Đại Kỷ Nguyên

Nữ bộ trưởng Trung Quốc mất mạng vì làm 3 việc thiện

Tiền Anh là bộ trưởng Bộ Giám sát đầu tiên của ĐCSTQ, lúc đầu vì hướng đến “Trung Quốc mới” mà ĐCSTQ hứa hẹn, bà đã dấn thân vào con đường “cách mạng”. Làm ba việc tốt, cuối cùng lại trở thành tội trạng mất mạng. Tiền Anh đến chết có lẽ cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Vào giữa đêm ngày 26 tháng 7 năm 1973, Tiền Anh, Bộ trưởng Giám sát đầu tiên của ĐCSTQ, qua đời một cách thê thảm trong bệnh tật và oan khuất. Lúc đó, bà vẫn đang đội trên đầu chiếc mũ lớn là “kẻ phản bội” và “đặc vụ”; Nền văn minh Trung Hoa cổ quốc khi đó vẫn đang trải qua hạo kiếp “Cách mạng Văn hóa”, lang sói lộng hành khắp nơi.

Khi trẻ tuổi dấn thân vào con đường “cách mạng”, Tiền Anh đã mong đợi một “Trung Quốc mới” mà ĐCSTQ hứa hẹn, nhưng những khẩu hiệu “giàu mạnh, dân chủ và văn minh” đó ngày càng xa tầm với trong hiện thực. Tại sao lại thế này? Có lẽ, Tiền Anh cho đến chết cũng không minh bạch.

Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng! Hôm nay, dựa trên tiểu sử của Tiền Anh và các tài liệu liên quan, chúng ta sẽ nói về cuộc đời bi thảm của bà.

Người của Lưu Thiếu Kỳ?

“Cách mạng Văn hóa” nổ ra vào ngày 16 tháng 5 năm 1966. Khi đó, Lưu Thiếu Kỳ, nhân vật thứ hai trong ĐCSTQ và là chủ tịch quốc gia, đã bị đả thành “phái đương quyền lớn nhất trong nội bộ đảng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”; sau đó, bị chụp lên những cái mũ “phản đồ, nội gián, công tặc”, bị phê sấp phê ngửa, đấu đảo đấu xú, cuối cùng bị bức hại đến chết.

Ngay khi Lưu Thiếu Kỳ ngã xuống, vận rủi của Tiền Anh bắt đầu, bà được coi là tay chân của Lưu Thiếu Kỳ. Tại sao?

Tiền Anh gia nhập ĐCSTQ vào năm 1927, đến Thượng Hải vào tháng 7 năm 1928, được phân công công tác trong Ban thư ký của Tổng công hội Trung Quốc.  Thường ủy Tổng công hội Lưu Thiếu Kỳ là lãnh đạo của bà.

Năm 1929, Tiền Anh được cử đi học tập tại Đại học Trung Sơn ở Mạc Tư Khoa, sau khi trở về Trung Quốc vào năm 1931, bà đã hoạt động trong đảng ngầm của ĐCSTQ trong một thời gian dài ở Hồ Bắc, Giang Tây, Quảng Đông, Thượng Hải, Giang Tô, Tứ Xuyên và những nơi khác. Lưu Thiếu Kỳ trường kỳ lãnh đạo đảng ngầm của ĐCSTQ, được coi là tổng đại biểu của đảng ngầm.

Sau khi ĐCSTQ kiến chính năm 1949, Lưu Thiếu Kỳ là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ phụ trách công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật. Về phần Tiền Anh, bà được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giám sát đầu tiên của ĐCSTQ vào tháng 9 năm 1954. Tháng 3 năm 1955, bà được bổ nhiệm làm phó bí thư Ủy ban Giám sát Trung ương.

