Đại Kỷ Nguyên

Tần Thủy Hoàng, bí mật bị che giấu suốt 2.000 năm (P.4): Vì sao Thủy Hoàng xây cung A Phòng và đài thiên văn lớn nhất thế giới?

Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 

Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là Hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất, mở ra hơn 2.000 năm thiết chế hoàng gia trên mảnh đất này. Là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn ở Á Đông, danh tiếng của Tần Thủy Hoàng sau mấy nghìn năm đã được cả thế giới thừa nhận. Xung quanh vị Hoàng đế này thực sự có rất nhiều câu chuyện bí ẩn, làm tốn nhiều bút mực của giới chuyên gia. Loạt bài viết này sẽ phần nào giúp độc giả giải khai những nghi vấn về nhân vật đầy huyền thoại này. 

Xem thêm: Phần 1,  Phần 2,  Phần 3

Thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường

Thời Chiến Quốc, chữ viết, tiền tệ, đo lường của các nước đều khác nhau. Các nước như Tề, Yên phát hành tiền dao (tiền xu đúc hình con dao), các nước Triệu, Ngụy, Hàn thì thông dụng tiền cuốc (tiền xu đúc hình cái cuốc). Nước Tần và Đông Chu lưu thông tiền xu tròn lỗ vuông. Nước Sở thì dùng tiền vỏ sò. Tần Thủy Hoàng hạ lệnh quy định: Trên toàn quốc thống nhất phát hành tiền xu tròn lỗ vuông, nghiêm cấm sử dụng tiền của 6 nước xưa như tiền bằng mai rùa, vỏ sò, ngọc … Ông lại quy định toàn quốc thống nhất dùng 2 loại tiền xu tròn lỗ vuông bằng vàng và đồng, trong đó tiền bằng vàng gọi là Thượng tệ, tiền bằng đồng gọi là Hạ tệ. Loại tiền bằng đồng này được dùng suốt hơn 2000 năm, mãi cho đến tận triều Thanh.

Đo lường chiều dài, dung tích và trọng lượng là công cụ trao đổi thương phẩm, có liên quan đến thuế khóa quốc gia. Nhưng các nước dùng các chế độ đo lường khác nhau khiến việc đo lường khi ấy rất hỗn loạn. Chế độ đo lường khác nhau dẫn đến việc các chuẩn đo chiều dài, dung tích và trọng lượng cũng khác biệt. Mỗi nước lại dùng một kiểu đơn vị đo riêng. 

Tần Thủy Hoàng hạ lệnh quy định: Trên toàn quốc thống nhất phát hành tiền xu tròn lỗ vuông, nghiêm cấm sử dụng tiền của 6 nước xưa như tiền bằng mai rùa, vỏ sò, ngọc…

Để giải quyết vấn đề tiền tệ không lưu thông, đơn vị không cùng dải, Tần Thủy Hoàng sau khi nhất thống thiên hạ lập tức ban bố chiếu lệnh thống nhất tiêu chuẩn đo lường, lấy chế độ đo lường nước Tần làm chuẩn. Đơn vị đo lường sửa thành hệ thập phân, định kỳ tiến hành kiểm tra đo lường. Đồng thời, ông còn cho cải tiến hoặc tạo mới các dụng cụ đo do quan phủ giám sát chế tạo, ban bố toàn quốc thực hiện, trong đó bao gồm cả thống nhất trục xe, khoảng cách 2 bánh của trục xe, tức “xe đồng trục”. 

Thống nhất văn tự, tạo phúc vạn đời

Văn tự được sử dụng như là một thứ “văn dĩ tải Đạo” (Văn để chuyển tải Đạo), là mối liên hệ giữa con người và Thần. Chữ Hán truyền đến đời Thương dưới dạng chữ giáp cốt đã là khá thành thục. Đến thời Chiến Quốc, các nước phân lập trong thời gian dài, “ngôn ngữ dị thanh”… đã ảnh hưởng đến sự thống nhất của văn tự. Thời đó đã xuất hiện hiện tượng “văn tự dị hình”, gây ra nhiều bất tiện và hiểu lầm khi giao lưu văn hóa giữa người với người, cũng ảnh hưởng đến ghi chép chính xác lịch sử, văn hóa.

