Đại Kỷ Nguyên

Không xảo quyệt, ham lợi, ‘tùy kỳ tự nhiên’ mà đạt được ngôi vương

Tranh vẽ Minh Nhân Tông Chu Cao Sí (ảnh: Wikipedia).

Đứng trước danh lợi có thể vẫn giữ gìn phẩm hạnh, noi gương chính đạo, phúc báo tự nhiên sẽ tới.

Minh Nhân Tông Chu Cao Sí là con trai trưởng của Minh Thành Tổ – hoàng đế đời thứ ba của nhà Minh. Lúc còn là hoàng tử, Minh Thành Tổ được phong làm Yên Vương đóng đô ở Bắc Bình (nay là Bắc Kinh). Khi hoàng đế khai quốc vương triều nhà Minh Chu Nguyên Chương băng hà, có truyền ngôi lại cho Minh Huệ Đế. Tuy nhiên, khi Minh Huệ Đế bắt đầu giáng chức và tiêu diệt những người chú quyền lực, Yên Vương khi đó đã buộc phải hành động. Ông lật đổ cháu trai Huệ Đế trong một cuộc nội chiến, đem quân từ Bắc Bình đánh xuống thủ đô Nam Kinh để giành ngai vàng vào năm 1402.

Trong Chiến dịch Tĩnh Nan, Lý Cảnh Long sở hữu đội quân hơn 50 vạn quân, lợi dụng khi Yên Vương đến thu nạp binh lính của Ninh Vương mà bao vây Bắc Bình. Trong thành Bắc Bình có Yên Thế tử, con trai trưởng của Yên Vương là Chu Cao Sí, và một vạn binh lính. Chu Cao Sí tuân theo lệnh của cha mình tăng cường bảo vệ nghiêm ngặt trước kẻ thù, cố thủ và thận trọng trong thành, không ra khỏi thành ứng chiến. Cùng với mẹ mình, Chu Cao Sí bảo vệ Bắc Bình.

Hai người em trai của ông thì lại vô cùng giảo hoạt, họ ngoài mặt làm hài lòng cha mình, nhưng sau lưng âm thầm thành lập phe cánh chống đối lại chính các anh em trai của mình. Phương Hiếu Nhụ đã nhân cơ hội này tiến hành các biện pháp đối phó và đưa ra lời khuyên cho Minh Huệ Đế hòng ly gián hai cha con Yên Vương: “Yên Thế tử là người có lòng nhân nghĩa và hiếu thảo, có được lòng dân và cũng là người mà Yên Vương yêu thích nhất. Còn em trai ngài ấy, Cao Toại là người giảo hoạt, đem lòng đố kỵ với Thái tử, không có được lòng tin của cha mình. Bây giờ chỉ cần tính kế ly gián Yên Vương và Yên Thế tử, chỉ cần Yên Vương nghi ngờ, Yên Thế tử tất quay về Bắc Bình”. Phương Hiếu Nhụ liền viết một lá thư phái Cẩm y vệ đưa thư cho Chu Cao Sí và hứa sẽ cho ông ta vương vị. Nhưng Chu Cao Sí không mở thư đọc mà lại phái tên Cẩm y vệ đó đưa thư đến cho cha mình là Yên Vương.

Khi đó hoạn quan Hoàng Nghiễm là kẻ gian trá, cấu kết với em trai của Chu Cao Sí, khi thấy Cẩm y vệ đưa thư tới cho Chu Cao Sí đã ngay lập tức đi kể tội với Yên Vương: “Thế tử và triều đình (chỉ Minh Huệ Đế) đưa thư âm mưu bí mật”. Em trai của Chu Cao Sí cũng nói thêm vào rằng những lời Hoàng Nghiễm nói hoàn toàn là sự thật nhưng Yên Vương không tin.

Khi đó Chu Cao Sí vẫn đang hộ thành Bắc Bình còn Yên Vương thì ở ngoài thu quân, không thuận tiện trong việc liên lạc. Chiến trường khốc liệt, Yên Vương nhiều lần suýt chết trên sa trường, nếu Yên Vương không chiến thắng thì chỉ có con đường chết. Chu Cao Sí nếu như không trung thành, rất khó có thể hoàn thành nhiệm vụ mà Yên Vương giao phó. Vì thế việc Chu Cao Sí nhận được bức thư như thế là điều vô cùng cấm kỵ trong lòng Yên Vương.

Hoàng Nghiễm và những người khác vừa nói xong những lời cáo buộc thì cẩm y vệ được phái mang thư tới cho Chu Cao Sí cũng vừa tới. Yên Vương mở thư, đọc xong, liền thở dài nói: “Nói về người tính kế, suýt chút nữa thì hại đến con trai ta, thật quá gian xảo, cha con ta xa cách, huống hồ Hoàng đế và ta quân thần thì sao? Sao giải quyết được hết những nghi ngờ”. Hành động của Chu Cao Sí chứng minh, cha con Yên Vương không thể bị tách rời, có thể thấy rằng, cả hai người đều không phải là những người xảo quyệt.

Chu Cao Sí cũng đạt được vương vị Thái tử sau sự việc này, bởi vì ông không giống như em trai của mình, xảo quyệt, gian dối. Chính hoàng hậu cũng khuyên hoàng đế không nên lập hai em trai của Chu Cao Sí làm thái tử, bởi vì hai người đó xảo quyệt, kiêu ngạo, phẩm đức và tính cách đều không tốt. Sau này Chu Cao Sí cũng thuận lợi đăng cơ hoàng đế, tất cả đều nhờ tính cách không giảo hoạt của ông.

Sau khi Chu Cao Sí đăng cơ, cha ông nhiều lần xuất chinh, để ông quản lý đất nước, ông âm thầm xử lý các vấn đề triều chính, kịp thời đối phó với các nguy cơ, khiến cha rất hài lòng. Hai người em trai của ông, đều âm thầm chờ cơ hội để lật đổ ông, có người hỏi ông: “Ngài có biết có người đang gièm pha mình không?”, ông trả lời: “Không biết, ta chỉ biết làm tốt chức trách và nhiệm vụ của một người con trai”.

Mặc dù Chu Cao Sí bị kẻ dưới của Minh Huệ Đế tính kế khiến ông có thể phạm vào nhân phẩm đạo đức, cũng có thể phạm vào tội chết, nhưng ông không hề căm hận người đó. Khi ông lên ngôi hoàng đế đã ra lệnh ân xá cho gia đình họ, ông nói: “Dùng hình là để ngăn chặn bạo lực và tội ác, dẫn người dân đến lòng lương thiện, chứ không phải là để giết người”, “Từ giờ trở đi, việc kết án phải tuân theo luật pháp”.

Khi Chu Cao Sí phải đối mặt với những lần tính kế và hãm hại đều có thể thoát khỏi nguy hiểm bằng sự chân thành và thận trọng của mình. Ông cũng lấy nhân nghĩa để trị quốc khiến quần thần nể phục. Tất cả đều là vì ông có bản tính lương thiện, đơn thuần.

Theo Lý Vân Phi, Secret China
Ngọc Linh biên dịch

Video: Người thực sự thiện lương không cần xem phong thuỷ

Exit mobile version