Đại Kỷ Nguyên

So sánh hai chiến binh vĩ đại Hector và Achilles: thế nào mới là nam tính thực sự?

Người anh hùng thành Troy, Hector, thể hiện lòng vị tha của một người đàn ông đích thực khi anh tạm biệt vợ và con trước khi chiến đấu với Achilles. "Hector chia tay Andromache," khoảng năm 1775, của Gavin Hamilton., phòng trưng bày Nghệ thuật Hunterian, Đại học Glasgow, Vương quốc Anh.

Trong bài thơ “The Iliad” của Homer, người ta thấy cuộc đối đầu giữa anh hùng thành Troy, Hector và anh hùng Hy Lạp, Achilles được miêu tả như một định mệnh không thể thay đổi. 

Bài thơ được viết với những cảm xúc về một cuộc hành quân của những bước đi kiên định hướng đến một cuộc đối đầu cuối cùng. Nó không khác nào một cuộc hành quân thực sự giữa một bên là người lính thành Troy và một bên là những người lính Hy Lạp trên một cánh đồng rực lửa. Cuộc đọ sức giữa những chiến binh vĩ đại nhất của mỗi bên sắp diễn ra trên một bãi biển ngay phía trước thành phố, một dải nhỏ giữa một bên là nền văn minh đỉnh cao của thành Troy và một bên là bãi biển đầy cá; ở một góc nhìn khác cũng có thể nói một bên là sự sống và một bên là cái chết. 

Thông qua câu chuyện về quá trình đối đầu của hai chiến binh này, Homer muốn khắc hoạ hình tượng hai nhân vật đầy nam tính này. Cả hai người đàn ông đều có xu hướng cạnh tranh, hiếu chiến, thậm chí bạo lực. Chẳng hạn, cả hai người đàn ông đều là những chiến binh tài ba trên chiến trường. Nhưng họ có những động cơ rất khác nhau, và có hai kiểu nam tính khác nhau. Thông thường ngày nay, hành vi mạnh mẽ hoặc hung hăng của một người đàn ông sẽ được coi là “nam tính thái quá”. Nhưng đó chỉ là một từ miêu tả chung chung, khác với điều mà bài thơ “The Iliad” đã khắc hoạ hai người đàn ông này.

Cơn thịnh nộ của Achilles

Không rõ thời điểm sáng tác bài thơ là cuối hoặc đầu thế kỷ thứ Tám hay thứ Bẩy, nhưng nó không thực sự miêu tả về chiến tranh. Chúng ta không thấy điểm bắt đầu cũng như điểm kết thúc của một cuộc vây bắt trong các vần thơ của “The Iliad”. Thay vào đó, nó liên quan đến một vở kịch nhỏ hơn trong một vở kịch lớn: câu chuyện về cơn thịnh nộ của Achilles.

“Cơn thịnh nộ của Achilles,” 1757, Giovanni Battista Tiepolo. Bích họa tại Villa Valmarana ai Nani, Vicenza. 

Những dòng đầu rất nổi tiếng viết “Lạy chúa tôi, Achilles, con trai của Peleus đang thực sự nổi cơn thịnh nộ; đây người chết, kia hoang tàn, vô số tội khổ cho người Achaeans” (tạm dịch). Trong bài thơ, người ta thấy rằng do mâu thuẫn với viên tướng Hy Lạp Agamemnon, mà Achilles không tham gia chiến đấu. Và vì anh là chiến binh xuất sắc nhất của Hy Lạp — có lẽ là chiến binh vĩ đại nhất trong tất cả các tác phẩm văn học và thần thoại — sự vắng mặt của anh là một tổn thất lớn cho chính đội quân Hy Lạp.

Nhiều người Hy Lạp đã hy sinh, do việc Achilles không cùng chiến đấu. 

Hầu hết những vần thơ được dùng để lột tả cái tôi không thể kiểm soát được của Achilles. Anh ta ủ rũ trong lều ngày này qua ngày khác, bị cơn giận dữ thiêu đốt, âm ỉ, tin rằng mình đã bị Agamemnon xúc phạm. Hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc của đồng đội không thể chạm đến trái tim đang quặn thắt vì tức giận của Achilles.

Homer miêu tả Achilles là một anh lính chưa trưởng thành. “Sự phẫn nộ của Achilles,” vào khoảng năm 1630 đến 1635, của Peter Paul Rubens. Bảo tàng Boijmans Van Beuningen, Rotterdam, Hà Lan.

Chỉ cái chết của một người bạn mới khiến Achilles trở lại cuộc chiến. Nhưng ngay cả khi đó, anh vẫn hành động với sự tức giận liều lĩnh, mù quáng, tuy nhiên bây giờ sự thù địch đó là nhắm vào quân thù, và đặc biệt là Hector.

Hành vi hung hăng của Achilles thực sự mang tính hủy diệt — đối với cả đội quân thành Troy và người Hy Lạp. Sau cái chết của bạn mình, Achilles lao vào một cơn thịnh nộ đầy hỗn loạn chống lại quân thành Troy, phóng túng năng lượng bạo lực của mình một cách mù quáng và đầy thú tính.

Vào cuối cơn thịnh nộ của mình, Achilles, quyết tâm trả thù cho cái chết của bạn mình, đối mặt với kẻ thù không đội trời chung – Hector.

Mặc dù Hector có nhiều nét tính cách tương đồng với Achilles nhưng cũng có những điểm khác biệt quan trọng. Hector cũng là một chiến binh tài giỏi, một mình đánh tan quân địch. Nhà thơ Homer đã so sánh Hector như một ngọn gió tây mạnh mẽ và một con sư tử oai hùng.