Sau khi Lưu Thiếu Kỳ bị lật đổ, Ủy ban Giám sát Trung ương bị phê phán là “trường kỳ bị bộ tư lệnh giai cấp tư sản thao túng, và là công cụ đen để khôi phục chủ nghĩa tư bản”. 17 thường ủy trong Ủy ban Giám sát Trung ương, trừ thư ký Đổng Tất Vũ, toàn bộ đều bị chỉnh đốn, bao gồm cả Tiền Anh.

Đắc tội với Giang Thanh

Khi đó, rất nhiều người lâm vào cảnh hung hiểm đều nuốt hận mà sống, rụt cái đầu lại. Nhưng Tiền Anh vẫn dám lên tiếng, điều này khiến bà đắc tội với vợ của Mao Trạch Đông, Giang Thanh, tổ phó Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương.

Vào tháng 1 năm 1967, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc “Vận động đoạt quyền”, muốn toàn quốc đoạt chính quyền của “phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”. Giang Thanh là một bàn tay thao túng quan trọng trong “Vận động đoạt quyền”.

Tại Tứ Xuyên, Giang Thanh chuyên môn tìm đến một số người đã bị Ủy ban Giám sát Trung ương khai trừ đảng tịch để cướp chính quyền Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Một trong số họ là Lưu Kết Đĩnh và người kia là Trương Tây Đĩnh. Hai năm trước đó, vào tháng 2 năm 1965, hai người này đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương khai trừ đảng tịch và triệt tiêu chức vụ vì nghiêm trọng vi phạm pháp luật và làm loạn kỷ cương.

Đến “Cách mạng Văn hóa”, Lưu Kết Đĩnh và Trương Tây Đĩnh đầu tiên viết thư cho tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương để kiện Lý Tỉnh Tuyền, bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Tứ Xuyên, sau đó đến Bắc Kinh yêu cầu đảo ngược vụ án, được hỗ trợ bởi Giang Thanh.

Giang Thanh đã yêu cầu Ủy ban Giám sát Trung ương “bình phản” cho Lưu Kết Đĩnh và Trương Tây Đĩnh, nhưng Tiền Anh không đồng ý, kiên trì nói rằng việc xử lý của Ủy ban Giám sát Trung ương là chính xác. Giang Thanh điên tiết mắng: “Kiểm tra giám sát cái gì, sao dám làm cả đến trên đầu tôi?!”

Dưới sự lãnh đạo của Giang Thanh, tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương đã nhân danh Trung ương ĐCSTQ, minh oan cho Lưu và Trương rồi đưa họ trở lại Tứ Xuyên để đoạt chính quyền. Đồng thời, Giang Thanh khuyến khích “Đoàn chiến đấu Đông Phương Hồng” của Đại học Bắc Kinh đến Ủy ban Giám sát Trung ương và dán một tấm áp phích chữ lớn “Tiền Anh – con tốt của Lưu Thiếu Kỳ”, vu khống Tiền Anh là “phản bội” và “đặc vụ” v.v.

Bắt đầu từ năm 1967, tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương đã thực hiện “cách ly thẩm tra” đối với Tiền Anh, quá trình này được nâng cấp thành “thẩm tra giám hộ” vào năm sau. Tiền Anh bị giam giữ trong một trại quân sự ở Vệ trú khu Bắc Kinh trong hơn 5 năm.

Tuy nhiên, đắc tội với Giang Thanh không phải là toàn bộ lý do khiến Tiền Anh bị gia tăng bức hại. Tiền Anh đã làm được ba việc tốt và luôn được người khác khen ngợi, nhưng khi đó đó lại trở thành tội trạng của bà.

Tội trạng” cứu 600 người phái hữu

Việc đầu tiên là vào mùa đông năm 1960, khi Tiền Anh được điều đến tỉnh Cam Túc để nghiên cứu, bà đã cứu khoảng 600 người phái hữu đang chết đói ở Giáp Biên Câu.

Những người phái hữu này bị đả đảo trong cuộc vận động “phản hữu” vào năm 1957, họ bị nhận định là những phần tử xấu “phản đảng phản chủ nghĩa xã hội phản tư tưởng Mao Trạch Đông”.