Chữ tiểu triện khắc trên Tần quyền, người đời sau cho rằng do Lý Tư viết.

Sau khi tiêu diệt 6 nước, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh bãi bỏ văn tự, thể chữ cũ của 6 nước, lệnh đình úy Lý Tư chủ trì việc thống nhất văn tự. Lý Tư lấy văn tự nước Tần trước đây làm cơ sở, sáng chế ra chữ Tiểu triện (còn gọi Tần triện) có hình chữ cố định, nét bút giản hóa, viết thuận tiện, làm văn tự tiêu chuẩn hóa, thúc đẩy sử dụng trên toàn quốc, tức “Thư đồng văn”.

Tiểu triện không những tiếp thu, kế thừa những nhân tố hợp lý của văn tự 6 nước, đồng thời nét bút đơn giản, rành mạch, dễ thúc đẩy rộng rãi. Ngoài ra, trong dân gian còn lưu hành một loại văn tự còn đơn giản dễ viết hơn cả tiểu triện, đó là Lệ thư (chữ lệ). Đây chính là tiền thân của Hán tự ngày nay (chữ chính thể – ND).

Thống nhất văn tự khiến văn hóa, lịch sử được bảo tồn chính xác, thuận lợi cho người đời sau có được sự lý giải đúng đắn đối với văn hóa Thần truyền, chính pháp, chính lý, tạo phúc vạn đời. Khi đời sau “Vạn Phật lâm phàm, vạn Pháp quy nhất”, người đời sau có thể đắc Đại Pháp, đắc Đại Đạo, phản bổn quy chân, hoàn thành sứ mênh cuối cùng của nhân loại một cách chuẩn xác không sai sót.

Xây cung lăng, dựng đài thiên văn

Để sáng tạo lịch sử nhân loại, mở ra thời kỳ huy hoàng cho văn hóa Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã đem cung khuyết thiên thượng đến nhân gian, xây dựng cung A Phòng nổi tiếng. Nhưng do chiến hỏa và người đời sau hủy hoại, cuối cùng chưa thể khánh thành và lưu truyền cho hậu thế được. 

Tranh “Cung A Phòng” của Viên Diệu đời Thanh

Một triều thiên tử, một triều dân chúng, một triều văn hóa, một triều trang phục, một triều phong thổ nhân tình, một triều đặc điểm nội hàm. Do đó các cung điện, lăng mộ, địa cung của rất nhiều Thánh hoàng, minh chủ xây dựng thường là tập hợp của những nghệ thuật tinh xảo, mỹ diệu nhất. Qua thời gian, chúng bị chôn vùi trong lòng đất và quên lãng như để bảo tồn thành tựu văn hóa của triều đại đó, vị quân vương đó. 

Binh mã dũng (tượng binh mã) đời Tần

Năm 1974, phía đông mộ Tần Thủy Hoàng núi Li Sơn phát hiện ra các hố tượng binh mã đời Tần, tổng diện tích hơn 2 vạn mét vuông, bày trên 7000 tượng gốm cao khoảng 1.8 mét, trên 700 con ngựa gốm kích thước bằng ngựa thật, 130 chiến xa. Tất cả những hòn ngọc văn minh, tinh túy văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật của nhân loại này đã nằm an toàn dưới lòng đất trên 2000 năm. Khi con người ngày nay bước vào các hố chôn tượng binh mã, mới cảm thán và cảm tạ Tần Thủy Hoàng hơn 2000 năm trước đây đã để lại cho hậu thế và thế giới tài sản quý báu dường này!

Xe ngựa bằng gốm bồi táng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Quan sát trời, sao, thể ngộ Thần hiển thị là con đường tuyệt đẹp nhân loại tín Thần, kính Thần, được thần linh khai thị. Thư tịch cổ thường có cổ nhân quan sát trời, sao, chiêm tinh, để thông hiểu sự biến hóa của nhân loại, hung cát họa phúc, để chỉ đạo hành vi và hoạt động của mình. Trong Tam Đại: Hạ, Chu, Thương, đài quan sát sao trời có ở khắp nơi. Rất nhiều đài quan sát sao trên mặt đất được xây dựng đối ứng với các chòm sao, tinh tú trên thiên thượng, để đạt đến cảnh giới cao hơn: Thiên nhân hợp nhất. Khu vực xung quanh rất nhiều đài quan sát sao cũng có các đài lễ tế, dùng để tế lễ thần linh. 

