Đại Kỷ Nguyên

Mạn đàm: Sự phục hưng của nghệ thuật báo hiệu sự phục hưng của đạo đức xã hội

Nghệ thuật, từ cổ chí kim, như một tấm gương phản chiếu văn hóa và tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại. Sự thăng trầm của nghệ thuật trong dòng chảy lịch sử cũng phản ánh sự thăng trầm của những nền văn minh. Quá khứ đã đưa ra nhiều bài học; vấn đề là con người hiện đại có học được bài học: phục hưng đạo đức xã hội có tiền đề căn bản cho phục hưng nghệ thuật hay không?

600 năm trước, vượt qua thời kỳ đen tối, châu Âu đã vươn lên và đem đến cho nhân loại một thời kỳ nghệ thuật phi thường – nghệ thuật “Phục hưng”. Ngày nay, con người đang rơi lại vào thời kỳ “đen tối nhất” khi nghệ thuật hiện đại bị hoàn toàn biến dị, là hệ quả khi đạo đức nhân loại đã trở nên bại hoại, con người đã mất đi niềm tin chân chính nơi Thần, Phật, Chúa, tự do hành động theo sở thích cá nhân.

Trong thời kỳ Phục hưng, sự kính tín đối với thiên Chúa đã nâng đỡ đạo đức của người châu Âu, giúp họ vực dậy nền nghệ thuật và đẩy nó bước tiếp về phía trước. Ngày nay, trong tấm màn đen tối của nghệ thuật hiện đại đã bị biến dị, một lần nữa Thần Phật lại thông qua nghệ thuật mà từ bi lưu lại cho con người thế gian những tinh hoa của nền văn minh phương Đông 5000 năm. Liệu con người hiện đại chúng ta có thể “nhận ra” đó chính là chìa khóa để tìm về lại với đạo đức và bản ngã chân chính của mình?

(Ảnh minh họa: Shen Yun Performing Arts)

Đại dịch kinh hoàng tàn phá châu Âu vào 600 năm trước được mệnh danh là “Cái chết đen”  đã cướp đi sinh mạng của khoảng 40-60% dân số châu Âu. Nhưng người châu Âu đã khắc phục được những khó khăn ấy. Họ đã “phục hưng” lại nền văn hóa và nghệ thuật của mình với những tư tưởng triết học nhân văn, những công trình kiến trúc đặc sắc, kho tàng tác phẩm điêu khắc, hội hoạ mỹ diệu với quy mô vượt xa khỏi trí tưởng tượng của con người.

Ngày nay, đã có rất nhiều dự ngôn chỉ ra rằng nhân loại sẽ phải đối mặt với “đại kiếp nạn” của chính mình, do bởi đạo đức nhân loại đang ngày càng trượt dốc, và nền văn hóa Thần truyền – vốn có tác dụng đặt định cơ sở văn hóa đạo đức cho nhân loại – đang dần biến mất. Nhưng con người trong “mê lạc” lại khó nhận ra được rằng, trong âm thầm lặng lẽ, nền văn minh ấy cũng đang được “phục sinh” và lưu cấp lại cho toàn nhân loại một cơ hội được cứu rỗi…

Những tư tưởng đạo đức nhân văn được coi trọng trong thời kỳ Phục hưng

Tại Florence (Ý), ảnh hưởng của giới quý tộc, cũng như những người danh giá đến xã hội lúc bấy giờ là rất lớn. Họ có tài chính, của cải và quyền lực, đồng thời mang sứ mệnh xây dựng lại đất nước. Thứ họ cần lúc đó chính là tìm ra một phương hướng, một con đường mới để phát triển văn hóa, xã hội cũng như nền kinh tế cho nước Ý.  Vượt lên bao khó khăn, nước Ý đã được “hồi sinh” với hình thức xã hội canh tân, coi trong các giá trị chân, thiện, mở ra một thời đại văn minh phát triển rực rỡ nhất, mang tên “thời kỳ Phục Hưng”.

Thời kỳ này không chỉ sản sinh ra những con người “khổng lồ” với những tư tưởng tôn giáo, triết học mang tính nhân văn sâu sắc, mà còn có những công trình nghệ thuật, những tác phẩm văn học, mỹ thuật mỹ diệu khôn cùng, để lại cho hậu thế khối lượng kiến thức khổng lồ, mà như New-ton đã từng nói: “Tôi có thể nhìn xa hơn người khác, là vì tôi đứng trên vai người khổng lồ”

Tác phẩm “Pieta” (tiếng Việt thường gọi là “Tượng Đức Mẹ sầu bi”) của danh họa Michelangelo (1475 – 1564): Sự uyên bác của ông trong các lĩnh vực đạt tới tầm mức khiến ông được coi là một người xứng đáng với danh hiệu “nhân vật của thời Phục hưng”. (Ảnh: Vatican City)

Hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật Phục hưng

Thời kỳ này, người trong tôn giáo lấy những tư tưởng triết học của Platon làm đối tượng để nghiên cứu và học hỏi. Các nhà nghệ thuật không chỉ đề cao sự tinh tế, mà còn đề cao những giá trị cốt lõi của vẻ đẹp, đó là tính nhân văn, sự cao cả, đức tin vào các bậc Thánh thần được chứa đựng đằng sau mỗi tác phẩm đó.

Đặc biệt, chính niềm tin vào Thần đã đào tạo ra rất nhiều vĩ nhân cho thời kỳ này, với những thành tựu có giá trị to lớn không chỉ về kiến thức mà còn ở giá trị tinh thần mà họ gửi gắm. Cũng chính bởi chính tín vào Thần đã ban cho họ năng lượng và nguồn cảm hứng thuần chính, điều này khiến họ có thể vượt qua được mọi giới hạn trong khả năng của con người.

