người ta ắt sẽ dùng khái để gạt bằng; làm người, khi mà tài phú quyền uy quá sung mãn, thì Thượng Thiên ắt sẽ san phẳng. Chiếc “khái” ở nhân gian là hữu hình, nhưng chiếc “khái” của Thiên Thượng lại vô hình; khi một người nắm trong tay quá nhiều quyền uy tài phú, Thượng Thiên sẽ dùng lực lượng của nhân gian để bình định họ.

Tăng Quốc Phiên thuộc làu kinh sử, ông trong gia thư đã hướng tới nguyên đệ, quý đệ mà trích dẫn một vài ví dụ, như Hoắc Quang của nhà Hán và Gia Cát Khác của Tam Quốc. Hoắc Quang thời Hán là anh cùng cha khác mẹ của danh tướng Hoắc Khứ, ông đã trải qua ba triều đại Hán Vũ Đế, Hán Chiêu Đế và Hán Tuyên Đế. Ông độc chiếm đại quyền, chủ trì việc phế lập Xương Ấp Vương Lưu Hạ (cháu nội của Hán Vũ Đế) vào năm Nguyên Bình thứ nhất (Năm 74 TCN). Việc phế lập hoàng đế chỉ mình ông nói mới được tính, quyền uy của Hoắc Quang khuynh đảo thiên hạ, công cao chấn chủ. Khi uy quyền, vinh hoa phú quý của gia tộc Hoặc Thị đạt đến lúc doanh mãn, Thượng Thiên đã mượn Ngụy tướng tại nhân gian giúp Hán Tuyên Đế san phẳng toàn bộ gia tộc Hoắc Thị. Vì tội độc sát Hứa hoàng hậu và âm mưu phản đẳng của cháu trai Hoắc Quang Tử bị bại lộ, Hoắc gia bị diệt cả gia tộc.

Trong thời kỳ Tam Quốc, vào năm Thần Phụng thứ nhất (Năm 252), Ngô chủ Tôn Quyền trước khi băng hà đã bổ nhiệm Gia Cát Khác làm phụ chính đại thần, phụ tá Tôn Lượng. Sau khi Tôn Lượng tiếp vị, Gia Cát Khác một mình nắm giữ quân chính đại quyền. Ông thống lĩnh đại quân tiến công Ngụy quốc. Trong trận Đông Hưng, quân Ngô đại thắng, Gia Cát Khác danh chấn thiên hạ, được gia phong làm Thừa tướng, phong tước Dương Đô Hầu. Thế nhưng, ông cùng binh độc vũ, không nghe ai khuyên can mà một mình một ý triệu tập 20 vạn quân binh cường tráng tiến đánh Ngụy, khiến cho bách tính nội tâm lo lắng bất an. Trong trận Tân Thành lần thứ nhất, Gia Cát Khác thảm bại, 20 vạn đại quân bị tử thương quá nửa. Khi đưa quân hồi triều, ông vứt bỏ những binh sĩ bị thương bị bệnh trên đường khiến cho thiên hạ bách tính thống hận, nhưng bản thân ông vẫn tự mãn, coi chuyện đó như không. Khi quyền uy quá mãn, Thượng Thiên đã mượn tay quyền thần Tôn Tuấn và Ngô Chủ Tôn san phẳng cả gia tộc Gia Cát, tru di tam tộc.  

Tăng Quốc Phiên đề cập đến lịch sử và thuyết Đạo: “Đợi đến khi người ta đến bình định mình, lúc đó mới hối hận thì đã quá muộn!” Vì vậy, ông quy khuyến các em mình: “Gia đình chúng ta đang ở chính thời kỳ danh giá nhất, đừng đợi đến khi Thượng Thiên đến san phẳng, cũng đừng đợi đến khi người đến san phẳng, ta và các đệ đệ nên thiết pháp tự mài giũa bản thân mình!” Biện pháp để “mài giũa” bản thân, chính là thủ giữ ba chữ “Thanh (thanh liêm), Thận (thận trọng), Cần (cần lao)”. Sau đó, Tăng Quốc Phiên liền lấy chữ “Thanh” cải thành chữ “Liêm”, chữ “Thận” cải thành chữ “Khiêm” (khiêm tốn), chữ “Cần” cải thành chữ “Lao” (lao động), tin rằng thủ giữ mấy chữ này có thể đắc được thành tựu.