Sau khi kiến lập Đại Tần, Thủy Hoàng Đế cho xây dựng các đài thiên văn khắp Đại Tần. “Hán thư – Địa lý chí” có gọi Du Lâm (Thiểm Tây) là “Trinh Lâm”. “Trinh” tức là “bói toán”, “chiêm tinh”, địa danh “Trinh Lâm” tức là các đài thiên văn nhiều như rừng. Dưới thời đế quốc Đại Tần, việc xây dựng các đài thiên văn đã đạt đến đỉnh cao. Thủy Hoàng Đế đem tất cả 332 chòm sao có thể quan sát, gọi tên được (1424 tinh tú) phỏng chiếu tinh tượng trên mặt đất, xây dựng thành các đài đất, hoặc hình tròn, hoặc hình ô van để biểu thị, tổng cộng 1424 đài chiêm tinh, diện tích phân bố 2,8 vạn km2. Phạm vi phân bố đài thiên văn, phía đông đến Hoàng Hà, phía tây đến Trường Thành Đại Biên, phía nam đến hạ du sông Tú Diên, phía bắc đến vùng đông bắc cao nguyên Ordos, chiếm quá nửa các quận thời Tần, là công trình to lớn phức tạp.

Năm 2008, di chỉ đài thiên văn toàn thiên Đại Tần được phát hiện ở Du Lâm (Thiểm Tây), hình dáng tổng thể là hình Nữ Oa vá trời. Nữ Oa đầu phía bắc, chân phía nam, nghiêng người, ngẩng đầu, tay co giơ lên bằng nhau, đang vá trời. Nữ Oa cao 809 dặm Tần (khoảng 337 km), hông rộng 365 dặm Tần (khoảng 152 km). Thân cao ngụ ý chiều rộng núi Côn Luân, hông rộng ngụ ý vĩ độ Chu Thiên. Thân cao và rộng hợp thành con số tôn kính 95, đã hiển thị sự tôn trọng đối với Nữ Oa. Hào 95 trong quẻ Càn của kinh Dịch là “Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân”, có hình tượng con rồng bay trên trời, tức là khí tượng của bậc quân vương tôn kính. Do đó ngôi vua gọi là ngôi Cửu Ngũ. 

Đài thiên văn hình Nữ Oa phân bố từ phía dưới (nam) lên trên (bắc), gồm 9 phần, mỗi phần đều có chứa một số tinh tú hoặc tinh quan, lần lượt đại diện cho 9 tầng trời, ấn chứng cho thuyết “Trời có 9 tầng”. Bên cạnh một số đài thiên văn quan trọng có xây dựng đài tế sao. Đài tế sao quan trọng như đài tế sao Đế Tinh (tục gọi sao Tử Vi, tức sao Bê-ta chòm sao Tiểu Hùng), hình ô-van, trục dài là 1 dặm Tần (khoảng 0.42 km), dùng cho Tần Thủy Hoàng tế sao. Đài thiên văn toàn thiên Đại Tần so với thời Tam Đại và Xuân Thu Chiến Quốc lớn hơn mấy trăm lần, xứng danh là kiệt tác đỉnh cao. 

Tần Thủy Hoàng quả thực đã làm nên được những việc chưa từng có, hoàn thành nhiều cải cách về thể chế và văn hóa, lại xây dựng rất nhiều công trình kiến thiết to lớn mà tinh tế, thực sự vĩ đại phi phàm! Vạn Lý Trường Thành, cung A Phòng, mộ Li Sơn và Đài thiên văn toàn thiên Đại Tần… đều là những công trình kiến trúc, văn hóa mang đặc sắc thiên triều Đại Tần, được Tần Thủy Hoàng đem đến nhân gian. Từ khi Tần Thủy Hoàng thôn tính 6 nước đến khi khuất thế chỉ là trong 10 năm ngắn ngủi. Chỉ trong chừng ấy thời gian ngắn ngủi, Thủy Hoàng đã hoàn thành các công trình vĩ đại này với tốc độ khó mà tưởng tượng nổi, đặt nền móng cho hậu thế mấy nghìn năm sau, mở ra khởi đầu tốt đẹp, được người đời sau ca ngợi là “Thiên cổ nhất đế” (Hoàng Đế đệ nhất thiên cổ). 