Người Hy Lạp thực sự sợ hãi: “Hector tấn công những người Argives tóc dài, giết chết những người bị lạc, rồi rất nhiều người hoảng loạn và bỏ chạy” (Quyển VIII). Sức mạnh của Hector trên chiến trường cùng với khả năng lãnh đạo mạnh mẽ đã bảo vệ được thành phố. Trong Quyển VI, Homer nói rằng Hector là “người bảo vệ đơn độc của thành Troy.”

“Cái chết của Hector,” bức tranh sơn dầu chưa hoàn thành vào khoảng năm 1630–1635 của Peter Paul Rubens. Bảo tàng Boijmans Van Beuningen, Rotterdam, Hà Lan. 

Sự nam tính của Hector

Không hoàn toàn là một chiến binh hung bạo, Hector còn có một khía cạnh của lòng vị tha, và đây là điểm khiến anh ấy khác với Achilles. Anh ấy điềm tĩnh và lịch sự khi ở trong thành Troy. Anh ấy thậm chí còn nói chuyện tử tế với Helen, người đã từng làm anh tổn thương, vì chính việc cô ấy bỏ trốn với anh trai của Hector là Paris người đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh.

Trên hết, Hector là một người đàn ông của gia đình, rất quan tâm đến vợ và con trai. Trong một cảnh nổi tiếng trong Quyển VI, khi vẫn còn bê bết máu và lấm lem sau trận chiến, Hector vẫn mặc bộ giáp tả tơi và khi ngọn lửa chiến đấu vừa tắt, anh đến thăm vợ và con trai. Đoạn văn đáng để trích dẫn:

“Cô đã ra đón chồng mình và hai người bước đi hướng về người hầu đang ôm đứa con của họ. Con trai cưng của Hector, rạng ngời như một vì sao… và người cha nở một nụ cười thật tươi. Anh nhìn con trai một hồi lâu… rồi lại mỉm cười. Vợ của anh, Andromache, cũng mỉm cười. Rồi Hector nhanh chóng đặt chiếc mũ của mình xuống đất, nâng con trai lên, hôn nó rồi ôm nó vào lòng; anh cầu nguyện với các thần Zeus và các vị thần khác… Sau đó anh trao coi trai lại cho vợ mình. Andromache ôm đứa bé vào lòng… mỉm cười trong nước mắt. Hector nhận thấy điều này, nên đã cố gắng trấn an vợ mình”.

Andromache lo sợ rằng chồng mình sẽ phải hy sinh trên chiến trận, và quả thực đó có thể là định mệnh của anh, nhưng đó là điều mà anh ấy chấp nhận vì cuộc sống của vợ và toàn bộ thành phố. Ở đây, chúng ta thấy rằng sự hung bạo của Hector không mù quáng hay do một cơn thịnh nộ gây ra, giống như của Achilles.

Đó là một bước đi đầy lý tính, có tính toán. Mục đích của nó chỉ đơn giản là để bảo vệ những gì anh ấy yêu thương. Anh ta kiểm soát được sự hung bạo của chính mình và hy sinh bản thân mình vì người khác; anh ấy sẽ không bao giờ làm tổn thương mọi người hoặc gia đình của mình. Đây mới thực sự là bản chất của nam tính. 

“Cuộc chia tay của Hector với Andromache và Astyanax,” trước năm 1918, của Karl Friedrich Deckler. 

Vẻ cao thượng thực sự của nam tính là kiểm soát được cái tôi, và hướng tính cách mạnh mẽ đó đến những mục đích tốt đẹp. Đối với Achilles thì ngược lại, đã không kiểm soát được sự hiếu chiến của bản thân và chưa thực sự hướng đến lợi ích của người khác. Anh sử dụng nó cho bản thân nhằm thoả mãn cho những cảm xúc bất trị của mình. 

Vậy khái niệm “nam tính thái quá” này đem lại cho chúng ta bài học gì. Một định nghĩa cho khái niệm này là “một khái niệm văn hoá về sự nam tính, đề cao chủ nghĩa khắc kỷ, sức mạnh, sự thống trị – điều không phù hợp với xã hội và có hại cho tinh thần con người”. 

Tuy nhiên, định nghĩa này không làm rõ được sự khác biệt ở trên, sự khác biệt giữa một người như Hector và một người như Achilles. Bản thân sự nam tính, sức mạnh hay sự thống trị không phải là “độc hại”, mà chỉ là cách mà những tố chất này được phát huy. 

“Achilles đặt cơ thể của Hector dưới chân của Patroclus,” 1769, Jean Joseph Taillason.  Bảo tàng Nghệ thuật Krannert, Champaign, Ill. 

Thuật ngữ “nam tính thái quá” thực chất cho thấy đàn ông thời nay đã bỏ qua những tố chất mà vốn dĩ họ cần phải phát huy một cách chính thường đó là sức mạnh, khả năng thống trị và sự hy sinh bản thân mình. 

Tuy nhiên việc từ bỏ những tố chất này cho thấy quan điểm và tư tưởng của xã hội loài người đang dần thay đổi. 

Trên thực tế, xã hội của chúng ta cần bảo tồn những tố chất như thế này. Lấy ví dụ về Hector, nếu anh ta thiếu những tố chất này, thành Troy đã sớm sụp đổ và khi đó đã có nhiều đau khổ hơn.

Liệu rằng xã hội này có bớt đau khổ hơn khi chúng ta có nhiều người như Hector hơn.

Theo The Epoch Times
Vân Sơn biên dịch

Exit mobile version