Đại Kỷ Nguyên

Tâm sinh tướng là gì? Vận mệnh, tướng mạo có thật sự biến đổi theo tâm?

 

Thế nào tâm sinh tướng?

Trong tướng thuật, “tướng” thông thường là chỉ tướng mặt, cũng đại thể là chỉ toàn bộ tướng mạo. “Tâm sinh tướng hay tướng do tâm sinh” là có ý nói rằng, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ biểu hiện ra tướng mạo như thế ấy. Tâm tư (ý nghĩ) và hành vi của một người có thể thông qua các đặc điểm trên khuôn mặt mà được hiển hiện ra.

“Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển” là một quan niệm trong văn hóa truyền thống mà cả Phật gia và Đạo gia đều đề cập đến. Nó mang hàm nghĩa thật vô cùng sâu sắc, và ngầm chỉ ra rằng điều then chốt để vượt qua mọi hoàn cảnh dù khó khăn, sóng gió tất cả chính là ở tự tâm, vạn sự thành bại đều là do tâm niệm mà thành, mà hoại, mà diệt…

“Tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài; “tâm” là hoạt động bên trong; “tướng” là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là “cảnh tuỳ tâm chuyển”, “tướng tuỳ tâm sinh”. Cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm”.

>> Nhìn tướng biết tâm, nhìn tâm biết mệnh

Vậy Tâm – Tướng – Mệnh là gì? Mối liên hệ chặt chẽ của 3 yếu tố này đối với sinh mệnh một người.

Tâm là: Trong tiếng Hán chữ tâm (“心”) được hiểu theo nghĩa bề mặt chính là chỉ trái tim của một người. Còn trong Phật gia, Đạo gia đều nói đến tâm rất nhiều và có ý nói về ý tinh thần, được thể hiện qua ý thức, tư tưởng, suy nghĩ của một người. Nó là thể hiện ở tinh thần con người trong trạng thái tư duy bị chi phối bởi ý thức, tư tưởng của một người. Tâm một người mà tốt thì tư tưởng của họ cũng tốt thể hiên sự bao dụng, độ lượng, sống luôn nghĩ cho người khác, không vụ lợi, ích kỷ cho bản thân, sống chân thành, chân thật, trong tâm luôn mang thiện miện, luôn biết nhẫn trước mọi nghịch cảnh.

Chữ tâm (“心”) là chỉ nội tâm, tâm là bên trong, là thật lòng, chân tình, trung thành. Trong chữ chữ đức (“德”) thì chữ Tâm (“心”) là bộ phận dưới cùng của chữ đức đức, ý nói đức là trong đáy lòng không có vụ lợi, tư lợi. Muốn tu dưỡng được đức thì cần phải dựa vào tu dưỡng nội tâm. Vậy mới nói chữ tâm có thể quyết định mọi chuyện xảy ra trong đời một người.

Tướng là: Trong tiếng Hán chữ tướng dùng để chỉ tướng mạo, hình dáng của người. Nhân tướng học của Trung Quốc cổ đại nghiên cứu về tướng mạo con người trong đó có tướng người, tướng khuôn mặt, tướng ăn, tướng nói, tướng cười, tướng mằn ngủ của một người…vv. Còn trong giới tu luyện người ta nhìn nhận tướng là chỉ phong thái của một người được biểu đạt thông qua cử chỉ, hành động, lời nói, ánh mắt. Người có tướng tốt chính là người có phong thái cao mà phong thái lại xuất phát chính từ nội tâm.

Mệnh là: “Mệnh” là một khái niệm vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống. Mạnh Tử nói: “Mạc chi vi nhi vi giả, thiên dã; mạc chi trí nhi chí giả, mệnh dã“ (Tạm dịch: Việc mình không có ý làm, mà thành, đó là do ý Trời là vậy. Việc gì mình không mong cầu mà tự nhiên tới, đó là do mệnh Trời là vậy.)

Trong “Đổng Trọng Thư truyện”, Đổng Trọng Thư viết: “Thiên lệnh chi vị mệnh” (Tạm dịch: Lệnh của Trời được gọi là mệnh). Bởi vậy, “mệnh” và Trời là có liên quan với nhau, cũng được gọi là “nhân mệnh quan thiên”. Vậy nên, mệnh cũng được gọi là “thiên mệnh”. Tức, mệnh hoặc thiên mệnh là tiên thiên, là điều “khi sinh mang theo đến”, hay cũng nói là Trời định.

Trong thuật đoán mệnh truyền thống, người ta thường dựa vào tiến trình thời gian mà đem sự vận hành của sinh mệnh con người phân chia thành đại vận, tiểu vận, lưu niên. Sự vận hành của mệnh, chính là vận mệnh, cho nên mệnh cũng được gọi là “vận mệnh”, chính  là vận trình khác nhau mà mệnh biểu hiện ra.

Sinh mệnh của con người là do một số vận trình khác nhau tạo thành. Nó có thể là vận may, hoặc là vận rủi, hoặc là trước may sau rủi, hoặc là rủi trước may sau. Ở các vận trình khác nhau của sinh mệnh sẽ biểu hiện ra chất lượng sinh mệnh khác nhau.

Chất lượng thông thường của sinh mệnh là do giàu nghèo, sang hèn, sống thọ hay chết yểu, trắc trở hay suôn sẻ đo lường. Bởi vậy, mệnh hay vận mệnh, trên thực tế chính là quỹ đạo vận hành của sinh mệnh con người vốn đã được trời định sẵn từ trước.