Lấy quan lại làm thầy, lấy pháp luật để giáo dục 

Tần Thủy Hoàng tỏ tường lý luận Đạo gia và Âm dương, biết rõ sự thay đổi các triều đại lịch sử là biến đổi theo quy luật vận chuyển của các thiên thể lớn hơn. “Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ” có chép: “Tần Thủy Hoàng thúc đẩy truyền ngũ đức thủy chung, cho rằng Chu được hỏa đức, Tần thay đức Chu, tòng sở bất thắng. Nay thủy đức bắt đầu, thay đổi khởi đầu năm, chầu bái chúc mừng đều từ ngày sóc tháng 10 (mồng 1 tháng 10 âm lịch). Y phục, tinh kỳ, cờ tiết đều màu đen. Số lấy 6 là kỷ, phù hiệu, mũ phép đều 6 tấc, xe 6 thước, 6 thước là 1 bộ, cỗ xe 6 ngựa. Đổi tên sông là đức thủy, cho rằng bắt đầu thủy đức”. 

Âm dương gia Trâu Diễn cũng tiên đoán rằng, người thay Hỏa ắt sẽ là Thủy, đức nhà Chu đã suy, ắt sẽ có đế vương hợp với thủy đức nhất thống thiên hạ. Hơn 500 năm trước khi Đại Tần lập nên, họ Trâu cũng đã đoán: “Xưa Tần Văn Công đi săn, săn được con rồng đen, đây chính là điềm lành thủy đức” (Sử ký – Phong thiện thư), tức là đã tiết lộ nước Tần sẽ ứng với thủy đức thay nhà Chu (Hỏa). Do Ngũ hành tương ứng với ngũ sắc, mà thủy đối ứng với màu đen. Cũng vì thủy của Ngũ hành đối ứng với số 6 trong số thuật, do đó các khí cụ triều Tần đa phần lấy độ chia là 6.

Trong quản lý hành chính quốc gia, Tần Thủy Hoàng lấy pháp làm giáo dục, dùng pháp lý để quản lý quốc gia. Chú trọng “lấy lại làm thầy” (Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ). Tần Thủy Hoàng đích thân đặt ra pháp luật, và tự mình giảng pháp. “Hoàng Đế lên ngôi, đặt ra chế độ, lập ra pháp luật” (Khắc đá Thái Sơn), “đặt ra pháp luật chế độ ngay thẳng, công bằng, làm kỷ cương cho vạn vật” (Khắc đá Lang Nha), “Thực hiện pháp luật nghiêm minh khắp nơi, bao phủ hết thiên hạ, làm khuôn mẫu mãi mãi” (Khắc đá Chi Phù).  Tần Thủy Hoàng còn xây dựng chế độ pháp luật và hệ thống giám sát nghiêm minh chặt chẽ để dân chúng hiểu được pháp luật, hiểu rõ chế độ, “Lấy lại làm thầy”, “lại” không chỉ là quan lại hiểu rõ pháp luật, mà còn là luật về quan lại do đích thân Tần Thủy Hoàng đặt ra.

Thời thượng cổ, đạo đức nhân loại cao thượng, không cần đặt ra nhiều pháp luật để quản lý quốc gia và nhân dân. Đặc biệt là khi con người và Thần cùng tồn tại, như hình quan của vua Nghiêu là Cao Đào có nuôi con giải trại (dê thần), xử án có giải trại trợ giúp phân biệt kẻ tội, giải trại còn được gọi là pháp thần thú. Khi thẩm án, thần thú dùng sừng húc về phía không có lý, còn húc chết những kẻ phạm tội đáng chết vạn lần, làm những kẻ phạm tội không rét mà run. Nhưng “lịch sử phát triển” của nhân loại lại là một bộ “lịch sử lùi”. Khi đạo đức con người ngày một thấp, càng ngày càng rời xa thần mà không thể dùng tâm pháp để ước thúc bản thân, thì chỉ có thể dựa vào pháp luật, dựa vào các điều lệ bên ngoài để ước thúc con người.

Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, Đại Tần kiến lập, đạo đức nhân loại đã không thể nào sánh với đạo đức nhân loại thượng cổ được. Tần Thủy Hoàng kiến lập thể chế quốc gia đại nhất thống, tiếp tục giáo hóa con người tu luyện tín Thần, cũng đặt ra hệ thống pháp luật quản lý quốc gia.

Một phần điều khoản của “Hiệu luật” trên thẻ tre đời Tần (Vân Mộng Tần Giản)

Thẻ tre Vân Mộng Tần giản khai quật tháng 12 năm 1975, trên có viết chữ Tần triện bằng mực, viết vào thời kỳ cuối Chiến Quốc và thời Tần Thủy Hoàng. Nội dung bao gồm chế độ pháp luật, pháp quy hành chính triều Tần… Thẻ tre tổng cộng 1155 cái, thẻ hỏng 80 cái, phân loại chỉnh lý thành 10 bộ nội dung, bao gồm: “18 loại Tần luật”, “Hiệu luật”, “chép lẻ Tần luật”, “Hỏi đáp pháp luật”, “Phương thức phong chẩn”, “Biên niên kỷ”, “Ngữ thư”, “Đạo làm quan lại”…

Trong đó, một bộ phận pháp luật đã chép nguyên văn hơn 20 điều khoản pháp quy đơn lẻ được thực thi đời Tần, tổng cộng chép 600 điều khoản pháp luật. Hình thức ghi chép điều khoản pháp luật đời Tần chủ yếu có: Luật, Lệnh (gồm chế và chiếu), chế là phê quyết định của Hoàng đế đối với một việc. Thức là văn bản, trình tự, hình thức pháp luật, trình tự cụ thể thẩm định văn bản pháp luật, chế độ quản lý hành chính nhân viên chấp pháp, như “Đạo làm quan lại”, “Hỏi đáp pháp luật”… Trong đó 18 loại luật Tần có ghi chép: Luật ruộng đất, luật quản lý nuôi gia súc, luật kho tàng, luật tiền tệ, luật thị trường, điều động lao động, định mức sản xuất công, luật lao dịch, quan tước, luật quân tước, luật bố trí quan lại, hiệu, luật cung cấp ăn ở, hành, nội sử, úy tạp, thuộc bang

Từ thẻ tre Vân Mộng Tần Giản có thể thấy phạm vi luật triều Tần phủ khắp các lĩnh vực quốc gia, xã hội và gia đình, hết sức chi tiết tường tận đầy đủ. Khai quật được Tần luật đã mang đến cho chúng ta một nhận thức mới về chế độ đời Tần. Đó hoàn toàn không phải là chế độ hà khắc mà người đời sau thường truyền miệng nhau. Tần Thủy Hoàng trị nước lấy pháp luật làm căn cứ, chấp pháp nghiêm khắc, công bằng. Pháp luật đời Tần có quyền lực tuyệt đối đối với quan lại và dân chúng.

Đạo làm quan lại, phải tinh thông liêm khiết chính trực, cẩn thận kiên định, thẩm xét phải vô tư, tra xét từng chi tiết nhỏ, yên định không được hà khắc, thưởng phạt thích đáng”. Thực hiện tín điều “Minh chủ trị quan lại không trị dân”, cho rằng quan lại làm giềng mối cho dân. Yêu cầu rất nghiêm khắc đối với quan lại. 