Năm 1958, Mao Trạch Đông phát động vận động “Đại nhảy vọt”, nói rằng ông ta muốn “đuổi Anh vượt Mỹ” và “chạy nhanh tiến vào chủ nghĩa cộng sản”, kết quả là toàn quốc xuất hiện hiện tượng người chết đói trên diện tích lớn, trong đó riêng tỉnh Cam Túc chết đói hơn 1,4 triệu người. Nông trường cải tạo lao động Giáp Biên Câu nằm ở rìa sa mạc tại khu vực Trương Dịch của tỉnh Cam Túc.

Việc Tiền Anh phát hiện ra những phái hữu bị cải tạo lao động trong nông trường này là hoàn toàn ngẫu nhiên.

Hôm đó, khi những bông tuyết bắt đầu rơi, tài xế của Tiền Anh đang lái xe trên sa mạc, bị lạc đường khi đang chạy. Ngay sau đó, họ thấy khói nhẹ bốc lên từ một con mương, họ bèn lái xe đến nơi có khói. Khi đi đến bờ mương, họ nhìn thấy có hai đến ba trăm xác chết nằm rải rác dưới đáy mương. Viên cảnh vệ của Tiền Anh liền hét lớn trên mương: “Các người ở đây là đơn vị nào? Tại sao có nhiều người chết như vậy?” Có người ở gần đó nói: “Tôi không biết, hãy hỏi chủ nhiệm nông trường”.

Khi Tiền Anh tiếp tục đi vào mương, lính canh của nông trường hét lớn: “Không thể đi vào!” Nghe thấy tiếng hét, Tư Kế Tài và Quan Cẩm Văn, những người phái hữu, vội vã chạy ra ngoài, phát hiện nhân viên quản giáo của nông trường Lưu Chấn Ngọc đang đi về phía Tiền Anh, vừa bước vừa hét lên: “Bắt những người này cho tôi”.

Viên cảnh vệ của Tiền Anh rút súng ra, nói với Lưu Chấn Ngọc: “Ông có biết đây là ai không? Đây là Tiền Anh”. Lưu Chấn Ngọc nghe vậy vô cùng kinh hãi, điệu bộ cao ngạo lập tức biến mất, mắt cụp xuống.

Quan Cẩm Văn lập tức kêu to: “Tiền đại tỷ, mau cứu tôi, mau cứu tôi!” Sau khi Tiền Anh hỏi Quan Cẩm Vân về tình huống, liền để ông ấy dẫn đường đi đến các loại hang huyệt trong nông trường cùng tổ kiểm tra, phát hiện ở đó có không ít người tính mạng đang treo lơ lửng.

Tiền Anh hỏi Lưu Chấn Ngọc: “Có bao nhiêu người?” Lưu Chấn Ngọc nói: “Năm hoặc sáu trăm người”. Tiền Anh ngay lập tức gọi điện cho người phụ trách địa khu Tửu Tuyền, yêu cầu họ điều toàn bộ các xe buýt đến đó, tuyên bố vào ngày hôm sau thả toàn bộ người, nhanh chóng cứu người cứu mạng.

Trong nạn đói lớn, Tiền Anh đã động lòng trắc ẩn, cứu giúp 600 phần tử phái hữu “phản đảng, phản chủ nghĩa xã hội, phản tư tưởng Mao Trạch Đông”; Khi đến “Cách mạng Văn hóa”, điều này nghiễm nhiên trở thành “chứng cứ phạm tội” của bà. 

Hai chuyện khác mà Tiền Anh đã làm là hạ bệ Tăng Hi Thánh, và minh oan cho Trương Khải Phàm.