Ví dụ, Michelangelo đã ở trong trạng thái ngước mặt lên trần trong suốt 4 năm để hoàn thành những bức tranh trên vòm trần nhà nguyện Sistine. Điều này con người bình thường dường như không thể thực hiện nổi.

Những bức tranh trên vòm trần nhà nguyện Sistine bởi Michelangelo. (Ảnh: bobandsuewilliams)
“Trường học Athens” được coi là một trong những kiệt tác được nhắc đến nhiều nhất của Raphael Sanzio, khi những nhân vật trong tranh của ông đều đại diện cho cái nôi của sự phát triển văn hóa loài người. (Ảnh: vanhocphuongtay)

Khi những trò giải trí hiện đại bị đưa lên thay thế nghệ thuật Thần truyền

Văn hóa – nghệ thuật là linh hồn của mỗi dân tộc. Đối với nhân loại thì nhân tố tinh thần này cũng quan trọng không kém các nhân tố vật chất như giống nòi và đất đai. Trung Hoa là quốc gia duy nhất trên thế giới có nền văn minh cổ trải dài liên tục trên 5.000 năm, đã thành tựu vô số tinh hoa về văn hóa – nghệ thuật.

Từ năm 1966, cuộc “Đại cách mạng Văn hóa” do Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động và kéo dài 10 năm đã phá hoại nặng nề không chỉ các di tích văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử và sách cổ ở Trung Quốc mà còn cả những giá trị vô hình gắn liền với đó, như quan điểm truyền thống về đạo đức, vì thế đã làm biến chất hoàn toàn con người Trung Quốc.

Đáng sợ hơn, trên bề mặt ĐCSTQ rêu rao bảo hộ, kế thừa truyền thống, nhưng kỳ thực là đang ngấm ngầm thay đổi nội hàm của văn hóa truyền thống, dùng văn hóa đảng để thay thế văn hóa truyền thống. ĐCSTQ đã cố ý làm nổi bật những phần đồi bại trong lịch sử của Trung Quốc, những thứ đã xảy ra khi con người xa rời các giá trị đạo đức truyền thống. Việc này khiến người khán giả thời nay lầm tưởng rằng xã hội xưa chỉ toàn là những hủ tục xấu xa, cần phải xóa bỏ.

Những bộ phim cổ trang nhìn bề ngoài là phục dựng lại văn hóa, nhưng đằng sau cái vỏ đó, nếu không phải là khoe ngực, khoe thân, thì cũng là mưu ma chước quỷ, hoàn toàn là tư duy khiêu dâm và cách thức tranh giành đấu đá trong xã hội Trung Quốc hiện đại dưới sự thống trị của ĐCSTQ, xa rời văn hóa đạo đức truyền thống. (Ảnh: trithucvn)

Tinh hoa của văn hóa – nghệ thuật là ý nghĩa đạo đức bên trong của nó, còn hình thức bề mặt chỉ có giá trị giải trí. ĐCSTQ đã tạo ra diện mạo của văn hóa – nghệ thuật bằng cách giữ lại vẻ bề ngoài của truyền thống nhưng làm biến đổi hoàn toàn nội hàm và giá trị bên trong.

Sứ mệnh phục hưng lại nền văn hóa – nghệ thuật

Đối lập với xu hướng phục dựng giả tạo nói trên, Nghệ thuật biểu diễn Shen Yun trình diễn trên các sân khấu nghệ thuật danh tiếng toàn cầu trong 13 năm liên tiếp gần đây là một nỗ lực phục sinh hiệu quả nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Các diễn viên đã dùng chính vũ đạo Trung Hoa cổ điển để mang đến cho người xem những hình ảnh sống động qua từng thời kì lịch sử, đem đến cho khán giả hiện đại những giá trị đạo đức và nghệ thuật chân chính của người xưa.

(Ảnh: Shen Yun Performing Arts)

Các tiết mục của đoàn nghệ thuật này nhắc nhở nhân loại về các giá trị “vô hình” nhưng “vô giá”, như tính trung thực, lòng tốt, sự khoan dung, lòng can đảm và sự tôn trọng đối với người khác…

Thông qua loại ngôn ngữ kỳ diệu mà ai cũng có thể hiểu – âm nhạc và vũ đạo – Shen Yun đưa khán giả đến một cuộc hành trình dài 5.000 năm của nền văn minh Trung Hoa, cùng phối hợp với những phông màn sân khấu chân thực đầy sức sống, đưa người xem đến những vùng đất xa xưa, những vương triều, và những thời đại khác nhau trong lịch sử.

Tôn Ngộ Không diệt trừ yêu quái. (Ảnh: Shen Yun Performing Arts)

Mỗi một câu chuyện mà Shen Yun kể đều đưa khán giả quay lại với một thời kì lịch sử huy hoàng xưa, cảm nhận được vẻ đẹp của các giá trị đạo đức Chân-Thiện-Nhẫn. Những vẻ đẹp Thần truyền cách đây 5.000 năm được khôi phục sống động qua chương trình biểu diễn nghệ thuật đã được giới chuyên môn đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật thế giới này.

Nghệ thuật truyền thống đang được hồi sinh, đạo đức nhân loại cũng đang được phục sinh, tương lai nhân loại thoát khỏi vũng lầy đen tối. Đây là cơ duyên vô cùng đáng quý và hiếm có dành cho toàn thể nhân loại. Vấn đề còn lại chỉ nằm ở nhận thức cá nhân của mỗi một con người.

Theo Epoch Times

Trâm Anh biên dịch.

Clip hay:

Exit mobile version