“Đạo làm quan lại” đưa ra quan lại phải có Ngũ thiện: Trung tín kính trên; Thanh liêm không phỉ báng; Mọi việc phải thẩm tra thỏa đáng; Vui làm việc tốt; Cung kính nhường nhịn. Ngũ thất là: Nói xằng; Tự đại; Lạm quyền; Tùy tiện phạm thượng; Trọng tiền tài, khinh nhân tài. Đề xướng “Khoan Dung Trung Tín; Hòa bình không oán hận; Hối lỗi không tái phạm; Nhân từ với người dưới không lăng nhục; Kính trên không phạm thượng; Nghe can gián không được bưng bít; Thẩm xét khả năng của dân; Khéo sử dụng sức dân; Có công thì thưởng; Làm đúng thì khen”. 

Quan lại làm tốt “Ngũ thiện”, phải được thưởng lớn. (Ngữ thư). Làm việc trái pháp lệnh, lơ là chức phận, quan lại tham lam làm sai pháp luât, đưa nhận hối lộ, phải phạt tiền, nặng thì phải lưu đày. Từ đó có thể thấy, tại sao Tần Thủy Hoàng “Lấy quan lại làm thầy” lại có hiệu lực như thế này.

Phong chẩn thức” trong Tần luật liên quan đến nguyên tắc xét xử, và những quy định và án lệ đối với các công việc điều tra, thẩm vấn, tra xét… Ví dụ trong “Tấn ngục” (Thẩm vấn): “Việc thẩm vấn, trước tiên phải nghe họ nói mà ghi lại, người nào nói lời người đó, tuy đã biết cũng không được động tý cật vấn. Khi họ nói hết, chép lại mà không giải án được, thì người cật vấn sẽ cật vấn họ. Cật vấn hết, phải chép hết lại lời người ta giả thích, thấy chỗ khác chưa giải được, thì lại cật vấn lại”. Ở đây, bảo đảm quyền lợi được nói của kẻ nghi phạm, bị cáo, nguyên cáo, mỗi người đều được nói ý kiến của mình, đối chứng đi đối chứng lại nhiều lần, đồng thời ghi chép lại. Thực thi như thế này trước cả phương Tây mấy nghìn năm.

Cho dù dùng hình, cũng có quy định nghiêm khắc. “Cật vấn mà liên tục phản cung, mà nói không phục, thì luật nên đánh roi, đánh gậy. Đánh bằng roi, gậy thì phải chép: Nghi phạm X mấy lần phản cung, không chịu giải thích đúng sự tình, đánh roi thẩm vấn X”. Tức là khi nghi phạm cự tuyệt không nói rõ sự tình, xảo ngôn dối trá, liên tiếp thay đổi lời khai, có quy định pháp luật những tình tiết có thể dùng hình, còn phải ghi chép lại (Văn án), rồi mới được đánh roi. 

Hỏi đáp pháp luật” dùng hình thức phỉ đáp để giải thích điều văn, thuật ngữ và luật văn của Tần luật, tương đương với giải thích pháp luật ngày nay. Chủ yếu là giải thích bộ phận chủ thể Tần luật (tức hình pháp), cũng có liên quan đến giải thích trình tự tố tụng. 

Thông qua việc chế định ra các pháp luật và các biện pháp thực thi này, Tần Thủy Hoàng đã trị sửa phong thái dân chúng, giáo hóa thiên hạ, “Nghiêm cấm dâm dật, nam nữ trong sạch thành thật” (Khắc đá Cối Kê), không chỉ đương thời phong thái dân chúng chấn hưng mạnh, còn mở đầu nền chính thống cho hậu thế, tức “tục đồng luân” hoặc “hành đồng luân” (Tức các quy phạm chuẩn mực đạo đức điều chỉnh, ước thúc hành vi con người trong đời sống hàng ngày, được áp dụng đồng bộ trên toàn quốc – ND). 

Tần luật hoàn thành, ban hành và thực hiện đã đánh dấu những nỗ lực vĩ đại sau khi thống nhất. Vương triều Tần thống nhất là sự thống nhất toàn diện trên mọi phương diện, ngoài thống nhất pháp luật, còn thống nhất kinh tế và văn hóa. Triều Tần tuy chỉ 15 năm ngắn ngủi, nhưng chế độ hoàng quyền, thể chế pháp luật, kinh tế, văn tự được các triều đại hậu thế áp dụng, kéo dài trên 2000 năm. 

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Nam Phương biên dịch

Exit mobile version