Cũng chính từ hai chữ tâm và tướng này mà người xưa, đặc biệt là thời Trung Quốc cổ đại đã nghiên cứu ra các cách nhìn người thông xem tướng suy ra tâm và nhìn tâm vận ra tướng. Các bậc cao nhân thời xưa nhìn nhận rằng tâm và tướng là có sự liên kết chặt chẽ với nhau bởi tâm tướng hợp nhất, nhìn tướng biết tâm-nhìn tâm biết mệnh.

>> Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển

Nhân tướng học

Nhân tướng học được thực hành ở Phương Đông từ rất xa xưa vào thời cổ đại. Dựa vào quan sát diện mạo của một người mà đoán định vận mệnh tương lai và còn có thể tiết lộ nhiều điều về tâm tính, tính cách, tính khí của người đó. Xem tướng được dùng như một nghệ thuật lẫn khoa học trong khám phá sinh mệnh con người. Người xưa sử dụng thuật xem tướng số từ việc chọn vợ gả chồng đến tìm người cho các chức vụ trong triều đình. Xem tướng trở thành một phần của xã hội cổ đại phương Đông, được ghi chép trong các thư tịch cổ như “Trúc thư kỷ niên” và ngày càng phổ biến hơn ở phương Tây.

Hình tướng: Từ những quan sát bên ngoài về hình tướng bộ vị (liên quan đến các yếu tố bẩm sinh, di truyền…) như tướng người, tướng mặt (ngũ quan), xem bàn tay, chân.

 Khí sắc:  Còn gọi là sắc tướng (liên quan đến sức khỏe, khả năng tư duy…)

Phong thái: Còn gọi là thần tướng (liên quan đến khả năng ứng xử, phong cách sống…) đều có thể suy đoán được tương lai số mệnh của một người.

Bói mệnh khoa học hay là mê tín?

Bói mệnh là một bộ phận trong văn hóa truyền thống. Thời xưa, thầy tướng số là những người trên thông thiên văn dưới tường địa lý, có thể đoán mệnh giúp con người hành thiện tích đức, sống thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên, đến ngày nay bói mệnh đã bị nhiều người lợi dụng để phục vụ cho lợi ích cá nhân mình, cũng bị người đời dán nhãn “mê tín dị đoan”. Kỳ thực, những người thực sự nghiên cứu về phong thủy và thuật bói mệnh đều là những người thông minh bậc nhất.

Hàng nghìn năm qua, xem phong thủy, bốc quẻ vẫn luôn là văn hóa truyền thống của các nước Á Đông. Nhưng từ đầu thế kỷ này lại bị người ta thay thế bằng danh từ “Mê tín phong kiến”. Dư luận xã hội luôn mắng mỏ thuật xem bói, thuật xem tướng số, coi bói, xem tướng đoán vận mệnh…vv và các thầy xem tướng số là thứ bát nháo, là mê tín, là tứ cựu, là quân lừa đảo.

Kỳ thực, bói mệnh không phải là mê tín, vốn đã có từ thời xa xưa trong cổ học phương Đông. Vì cuộc đời một người đã được định sẵn, vậy nên người tinh thông Chu Dịch, Bát quái có thể bấm tay mà bói ra được. Bói mệnh tồn tại chính vì muốn bảo cho con người biết rằng nên sống thuận theo tự nhiên, các việc tốt hay việc xấu gặp phải trong đời đều do nhân duyên, không phải chuyện vô duyên vô cớ; nếu muốn kiếp sau được sống hạnh phúc thì kiếp này phải làm nhiều việc thiện tích đức, không làm việc xấu việc ác. Vậy nên, bói mệnh chính là một bộ phận của văn hóa Thần truyền.

Trên thực tế vào thời cổ đại, những người xem phong thủy và bốc quẻ đều là những tinh anh của xã hội. Các bậc đế vương thời xưa có quốc sư giúp đỡ, can gián họ trong việc an bang trị quốc. Quốc sư thường là những người tu hành, tu Phật hoặc tu Đạo, đức hạnh rất cao thâm, có thể trên thông thiên văn dưới tường địa lý, bản thân họ cũng vốn có công năng.

Đại sư Quốc học Trung Quốc – Đài Loan, ông Nam Hoài Cẩn từng nói: “Những người thực sự nghiên cứu về bói mệnh và bốc quẻ đều là những người thông minh bậc nhất”.

Thuật xem bói thực sự bị coi là mê tín phong kiến là vào sau thời nhà Thanh. Những nước Á Đông cũng không ngoại lệ, rất nhiều văn hóa truyền thống đã bị hoài nghi, sau đó văn hóa truyền thống trong thuật xem bói dần dần bị coi là thứ bã trấu bã cám và bị coi là mê tín. Vậy vì sao đến thời đại hiện nay khi nhắc tới hai từ bói mệnh người ta liền nói là mê tín? Sự thật phía sau hai từ mê tín là gì?

>> Bói mệnh là khoa học hay mê tín? Sự thực đáng để bạn suy ngẫm

Một loại “năng lực tinh thần” quyết định tướng mạo con người

Nhan sắc có thể trang điểm xinh đẹp, nhưng không thể che đậy được bản sắc chân chính; khí chất có thể được bồi đắp thành, nhưng không thể thoát khỏi liên quan đến bản tính. Vẻ đẹp tâm hồn là một loại năng lực không thể nhìn thấy được nhưng năng lực này có thể giúp chúng ta có được sức cuốn hút tự nhiên thông qua tâm tướng và hình tướng. 

Làm sao cải tạo tướng mệnh?

Bí quyết để cải tạo tướng mệnh con người? 

 

Exit mobile version