Chẳng biết tự bao giờ, âm nhạc đã là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người. Vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, sắc tộc, giới tính, giai tầng, những bản nhạc thiện lành, thuần khiết có sức mạnh đánh thức, cảm hóa và đưa con người trở về với những phẩm chất nhân cách bản nguyên nhất.
Là một trong những nhạc sĩ, nghệ sỹ Ghi-ta nổi tiếng ở New York, Hoa Kỳ, Nemanja Rebic đã và đang cống hiến cho thế giới những bản nhạc giàu cảm xúc và đậm chất nhân văn như thế. Vậy điều gì thực sự là chất liệu, là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của người nghệ sỹ rất được mến mộ này?
Sinh ra ở Novi Sad, thành phố lớn thứ hai của Serbia, tốt nghiệp trường Conservatorium Van Amsterdam – Học viện Âm nhạc lớn nhất của Hà Lan, chuyên ngành Ghi-ta, Nemanja Rebic (Nemo) hiện được biết đến như một nghệ sỹ độc tấu, nhạc công, nhà soạn nhạc, nhà sản xuất và một giảng viên tâm huyết.
Ngay từ khi mới lọt lòng, cậu bé Rebic đã được đắm mình trong những giai điệu du dương. Anh trải lòng: “Đêm tôi chào đời, mẹ tôi được nghe một ban nhạc chơi bên ngoài hiên khách sạn gần bệnh viện. Âm nhạc đã trở thành bạn đồng hành với tôi từ ngày ấy”. Khi còn rất nhỏ Rebic đã say sưa nhún nhảy theo nhạc, lớn hơn một chút cậu bé biết giả bộ gảy đàn ghi-ta trên vợt tennis. Năm 12 tuổi khi thấy con trai đam mê khám phá chiếc đàn ghi-ta hỏng, bố mẹ cậu quyết định mua cho cậu một chiếc từ cửa hiệu gần nhà.
Phong cách chơi ghi-ta của Rebic đặc biệt thu hút và nổi bật bởi các kỹ thuật fingerstyle phức tạp. Kết cấu và cảm xúc trong các tiết tấu cũng được thăng hoa khi kết hợp nhuần nhuyễn với việc mô phỏng phần trống và bộ gõ trên đàn.
Khi một mình biểu diễn, từng nốt nhạc của anh lúc da diết, lắng sâu, thủ thỉ, lúc nồng nhiệt, mạnh mẽ. Những giai điệu đẹp đẽ và phong phú chạm đến tận cùng trái tim của những người cảm thụ. Khi chơi như một nhạc công trong các buổi hòa nhạc, anh được đánh giá là một nghệ sỹ linh hoạt, chuyên nghiệp, thể hiện các phong cách đa dạng.
Với hơn 10 năm kinh nghiệp đào tạo học sinh và sinh viên, Rebic là một người thầy tâm huyết và sáng tạo. Anh đã đóng góp tài năng của mình cho nhiều phim tài liệu, các chương trình truyền hình, quảng cáo. Anh cũng hợp tác tích cực với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân, và viết các bài phê bình âm nhạc cho báo Đại Kỷ Nguyên.
Tháng 11 năm 2016, vượt qua hàng trăm nghệ sỹ Ghi-ta chuyên nghiệp khác, Rebic nằm trong số 23 nghệ sỹ lọt vào chung kết cuộc thi Ghi-ta uy tín nhất thế giới – Guitar Masters 2016 diễn ra tại Wroclaw, Ba Lan.
Niềm tin vào Tín ngưỡng là cơ sở giúp anh xây dựng quan niệm và nhận thức đúng đắn về nghệ thuật.
Rebic đã thực hiện những chuyến lưu diễn khắp châu Âu, Hoa Kỳ và đặc biệt là Ấn Độ, nơi anh đã dừng chân 6 tháng vào năm 2006, chỉ để học một loại hình âm nhạc cổ xưa nhất, phức tạp nhất thế giới; đó là âm nhạc Carnatic.
Âm nhạc Carnatic cuốn hút Rebic từ khi anh còn ngồi trên ghế nhà trường. Anh chia sẻ: “Âm nhạc Carnatic có nguồn gốc từ tâm linh, được người xưa ngân tụng trong những buổi lễ long trọng biểu đạt lòng tôn kính vô hạn của mình đối với các vị Thần. Cho dù ngày nay những nghi lễ tôn nghiêm đã bị thay thế bằng các phương thức biểu diễn mang tính nghệ thuật thông thường, nhưng tôi tin rằng sự thuần khiết linh thiêng vốn có trong loại hình âm nhạc này vẫn luôn được cảm thụ bởi các nghệ sỹ chân chính”.