Làm thế nào để rèn luyện được ba chữ “Liêm, Khiêm, Lao”? Quá khứ, Tăng Quốc Phiên thường không thận trọng trong việc thu chi ngân lượng, bạn bè giễu cợt và khinh nhờn ông. Tăng Quốc Phiên phân tích nguyên nhân, căn nguyên của vấn đề là do ông hành sự không thận trọng, vì vậy tự khuyến mình: “Từ nay, đừng lấy một phân một hào bất chính, đừng gửi tiền về nhà, đừng tặng nhiều tiền vật cho thân tộc, đây chính là công phu của chữ Liêm!”

Làm thế nào để làm được từ “Khiêm”? Tăng Quốc Phiên tin rằng một người có tâm khiêm hòa, tuy rằng cảnh giới nội tâm người ngoài không thể nhìn thấy, nhưng nó sẽ được biểu hiện xuất lai từ bốn phương diện: sắc mặt, ngôn hành, thư tín và thuộc hạ. Nguyên đệ Tăng Quốc Thuyên một lần chiêu binh được 6 ngàn người; quý đệ Tăng Quốc Bảo một lần chiêu binh được 3 ngàn người, đây là điều mà các tướng lĩnh khác tuyệt đối không làm được. Hai đệ đệ này khả năng cho rằng bản thân mình quả có năng lực, làm việc rất tốt. Thế nên, các đệ đệ mỗi lần thư đến, lại yêu cầu lều bạt thuốc nổ v.v., câu từ thường mang tính trào phúng mỉa mai, pha lẫn thoại ngữ phẫn nộ bất bình. Tăng Quốc Phiên nói với các em: “Viết thư cho ngu huynh như vậy, thì khi viết thư cho người khác sẽ thế nào?” 

Tăng Quốc Phiên cũng biểu thị: còn nghe nói, nguyên đệ đối đãi với người hầu cận, cậy vào quyền thế của chủ nhân, ngôn đàm cử chỉ rất khoa trương, vô luận là trên sắc mặt, hay ngôn ngữ, hoặc khi ứng đáp tiếp xúc với người khác đều biểu hiện ra. Do đó ông hy vọng các em mình trong bốn phương diện “sắc mặt, ngôn hành, thư tín, thuộc hạ” đều cần triệt để tu chính, đây chính là công phu của chữ “Khiêm”. Tăng Quốc Phiên cho rằng bản thân thanh danh quá lớn, quan vị quá cao, thường do phúc đức tổ tông tích cóp, một cá nhân ông hưởng thụ đãi tận, do đó ông thời thời khắc khắc cổ vũ bản thân phóng hạ công phu vào ba chữ “Lao, Khiêm, Liêm”, chủ động tự mình nhún nhường, tu dưỡng bản thân, cũng hy vọng các em có thể cũng làm như vậy. 

