Đại Kỷ Nguyên

‘Xả tận tư tình thành đại nghĩa’ – Thơ và họa trong ngục của một học viên Đại Pháp

Xả tận tư tình thành đại nghĩa, Bao la tráng lệ một trường không.
Chống giữ thiên địa, thương trăm họ, Coi đầu rơi như mũ bay theo gió…
Đó chính là — vị anh hùng!

Trên đây là bài thơ mà Bạch Thiếu Hoa, một học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh đã đề vào một bức họa khi ông bị giam giữ trái phép tại Trại Lao động cưỡng bức Bạch Miếu tại Trịnh Châu. Tác giả đã thác thơ vào họa, dùng ngôn từ biểu đạt cảm ngộ về tín ngưỡng kiên định và sự thăng hoa cảnh giới của mình sau những lao khổ, thậm chí khốc hình trong oan ngục. 

Trong hai thập kỷ qua, dưới sự đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ, nhiều học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục đã nhiều lần bị bỏ tù và tra tấn, nhưng họ vẫn một lòng kiên định với tín ngưỡng của mình, và lưu lại rất nhiều câu chuyện cảm động. Không ít người trong hoàn cảnh hiểm ác trong ngục đã dùng thơ và họa để bày tỏ tâm thành chí lớn, trong đó có một bộ phận tác phẩm may mắn vẫn còn được bảo tồn. 

Bạch Thiếu Hoa tốt nghiệp Đại học Nhân dân Trung Quốc. Theo thông tin từ Minghui.com, sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, đối với Bạch Thiếu Hoa, vị “cựu sinh viên” của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Lý Lan Thanh, nguyên là lãnh đạo Phòng 610, cơ quan đứng đầu bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, biểu thị yêu cầu phải “nghiêm xử”. Toàn gia đình của Bạch Thiếu Hoa đã trở thành đối tượng bức hại trọng điểm của ĐCSTQ.

Bạch Thiếu Hoa đã bị giam giữ phi pháp nhiều lần vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị ĐCSTQ tra tấn bằng điện kích và các hình thức tra tấn tàn khốc khác, kết quả bị thương tật vĩnh viễn ở chân. Năm 2005, Bạch Thiếu Hoa vì tuyệt thực kháng nghị tại Trung tâm giam giữ Hải Điến Thanh Hà ở Bắc Kinh, đã bị bức thực một cách dã man, tính mạng bị đe dọa.

Vợ của Bạch Thiếu Hoa, Quý Lỗi, cũng bị giam giữ phi pháp trong một trại lao động vì tu luyện Pháp Luân Công, bà cũng đã bị tra tấn và giam giữ trong một thời gian dài. Chính quyền đã buộc bà phải ly hôn với Bạch Thiếu Hoa.

Con gái của Bạch Thiếu Hoa là Bạch Chân Vũ bị cảnh sát bắt cóc phi pháp khi mới 4 tuổi, sau đó, cô bé đã phải lưu lạc với bà ngoại, sống dựa vào tiếp tế.

Anh trai của Bạch Thiếu Hoa, Bạch Hiểu Quân, một cựu giảng viên triết học tại Đại học Sư phạm Đông Bắc, đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết vào tháng 7/2003 vì kiên định tín ngưỡng đối với Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia một buổi thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của cuộc bức hại kéo dài 22 năm ở Trung Quốc tại Đài tưởng niệm Washington vào ngày 16/07/2021 (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times).

Pháp Luân Công là môn tu luyện Phật gia thượng tầng dựa trên các nguyên tắc “Chân, Thiện, Nhẫn”, có thể nhanh chóng cải thiện đạo đức và sức khỏe thể chất của con người. Vào tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vì Pháp Luân Công được mọi tầng lớp xã hội hoan nghênh và số lượng học viên nhiều hơn số lượng đảng viên Cộng sản. Trong 22 năm qua, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ, cải tạo bất hợp pháp bằng hình thức cưỡng bức lao động, bị kết án, và thậm chí bị tra tấn đến chết.

Sau đây là một số tác phẩm thơ và họa trong tù của Bạch Thiếu Hoa:

Tranh của Bạch Thiếu Hoa thường kèm theo một bài thơ ngắn, dùng tâm trạng của nhân vật trong tranh để nói lên tâm trạng và nguyện vọng của mình. Ông giải thích: “Có một thế giới mỹ hảo và rộng lớn trong trái tim tôi, nơi tôi có thể ngao du tĩnh tức.”

