Đại Kỷ Nguyên

Sự thật về cái chết của Steve Jobs: Một câu chuyện cảm động

Steve Jobs tiến hành phẫu thuật ghép gan vào năm 2009, và qua đời 2 năm sau đó. Sự ra đi của ông khiến nhiều người đau buồn, nhưng Jobs đã không hề hối tiếc…

Đầu năm 2009, Chủ tịch Apple là Steve Jobs được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Bác sĩ nói với ông rằng phải tiến hành ngay một cuộc phẫu thuật ghép gan để cứu mạng ông.

Jobs đã đồng ý với một chương trình phẫu thuật ghép gan. Bệnh viện ngay lập tức đăng ký chờ gan tại Trung tâm ghép gan California.

Tuy nhiên, bệnh viện phát hiện ra rằng có rất nhiều bệnh nhân ghép gan và phải mất ít nhất 10 tháng để đến lượt Jobs.

Để cứu mạng sống của Jobs càng sớm càng tốt, bệnh viện đã ngay lập tức đăng ký chờ gan ở các tiểu bang khác nhau. Việc đăng ký liên bang này được luật pháp tại Hoa Kỳ cho phép. Mục tiêu là chạy đua với thời gian và cứu sống bệnh nhân càng sớm càng tốt.

Nhanh nhất là ở bang Tennessee, chỉ mất sáu tuần để chờ đợi. Vì vậy, Jobs đã được đặt vào vị trí cuối cùng của những người cần ghép gan ở đây.

Đối với những bệnh nhân đang cần ghép gan khẩn cấp, mỗi giây đều rất có giá trị.

Vì vậy, có người đã đi gặp ông Dürr, Giám đốc bệnh viện và hy vọng rằng ông Dürr sẽ dùng đặc quyền viện trưởng để Jobs được xếp vào nhóm được cấy ghép trước.

Viện trưởng, ông Dürr nghe xong, cau mày, và khuôn mặt rất ngạc nhiên. Ông dang hai tay, nhún vai và nói:

“Tôi nào có đặc quyền gì để cho Jobs chen ngang? Nếu Jobs được cấy ghép trước, còn những bệnh nhân khác thì sao? Tất cả sinh mệnh đều bình đẳng như nhau”.

Người kia không còn lựa chọn nào khác, đành buồn bã rời khỏi văn phòng của ông Dürr.

Có người lại tìm đến Thống đốc bang Tennessee, ông Phil Bredesen, hy vọng ông  Bredesen có thể giúp đỡ một chút, dùng đặc quyền gửi một lời chào hỏi đến bệnh viện, hoặc viết một cái phê chuẩn, sắp xếp cho Jobs được cấy ghép trước, nếu không, Jobs sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Ông Bredesen nghe xong, nụ cười trên khuôn mặt biến mất. Ông nói một cách nghiêm túc:

“Tôi có đặc quyền gì? Chào hỏi gì đây? Phê chuẩn cái gì? Ý của bạn là gì? Tôi không hiểu! Không ai có đặc quyền để cho ai được ghép trước, ai có thể ghép sau. Tất cả sinh mệnh đều bình đẳng, mọi người chỉ có thể xếp hàng theo thứ tự”.

Có người lặng lẽ nói với Jobs rằng:

“Xem có thể bỏ ra một số tiền, đút lót một chút cho các nhân viên liên quan, để ông có thể được cấy ghép trước?”.

Jobs lắng nghe và nói với vẻ ngạc nhiên:

“Điều này là như thế nào? Đó chẳng phải là phạm pháp sao? Tính mạng của tôi cũng giống như tính mạng của mọi người vậy, chỉ có thể xếp hàng theo thứ tự!”.

Không ai có thể giúp Jobs, kể cả chính ông. Những bệnh nhân cần ghép gan trước Jobs là những nhân viên công ty bình thường, bà nội trợ, người già và người thất nghiệp… Tất cả đều đang xếp hàng để chờ gan được ghép.

Cuộc sống đều thật quý giá với tất cả mọi người.

Sáu tuần sau, Jobs cuối cùng đã có được gan để ghép. Nhưng do thời gian chờ đợi lâu, các tế bào ung thư của Jobs đã di căn. Và việc cấy ghép này chỉ kéo dài tuổi thọ của Jobs trong hơn hai năm.

Tuy nhiên, Jobs đã không hề hối tiếc.

Trong hai năm cuối đời, ông vẫn phát triển các sản phẩm sáng tạo hơn cho Apple cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.

Walter Isaacson – cựu CEO của CNN là người duy nhất được Steve Jobs tin tưởng viết tiểu sử về mình. Isaacson đã nói một cách trìu mến:

“Sinh mệnh không có sự phân biệt địa vị cao thấp ra sao, bất kỳ sinh mệnh nào cũng đều là bình đẳng. Bình đẳng không phải là một khẩu hiệu; bình đẳng không phải giả bộ; bình đẳng càng không phải là một sự trao đổi; nó là biểu hiện sinh động và cụ thể nhất của cuộc sống. Nó minh tỏ như trăng sáng vậy, sáng đến có thể soi gương, tỏa ra thứ hào quang thánh khiết, nó khiến chúng ta thấy được sự quang minh chói lọi của nhân tính, chiếu rọi thẳng đến nơi dịu dàng nhất trong trái tim chúng ta”.

Thật vậy, con người ta đều đến thế gian này với hai bàn tay trắng để rồi ra đi lại hoàn toàn trắng tay. Đối diện với sinh-lão-bệnh-tử trong đời người, thì giàu hay nghèo của con người thế gian dường như vô lực. Tâm hồn cao thượng và đạo đức cao quý mới là tài sản quý giá nhất của sinh mệnh.

Theo secretchina.com
Vân Hà 

Bạn đang đọc bài viết: Sự thật về cái chết của Steve Jobs: Một câu chuyện cảm động tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, xin quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi tại địa chỉ: https://www.facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/ Mọi liên hệ cung cấp thông tin và tin bài cộng tác, xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com

Xin chân thành cảm ơn! Chúc quý độc giả có những giờ phút thật thoải mái cùng Đại Kỷ Nguyên!  

Xem thêm:

Exit mobile version