Hạ bệ Tăng Hi Thánh, minh oan cho Trương Khải Phàm

Tăng Hi Thánh từng là bí thư thứ hai của Cục Hoa Đông của ĐCSTQ, đồng thời cũng từng là bí thư thứ nhất của Tỉnh ủy An Huy và bí thư thứ nhất của Tỉnh ủy Sơn Đông. Ông ta dám lạm quyền vì ông ta theo sát các chính sách cực tả của Mao Trạch Đông.

Trong cuộc vận động “Phản hữu” năm 1957, Tăng Hi Thánh đã ‘chỉ định’ ra hơn ba vạn phái hữu ở tỉnh An Huy. Trong vận động “Đại nhảy vọt” năm 1958, ông ta thực thi mệnh lệnh cưỡng bức ở An Huy, khiến hơn 5 triệu người ở tỉnh An Huy chết đói.

Đương thời, Lý Thế Nông, bí thư Ban Bí thư Tỉnh ủy An Huy, có chút bất đồng với cách làm cực tả của Tăng Hi Thánh, Tăng Hi Thánh liền đến Hàng Châu để cáo trạng lên Mao Trạch Đông. Mao sau khi nghe xong, nói: “Có vẻ như Lý Thế Nông là một người xấu”. Theo lời của Mao, Tăng Hi Thánh trở về An Huy, ngay lập tức gán cho Lý Thế Nông và những người khác là “tập đoàn phản đảng cực hữu”, 33 quan viên cấp tỉnh (bộ) bị liên đới, 77 quan viên cấp sở (cục) bị liên lụy, số quan viên hệ thống chính trị pháp luật bị xử lý phê phán lên tới 3.000 người.

Trương Khải Phàm, phó tỉnh trưởng kiêm bí thư tỉnh ủy An Huy, cũng không đồng tình với Tăng Hi Thánh. Ông chủ trương mở kho cứu đói, giải tán nhà ăn tập thể, trả lại cho nông dân nhà cửa, ruộng đất tư hữu bị tịch thu từ thời “cộng sản phong”, mở mang thị trường. Kết quả là tại Hội nghị Lư Sơn năm 1959, ông đã bị Mao Trạch Đông điểm danh phê phán là “phần tử cơ hội trà trộn vào nội bộ đảng cộng sản”.

Khi hội nghị Lư Sơn còn chưa kết thúc, thì Tăng Hi Thánh đã phái Hoàng Nham, tỉnh trưởng An Huy, tức tốc trở về An Huy để tổ chức phê đấu Trương Khải Phàm.

Ngày 9 tháng 9 năm 1959, Tỉnh ủy An Huy ra “Nghị quyết về liên minh phản đảng của Trương Khải Phàm và Lục Học Bân”, chỉ định Trương Khải Phàm và Lục Học Bân, vị bí thư Tỉnh ủy ủng hộ Trương Khải Phàm, là “phần tử chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”. Trương Khải Phàm bị khai trừ đảng, bị triệt tiêu chức vụ phó tỉnh trưởng, bị phê đấu 51 ngày, bị giam giữ hơn 200 ngày, và bị áp giải đến một khu mỏ ở Hoài Bắc để giám sát lao động. Vợ ông, Sử Mại, cũng bị liên lụy, toàn gia đình bị đuổi ra khỏi khu dinh thự của chính quyền tỉnh.

Sáu người thân của Trương Khải Phàm bị bức hại đến chết, bao gồm anh trai thứ hai, anh họ và em họ của ông. Sau khi được bình phản, số liệu thống kê cho thấy chỉ riêng ở huyện Vô Vi, đã có hơn 28.000 đảng viên, cán bộ và quần chúng trong huyện, xã, lữ đoàn bị phê đấu và xử lý vì liên lụy đến Trương Khải Phàm.

Tiền Anh đã biết về những vấn đề nghiêm trọng ở An Huy thông qua nhiều kênh khác nhau như thư từ và các chuyến thăm của quần chúng. Bà đã nhiều lần cử người đi điều tra và báo cáo tình hình ở An Huy cho Lưu Thiếu Kỳ và những người khác. Tại đại hội 7.000 đảng viên được tổ chức vào đầu năm 1962, bà đã cùng Lưu Thiếu Kỳ đến tổ An Huy để giúp các quan viên An Huy giải tỏa những lo lắng của họ và báo cáo các vấn đề của Tăng Hi Thánh.

