Đại Kỷ Nguyên

Đời người như ván cờ, quân tốt tuy yếu nhưng có thể vụt sáng lúc tàn cuộc

Trong cuộc sống, có thể bạn đã từng nghe câu nói: “Đời người như ván cờ, đi sai một bước, cả ván đều thua”. Quan sát ván cờ cuộc đời, có những lúc khiến người ta do dự không quyết được, sau khi đã đặt quân cờ xuống bàn cờ thì cho dù là thắng thua ra sao, đều không thể đi lại được nữa.

Người ta thường nói rằng:“Người đứng xem thì luôn tỉnh táo”. Trong lúc người khác chơi cờ, tôi không thích bình phẩm nước cờ, mà chỉ thích xem thi đấu. Vì xem thi đấu chỉ là quan sát, bất luận đôi bên ai thắng ai thua, tâm cảnh của tôi cũng không nằm ở trong đó, nó đã sớm vượt ra ngoài thắng thua rồi. Xem thi đấu, luôn có thể nhìn ra được triết lý nhân sinh mà trong đời sống không dễ dàng phát giác được, những đạo lý đó đều có thể khai ngộ ra trí tuệ nhân sinh hiếm có.

Ví dụ, trong một ván cờ, binh tốt chắc chắn sẽ chết trước. Là vì không chỉ do vị trí của nó đứng ở ngay hàng trên cùng nhất, còn vì quy tắc quy định những quân cờ khác sau khi quá hà (qua sông) còn có thể tụt lùi về phía sau, binh tốt sau khi quá hà thì không được tụt lùi về phía sau nữa, cho dù gặp phải quân địch lớn mạnh ra sao, cũng chỉ có thể dũng cảm tiến về phía trước. Do vì nguyên nhân này, tuy số quân của binh tốt là nhiều nhất, nhưng binh tốt có thể sống sót đến phút cuối thì lại rất ít.

Kỳ thủ đấu cờ, đều vô cùng trân quý các quân cờ “xe- pháo – mã” của mình, còn về sự tổn thất của binh tốt thì lại không bận tâm. Nào biết rằng đấu đến lúc tàn cuộc, một binh một tốt mới là mối chốt quan trọng để giành thắng lợi, quân tốt tuy yếu kém nhưng lại có thể khắc được tướng già, trong một số tàn cuộc thì 2 quân tốt còn mạnh hơn quân xe.

Quân xe tuy có thể phi nước đại khắp bàn cờ, nhưng vẫn không thể thoát khỏi vài nước đi, và nó cũng không thể quay vòng tiến quân. Người chơi sử dụng quân xe chém giết mạnh bạo, luôn bị thiếu hụt sức mạnh về sau; kỳ thủ lợi dụng mã và pháo hỗ trợ tấn công, cờ nghệ có cao hơn một bậc, ngang dọc bắt chéo nhau, từng bước ép chết, luôn làm cho đối thủ chỉ còn sức đổi quân với nhau, mà không còn sức đánh trả lại.

Kỳ thủ cao minh nhất là biết tận dụng sức mạnh của binh tốt, bởi vì quân cờ tung hoành ngang dọc, khắc chế quân địch để giành thắng lợi trong rất nhiều màn tàn cuộc, rất có thể là một quân tốt nhỏ không được xem trọng. Sinh mạng vốn dĩ không có sự phân biệt nặng nhẹ sang hèn, chỉ cần đặt quân tốt vào đúng vị trí thích hợp, trong giờ phút quyết định có thể là quân yếu nuốt chửng quân mạnh, một nước chiếu tướng giành thắng lợi.

Vì vậy, tôi thường nghĩ rằng tính quan trọng của mỗi quân cờ đều giống nhau, quan trọng là do kỳ thủ đặt nó vào vị trí nào.

Trên đời này không có quân cờ nào là vô dụng cả, nhưng lại có vô số kỳ thủ bất tài không biết dùng cờ, tuy là một lòng muốn chiến thắng, nhưng lại vì tham lợi nhỏ mà không có tầm nhìn quan sát toàn cuộc, cuối cùng xé lẻ hết các quân cờ rồi đi vào con đường tự hủy diệt.

Đi một bước cờ, cần phải tĩnh tâm suy nghĩ. Thật ra đạo lý của đời người không phải cũng như vậy hay sao?

Đi một bước cờ, cần phải tĩnh tâm suy nghĩ. Thật ra đạo lý của đời người không phải cũng như vậy hay sao? (Ảnh từ inkdancechinesepaintings.com)

Nếu như mỗi ngày đều có thể duy trì một tâm thái ôn hòa, đã là người giành chiến thắng của cuộc đời rồi! Lúc tâm trạng bực tức, bất luận là chơi cờ, làm việc hay viết văn chương, đều có cảm giác không thể làm được theo ý muốn. “Tắm gió xuân nhìn trời cao, dung hòa với tự nhiên thành nhất thể”, làm được như vậy, đời người sẽ không còn trận đấu giữa người với người nữa, mà chỉ còn là tâm thái im lặng xem thi đấu mà thôi.

* “Tắm gió xuân nhìn trời trong, dung hòa với tự nhiên thành nhất thể”: Hai câu này nói về một cảnh giới tương tối cao trong tâm, mượn hình ảnh của thiên nhiên để diễn đạt tâm thái ung dung tận hưởng những gì đang diễn ra trước mắt, hòa nhập tâm tư suy nghĩ với tự nhiên làm một, không phán xét và nhận định, để mọi thứ diễn ra một cách chân thực nhất.

Châu Yến Lâm 

Xem thêm:

Exit mobile version