Anh luôn tâm niệm: “Nghệ thuật chân chính cần phải xuất phát từ trái tim thuần tịnh”. Con người trong quá khứ vốn có đức tin, có đời sống gần gũi, tôn kính các vị Thần, tin vào thiện ác hữu báo. Họ có trái tim và tư tưởng giản đơn và thánh thiện. Vậy nên, nền văn hóa của một xã hội (trong đó bao gồm nghệ thuật) là sự phản ánh chân thực nhất phẩm chất và nhân cách của các cá nhân trong xã hội đó.
Phải chăng nguyện ước được đóng góp cho xã hội hiện đại những giá trị tinh thần sâu sắc, truyền tải thông điệp về một nền văn hóa truyền thống có tín ngưỡng là duyên lành dẫn anh đến với một hành trình mới tràn đầy cảm hứng…
Là một nghệ sỹ, nhạc sỹ hiện được công chúng mến mộ, khi được hỏi điều gì là chất liệu truyền cảm hứng để anh có được những sáng tác chạm đến trái tim khán giả như ngày hôm nay, anh chia sẻ: “Cuộc đời tôi bước sang trang mới khi tôi bắt đầu thực hành môn tập thiền định có tên là Pháp Luân Công (hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp), một môn tu luyện tinh thần được giới thiệu rộng rãi ở Trung Quốc từ năm 1992.
Anh được một phụ nữ giới thiệu môn tập này trên xe buýt vào năm 2007 ở New York. Về nhà, tôi mở trang web cô ấy chia sẻ, và thực sự bị cuốn hút bởi những gì đọc được. Vài ngày sau, tôi tự tập 5 bài động tác và đọc một mạch hết cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Rebic xúc động kể lại cơ duyên đến với Đại Pháp của mình.
“Chuyển Pháp Luân quả là một cuốn kỳ thư vô giá. Biết bao câu hỏi về nhân sinh, vũ trụ bấy lâu mơ hồ thì nay trở nên hết sức rõ ràng sáng tỏ”. Ba chữ Chân Thiện Nhẫn cùng những giáo lý về Được – Mất, Đức – Nghiệp như những sóng nhạc mạnh mẽ tuôn trào trong thế giới nội tâm của anh. Nguyên lý đơn giản mà uyên thâm giúp con người tìm về cội nguồn sinh mệnh được giới thiệu trong cuốn sách khiến anh vô cùng chấn động.
Chăm chỉ thực hành hàng ngày 5 bộ công pháp giúp cơ thể anh không ngừng cải biến. Đọc đi đọc lại cuốn Chuyển Pháp Luân, lấy các bài giảng trong đó làm kim chỉ nam cho việc đề cao tâm tính trong từng suy nghĩ, hành vi, anh trở thành một con người khác hẳn: từ bi, dung nhẫn, mạnh mẽ và lạc quan hơn.
Được biết nhờ tác dụng chữa bệnh tuyệt vời cùng những nguyên lý uyên thâm của Pháp Luân Đại Pháp, trong vòng sáu năm 1992 – 1998 riêng ở Trung Quốc đã có 70-100 triệu người thuộc đủ các giai tầng khác nhau theo tập. Không giống với các môn khí công thông thường chỉ tập trung vào bài tập, Pháp Luân Công chỉ dạy người thực hành chú trọng đến việc đề cao tâm tính, lấy nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn” làm thước đo cho mọi suy nghĩ và hành động của mình trong cuộc sống, giúp họ trở thành những con người tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, cũng bởi tốc độ phát triển được cho là “quá giới hạn kiểm soát” của Pháp Luân Công, mà nguyên nhân sâu xa nằm ở tâm đố kị và nỗi lo sợ hoang tưởng mất quyền lực của cựu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Giang Trạch Dân vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 đã bất ngờ phát động một chiến dịch đàn áp, bắt bớ và tra tấn bất hợp pháp những học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc.
Sau đó, một bộ máy truyền thông khổng lồ được sử dụng nhằm tuyên truyền lừa dối, phỉ báng, bôi nhọ, tạo dựng chứng cớ giả…cố tình dán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo, gieo vào lòng người dân và các cấp chính quyền thù hận đối với môn tu luyện ôn hòa này, từ đó tước đoạt quyền công dân của các học viên và chuyển hướng dư luận sang phía chống lại Pháp Luân Công.
Chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ đã khiến hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt giam bất hợp pháp (con số này cho đến nay vẫn không thể xác định chính xác). Với những khẩu hiệu do Giang đưa ra như “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “học viên Pháp Luân Công bị chết trong trại giam được tính là tự sát”, “hỏa thiêu ngay không cần được thân nhân đồng ý”…
“Thật đáng tiếc, dù cũng như tôi, bạn không thể tin có một cuộc bức hại tàn khốc như vậy vẫn xảy ra ở Trung Quốc, nhưng đó là sự thật. Trái tim tôi quặn thắt mỗi khi nghĩ về những gì mà các học viên ở đó phải chịu đựng. Không thể tin nổi chính quyền lại bức hại dã man những người thực hành thiền định, họ cũng như tôi ở đây mà thôi…” Rebic chia sẻ những suy nghĩ của mình về cuộc đàn áp vô nhân tính các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong phần biểu diễn bản nhạc “Long Forgotten” (Lãng quên), một tiết mục dự thi của anh tại cuộc thi Guitar Masters 2016, Wroclaw, Ba Lan. “Long Forgotten” là thông điệp ca ngợi nét đẹp văn hóa truyền thống Trung Hoa mà theo anh, nó cũng đã bị hủy hoại và biến mất ở Trung Quốc.
Dưới đây là nhạc phẩm “Lament” (Khúc bi ca), anh viết trong phần lời tựa: “Khúc bi ca” này dành tặng cho tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang là nạn nhân vô tội bị bức hại ở Trung Quốc. Tôi viết nhạc phẩm này sau khi nghe được những câu chuyện thương tâm, đầy oan ức của các bạn. Lòng dũng cảm, ý chí kiên định tin vào chính nghĩa của các bạn làm xúc động sâu sắc trái tim tôi”.
Trong niềm cảm thông vô hạn, âm nhạc của anh như một dòng nước mát lành, xoa dịu nỗi đau, nhen lên hy vọng về một tương lai không xa chính nghĩa sẽ tỏa sáng. Từng nốt nhạc đánh thức những xúc cảm thiện lành của lòng trắc ẩn, sự từ bi và dung nhẫn trong mỗi con người.
Theo anh: “Tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ là bức tranh phản ánh chân thực nhất các giá trị đạo đức có trong cá nhân ấy. Tác phẩm đó sẽ có sức mạnh ảnh hưởng tích cực tới quần chúng nếu nó cho người xem cảm thụ được những nét đẹp tinh túy như đức hạnh, lễ nghĩa, sự hòa hợp, trí tuệ, nhiệt huyết, chân thành, từ bi và sự khiêm nhường. Các nghệ sỹ là một trong những người xây dựng văn hóa cho một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Nền văn hóa ấy có trở thành môi trường lành mạnh tường hòa cho tất cả mọi người, mang lại thịnh vượng và tương lai tươi sáng cho cộng đồng ấy hay không, là điều mà mỗi nghệ sỹ cần trăn trở”.
Giờ đây, sau khi thấu hiểu giá trị của một kiếp nhân sinh qua những trang sách trong cuốn Chuyển Pháp Luân, anh càng nhận thức sâu sắc hơn sứ mệnh của mình trong cuộc đời này. Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn lấp lánh trong từng nốt nhạc được chắt lọc, thai nghén bằng cả trái tim và khối óc của người nghệ sỹ tài năng ấy vẫn đang ngày càng vang xa, lan tỏa và chạm đến trái tim và lòng trắc ẩn của muôn triệu người trên toàn thế giới.
***
Pháp Luân Đại Pháp (hay còn được gọi là Pháp Luân Công) là một môn tu luyện thiền định cổ xưa của Phật gia lấy việc đồng hóa với đặc tính căn bản của vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn làm cơ sở. Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 tại Trung Quốc. Bằng phương thức người truyền người, tâm truyền tâm, đến nay Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ biến tại 114 quốc gia với hàng trăm triệu người theo học và các cuốn sách đã được dịch ra 38 loại ngôn ngữ. Mặc dù đem đến rất nhiều lợi ích cho cộng đồng cả về sức khỏe và tinh thần, nâng cao đạo đức xã hội, nhưng môn tu luyện thiền định ôn hòa này đã và vẫn đang bị bức hại tàn nhẫn ở Trung Quốc kể từ năm 1999.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: falundafa.org và faluninfo.org.
An Nhiên