Đại Kỷ Nguyên

Tranh ký họa giữ lại những khoảnh khắc sống động và sâu lắng, chạm vào cảm xúc

Ký họa là vẽ, ghi nhanh, thậm chí rất nhanh để kịp giữ lại cái thần thái của nhân vật hay của đối tượng được quan sát, bởi nếu không nhanh mà để cho khoảnh khắc ấy qua đi, thì cái thần khó mà tìm lại được. Vì vậy, các họa sỹ đã dùng thủ pháp ký họa để phác thảo mẫu nhân vật, cảnh vật trước, rồi mới sắp xếp lại thành bố cục. Đây được xem là một bước rất quan trọng trong quá trình sáng tác một tác phẩm.

Một tác phẩm của sinh viên: Hà Nội buổi sáng. tác giả: Đào Mạnh Hoan.(Ảnh:lazi.vn)
Tranh vẽ chì: Tĩnh vật. tác giả: sinh viên mỹ thuật. (Ảnh: idc.edu.vn)

Ký họa là gì ?

Ký họa là vẽ, ghi chép theo cách thức của họa sĩ trước các đối tượng miêu tả khác nhau.

Ký họa có nhiều mục đích khác nhau như: ký họa để làm tài liệu bố cục trang , ký họa làm tài liệu trang trí, ký họa trực tiếp thành tranh ký họa , ký họa để ghi nhớ. Bởi vậy cũng có nhiều cách hay phương pháp ký họa khác nhau. Ví dụ : Ký họa bằng bút chì trên giấy, ký họa bằng mực tàu, thuốc nước, phấn màu,bột màu, bút sắt, bút lông v.v.. Ký họa nhanh còn gọi là tốc họa dùng để vẽ các đối tượng chuyển động như người, vật ,chim chóc, hoặc khi họa sĩ có rất ít thời gian nên phải tranh thủ vài phút cho kịp như vài nét vẽ phong cảnh để ghi nhớ, phong cảnh sinh hoạt thoáng qua, dáng dấp các con vật lướt qua. 

 

Tranh ký họa: Bến sông 11/3/14. Tác giả: Đào Mạnh Hoan. (Ảnh:Prinnterest.ru)
Tranh ký họa: cảnh ngoại thành Hà Nội. ( Ảnh: zidean.com)

Ký họa sâu hay còn gọi là ký họa thâm diễn để vẽ các đối tượng tương đối tĩnh, phong cảnh kiến trúc, các mô típ trang trí, kiến trúc, dụng cụ , quần áo… Ký họa có thể thành tranh ký họa nếu có chủ đề tư tưởng và đạt được cảm xúc thẩm mỹ tốt.

Tranh ký họa: phong cảnh. Tác giả: bút sắt. (Ảnh:doart.vn)

Mặt khác ký họa là một phương pháp luyện khả năng chuyển hóa hình ảnh khách quan của tự nhiên thành dấu ấn chứng tích nghệ thuật, để từ đó chuyển thành bố cục, tranh giá vẽ hay trang trí. Dó là lý do tại sao phải ký họa và bức ảnh không thể thay thế được bức ký họa.

Tranh ký họa. Tác giả: bút sắt. (Ảnh:zidean.com)

Bài viết này chủ yếu nói về loại ký họa làm tài liệu, làm bố cục trang trí và tùy theo đối tượng hoàn cảnh, yêu cầu mà sử dụng phương pháp tốc họa, phương pháp ký họa thâm diễn hay ký họa có tính chất ghi chép

Tranh ký họa: Làng quê Việt Nam. Tác giả: Lê Mai 2003 (Ảnh:thegioihinhanh.com)

Tại sao phải ký họa? Dùng tài liệu ảnh thay ký họa có được không?

Có nhiều lý do khiến người họa sĩ chuyên nghiệp lẫn các học viên cần phải ký họa. Theo quan điểm riêng của chuyên ngành mỹ thuật  thì chúng tôi cho rằng ký họa là một môn học không thể thiếu được đối với bất kỳ người họa sĩ nào. Trước mỗi đối tượng cảm xúc của mỗi người ít khi giống nhau.

Tranh ký họa: Diamond plaza- Sài Gòn.(Ảnh: Printerest.com)

Ví dụ cùng kí họa về một cảnh chợ quê, có họa sĩ vẽ nên bức tranh buồn tẻ và nghèo nàn xơ xác , có họa sĩ lại khai thác khía cạnh tiết điệu rộn ràng thành bức tranh trang trí nhịp nhàng như trên sân khấu…. Ấy là chưa nói đến cái khác nhau về sự rung động nét bút của mỗi người. Bởi vậy tính khách quan của bức ảnh có thể là một trong những tài liệu tham khảo, nhưng không thể thay thế được ký họa bởi vì về bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo mang nhiều dấu ấn cá tính nhất.

Tranh ký họa: Ngân Hàng nhà nước Việt Nam.(Ảnh: Printerest.ca)

Ký họa hoa lá động vật làm tài liệu trang trí có khác gì ký họa để làm tranh giá vẽ?

Về bản chất thì không có gì khác nhau, nhưng vì mục đích khác nhau mà yêu cầu ký họa cũng có phần khác nhau.

Tranh ký họa: Cầu Calmette- Sài Gòn.(Ảnh: Printerest.com)

Ký họa có nhiều mục đích khác nhau như: ký họa để làm tài liệu bố cục trang , ký họa làm tài liệu trang trí ký họa trực tiếp thành tranh ký họa , ký họa để ghi nhớ… Bởi vậy cũng có nhiều cách hay phương pháp ký họa khác nhau. Ví dụ : Ký họa bằng bút chì trên giấy, ký họa bằng mực tàu, thuốc nước, phấn màu, bột màu,bằng bút sắt, bút lông ..v.v

Tranh ký họa bằng thuốc nước

Tranh ký họa: Quán cafe.Tác giả: Bút sắt. (Ảnh:digitalwebbing.com)

Tranh ký họa: Nhà sàn Mường Thái. (Ảnh:kienviet.net)
(Ký họa Trần Văn Phênh): bức bình phong trước Viện Cơ Mật, Tứ Linh Long, Lân, Qui, Phụng . Mỹ thuật Huế. (Ảnh:hocxa.com)

Tranh ký họa dù là vẽ cảnh vật thì đa phần là sâu sắc, chân thực, có hồn, và lắng đọng lại khá lâu trong tâm trí người xem.

Thiện Lương

Exit mobile version