Khi Tăng Quốc Phiên nhận được một lá thư từ Tăng Quốc Thuyên, hoàn toàn không quan tâm đến những gì ông nói về “Nhân khái, Thiên khái”, còn phản hồi bài xích huynh trưởng của mình, nói rằng nơi đây là thiên hạ của thế lực, là thế giới “mạnh được yếu thua”, từ cổ đến kim không thay đổi, một cá nhân nên dũng mãnh tự lập, cương nghị không sợ hãi. Vì vậy, Tăng Quốc Phiên đã hồi đáp bằng một bức thư khác. Ông hồi ức những năm đầu tại Kinh thành, đặc biệt thích tác đối với những người có danh vọng, quyền lực. Lúc đó ông cũng từng rất độc lập, cứng rắn không sợ ai. Qua nhiều năm, ông lĩnh ngộ ra rằng đạo lý Thiên Địa, tương dụng giữa cương và nhu, hai thứ không thể thiên lệch về bên nào.  Quá nhu thì sẽ thối rữa, khiến người ta ủy mị nhu nhược, quá cương thì sẽ dễ bị bẻ gãy. Ông lý giải, “cương” không phải có ý bạo liệt, chỉ là “cường kiểu” (‘kiểu’ là rèn luyện, rèn nhược thành cường), “cường kiểu” ý là tôi rèn sự mạnh mẽ. “Nhu” cũng không phải nghĩa nhuyễn nhược thấp kém, mà là trong thế mạnh mà khiêm nhường lùi một bước. 

Tăng Quốc Phiên tin rằng để giải quyết công việc một cách công bình, việc tranh thủ uy lực chỉ là miễn cưỡng; ứng xử với những chuyện cá nhân tranh danh đoạt lợi, cần đạm bạc khiêm nhượng. Thời kỳ khai sáng gia nghiệp, cần gắng gỏi tiến thủ; Thời kỳ thủ thành an nhạc, ắt cần khiêm tốn bình hòa. Xuất ngoại, đãi nhân, ứng thù, tiếp vật nên tận lực biểu hiện; Về nhà với vợ con hưởng thụ thiên luân cần bình hòa, khiêm nhường. Ông biểu thị, nếu một cá nhân một mặt kiến công lập nghiệp, ngoài hưởng thịnh danh, mặt khác lại mãi điền kiến trạch, mưu đồ giúp gia cảnh phú dụ, truy cầu một cuộc sống an dật thư thả. Cả hai điều này đều dẫn đến sự thừa thãi mãn ý, hoàn toàn không có ý nghĩa khiêm nhượng, vậy thì tất cả những thứ ôm vào mình đó không thể trường cửu. Tăng Quốc Phiên đối với “Nhân khái, Thiên khái” thâm tín bất nghi, hy vọng các em mình sẽ lặng lẽ mà thể hội! 

Tăng Quốc Hoàng, người em kế sau Tăng Quốc Phiên trong gia đình, sức khỏe không được tốt, vẫn mong ước mua được một điền trạch tốt, và được quản lý một số việc công. Tăng Quốc Phiên chỉ mong em trai mình tĩnh dưỡng thân thể thật tốt, không cần đặt tâm tưởng vào việc mua đất hay làm quan. Ông khuyên, trừng đệ hãy “thịnh thời thường tác suy thời tưởng, thượng trường niệm hạ trường thời, phú quý nhân gia, bất khả bất lao ký nhị ngữ”, ý tứ là, lúc thịnh thời thì hãy nghĩ đến lúc suy thời, lúc làm quan hãy nghĩ đến khi không còn làm quan, khi đang là gia đình phú quý không thể không ghi nhớ câu này. Ông am hiểu sâu sắc đạo lý thịnh suy, cho rằng Tăng gia chỉ là nhất thời đạt được phú quý. Trong mắt ông, thế gian vạn sự đều là mặt tiêu, mặt trưởng, doanh cực tất khuy, cực mãn ắt hoại. Đối với người nhà phú quý, khi gia tộc đang hưng thịnh cần thường nghĩ đến một ngày cuối cùng sẽ suy bại; Lúc đang tại vị quan trường cần nghĩ đến lúc sẽ bị hạ bệ. Tăng Quốc Phiên cư an mà tưởng nguy, lấy lịch sử làm gương soi, từ các phương diện “Liêm, Khiêm, Lao” mà chủ động tu dưỡng, mài giũa bản thân mình.

Những tài liệu tham khảo: “Tăng Quốc Phiên gia thư”, “Hán Thư” Tập 68, “
Tam Quốc Chí” Tập 64, “Thanh Sử cảo” Tập 405
Tác giả: Tống Bảo Lam – The Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version