Thiên giáng một dòng suối trong veo,
Chẳng sợ nơi thế trọc đạo cùng.
Chính tín ắt có tín đồ chính,
Thành thiện, kiên nhẫn viên dung.
Thiên ý trừ ác dũng Thần giáng,
Uy lực từ bi mãi hiển tượng.
Không ngại mạt thế quỷ thú cuồng,
Bách hại khốc hình, không hồi hướng.
Bước qua đường hiểm, đạp chông gai,
Chỉ hộ chúng sinh diệt ác loạn.
Chính Pháp vĩnh hưng!

Sau khi Bạch Thiếu Hoa vẽ xong bức chân dung một người phụ nữ đội vương miện vàng dưới đây, ông đã bị tra tấn bằng nhiều cây dùi cui điện, bị kích điện liên tục. Cơ thể ông không ngừng co giật, nhưng ông vẫn hét lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Sau khi cai ngục bỏ đi, ông được đưa trở lại phòng giam. Sau khi hồi tỉnh lại, ông đã viết những câu thơ dưới bức chân dung này, bày tỏ cảm ngộ rằng đằng sau vẻ mỹ hảo có thể là những khổ nạn chẳng ai hay.

Ngọc dung tỏa hương, môi cười khuếch sáng,
Đắng cay khổ thời, nào có ai hay,
Kiên nhẫn từ bi, chính tín không lay!
Xuất chốn ô trọc thành bông sen thánh khiết,
Giữa thế nhân gìn giữ một đóa hương.
Đại nghĩa đến mà bao người không biết,
Nỗi bi hoài chấn động cả trường thiên. 
Thơ: Dạ Lan ngâm
Đêm tĩnh dạ lan tản hương thanh, nguyện ý cùng ánh nguyệt du dương
Thế nhân lạc chốn mê cung khó cảm nhận thiên hương
Cô đơn hiu quạnh tâm kiên chí, 
Thần tiên tư thái lập phong sương
Vì tỉnh mộng trường ta ngâm xướng, 
Từ bi phô lộ ánh triều dương.

Tranh của Bạch Thiếu Hoa chủ yếu là ký họa, được vẽ bằng bút bi, không thể tẩy sửa. Trong bức tranh trên, con rồng có màu xanh, vì lúc đó ông tình cờ nhặt được một cây bút bi xanh đỏ. Khi một cai ngục nhìn thấy bức tranh lúc đó, anh ta không thể không thốt lên: “Đây chẳng phải bức họa sao?”

Xả tận tư tình thành đại nghĩa
Bao la tráng lệ một trường không
Chống giữ thiên địa, thương trăm họ
Coi đầu rơi như mũ bay theo gió…
Đó chính là — vị anh hùng!
Mượn một đóa hoa trao tặng bạn,
Uẩn tích hương thơm tự ngàn xưa.
Mấy độ phong sương rồi suy ám,
Khó diệt hương vận chẳng ngừng tuôn.
Thanh tâm như ngọc không tỳ vết,
Mãi chờ xuân tái lai,
Hoa khai tân thiên địa!

Trong quá trình vẽ tranh, Bạch Thiếu Hoa đã trải nghiệm những gì người xưa nói về “luyện nghệ đào tình”. Ông cho rằng, cổ nhân có sở thích viết thơ tác văn, vẽ tranh, đánh đàn, ngâm vịnh v.v. vô tình hay hữu ý đều có tác dụng thanh tâm, tu dưỡng tâm tính.

Bạch Thiếu Hoa thông qua hội họa mà lĩnh hội được thế nào là con đường “đại Đạo vô hình” của Pháp Luân Đại Pháp. Ông tin rằng nhiều loại hình thức nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật không chỉ làm phong phú thêm cuộc sống và thưởng thức của con người, mà còn là phương thức để con người truy tầm ý nghĩa thực sự của nhân sinh và đề cao cảnh giới tinh thần của mình. Tất cả đều là các hình thức tu luyện được biểu hiện khác nhau trong nhân gian của Đại Pháp vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version