Kết quả là, Tăng Hi Thánh bị cách chức bí thư thứ nhất Tỉnh ủy An Huy, bị điều chuyển khỏi An Huy.

Sau đại hội 7.000 người, Tiền Anh đã dẫn đầu một tổ công tác đến An Huy để hỗ trợ Tỉnh ủy An Huy xác định các vụ án oan, sai và bị kết án sai, bình phản cho Lý Thế Nông và Trương Khải Phàm, đồng thời bình phản cho hơn 10.000 quan viên bị xếp vào phái hữu.

Có thể thấy, Tiền Anh đã hỗ trợ Lưu Thiếu Kỳ “đả đảo” Tăng Hi Thánh, người mà Mao Trạch Đông khen ngợi, và bình phản cho Trương Khải Phàm, người bị Mao điểm danh phê phán, hai sự việc này lại trở thành “tội trạng” của bà trong “Cách mạng Văn hóa”.

Khương Sinh báo thù

Ngoài đó ra, Khương Sinh, cố vấn của tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương, từ lâu đã rất hận Tiền Anh.

Khương Sinh là một kẻ cuồng bức hại trong ĐCSTQ, ông ta ỷ vào quyền lực của Mao đã làm nhiều điều ác. Trần Vân từng nói, “Khương Sinh là con quỷ chứ không phải người”, còn có người gọi ông ta là “Diêm Vương”.

Trong vận động “chỉnh phong” ở Diên An vào những năm 1940, Khương Sinh và những người khác đã khởi xướng cái gọi là “vận động giải cứu những người lạc lối”, mô tả đảng ngầm hoạt động trong khu vực do Quốc dân đảng cai trị là “đảng Cờ Đỏ”, nói rằng những người này cầm cờ đảng Cộng sản nhưng lại làm những việc duy hộ cho Quốc dân đảng. Tiền Anh bác bỏ thuyết pháp “đảng Cờ Đỏ”, bà bảo vệ rất nhiều đảng viên bị nghi ngờ. Khương Sinh vẫn luôn ghi nhớ chuyện này, “Cách mạng Văn hóa” nổ ra cũng là lúc ông ta giải quyết các món nợ của mình.

Tiền Anh bị bức hại đến chết

Trong thời gian thẩm tra, Tiền Anh đã phản kháng đến chết, nhưng bị nói thành “sợ tội uống thuốc độc tự sát, đó là một hành vi phản cách mạng”.

Vào tháng 4 năm 1972, bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, và được tổ chuyên án gửi đến Bệnh viện Nhật Đàn Bắc Kinh để “điều trị giám hộ”, nơi bà vẫn bị giám sát nghiêm ngặt. Bà bị cách ly trong căn phòng rộng 10 mét vuông trên tầng cao nhất của bệnh viện, cửa sổ bị đóng đinh, sáu người đàn ông cường tráng thay phiên nhau canh giữ bà cả ngày lẫn đêm, không ai được phép vào thăm bà.

Vào ngày 29 tháng 11 năm 1972, Tiền Anh bị buộc xuất viện sau khi tình trạng cải thiện đôi chút, được đưa trở lại nơi giám quản ban đầu để tiếp tục thẩm tra. Nhưng bà vẫn là một bệnh nhân nguy kịch. Do không được điều trị cơ bản và môi trường cao áp ngột ngạt, tình trạng của bà ngày càng xấu đi. Khi bà được đưa trở lại Bệnh viện Nhật Đàn vào ngày 2 tháng 5 năm 1973, bà đã ở trong trạng thái nửa hôn mê.

Nửa đêm ngày 26 tháng 7 năm 1973, Tiền Anh qua đời.

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version