Đại Kỷ Nguyên

Khi đại nạn đến, ai mới được cứu độ? – Cảm ngộ Shen Yun (4)

Ảnh: Shen Yun Creations.

Nếu như nói hồng trần là cõi mộng, thì thế gian hôm nay có lẽ là giấc mộng có sức mê hoặc lớn chưa từng có trong lịch sử. Trên tấm phông nền của một thế giới đầy bất ổn với chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… vẫn trình diễn những cảnh tượng phồn hoa khiến người trong cuộc đắm chìm. Không ít dự ngôn Đông-Tây đều cùng nói về một kỷ nguyên mới vô cùng tốt đẹp, nơi mà chỉ những người thức tỉnh, vượt qua kiếp nạn mới có thể chứng kiến huy hoàng. Nhưng ai có thể vượt qua? Về vấn đề này, vở vũ kịch “Tế Công cướp dâu” của đoàn nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun) có thể mang đến rất nhiều khải thị.

Vị hoà thượng điên nhưng lại là Chân Phật hạ thế

“Tế Công cướp dâu” là một điển tích gắn liền với Tế Công, hay còn gọi là Tế Điên, vị hoà thượng thời nhà Tống có vẻ ngoài điên điên khùng khùng được kính ngưỡng trong văn hoá truyền thống Trung Quốc. Ông họ Lý, tên là Tu Duyên, pháp hiệu Đạo Tế. Tế Công hường xuất hiện trong bộ dạng rách rưới bẩn thỉu, chân đi đôi giày chỗ lành chỗ thủng, trên tay phe phẩy chiếc quạt hương bồ tả tơi. Hoà thượng trong chùa giới cấm rượu thịt, nhưng Tế Công lại uống rượu ăn thịt, ông không kén chọn đồ ăn. Tế Công dáng vẻ điên khùng nhưng là Chân Phật hạ thế, tâm đầy từ bi, có đủ thần thông, thường cứu vớt sinh linh trong hoạn nạn. 

Vở vũ kịch “Tế Công cướp dâu” kể rằng, ở một làng nọ, người dân trong làng già trẻ gái trai đều đang nô nức đi dự một đám cưới linh đình vui vẻ, mà không hay biết một trái núi sắp sửa đổ sụp đè chết cả làng. Tế Công hoà thượng từ bi báo trước cho người làng về đại nạn sắp ập xuống, nhưng họ chẳng những không tin mà còn mắng chửi ông là điên. Khi ấy, cô dâu bước ra, thấy Tế Công thì lập tức đảnh lễ ông tỏ lòng tôn kính. Những người khác nghe lời cô dâu khuyên nhủ, cũng trở nên lễ độ và tôn kính ông. Đúng lúc đó, Tế Công bèn cắp lấy cô dâu chạy mất, tân lang hớt hải đuổi theo, mọi người trong làng cũng tất tả truy bắt hoà thượng điên khùng nọ. Khi dân làng đã chạy hết ra ngoài, bỗng nghe “Ùm” một tiếng, trái núi lớn quả nhiên sập xuống, biến ngôi làng thành đống nát vụn. Lúc bấy giờ cô dâu mới chạy lại, cả làng bàng hoàng nhận ra hoà thượng Tế Công vừa cứu họ thoát chết! Mọi người nhất tề dập đầu bái lạy, còn Tế Công vẫn một nụ cười hàm tiếu như trước, tay phe phẩy chiếc quạt đủng đỉnh bước dần xa, và cuối cùng bạch nhật phi thăng trước sự chứng kiến của dân làng.

Khi đại nạn đến, ai có thể được Thần Phật cứu độ?

Ngọn núi trong tích truyện kể trên chính là Phi Lai Phong (nghĩa là “Núi Bay Tới”), một ngọn núi nổi tiếng hiện nằm ở phía Đông thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, chỉ cách chùa Linh Ẩn nơi hoà thượng Tế Công tu hành một con suối. Ngày nay, du khách thập phương tấp nập đến chiêm ngưỡng vẻ trang nghiêm thanh tịnh của Phi Lai Phong, mấy ai còn nhớ lời căn dặn của hoà thượng Tế Công xưa?

Hoà thượng Tế Công trong lịch sử từng nói rằng: “Ta tuy vẻ bề ngoài trông điên khùng, nhưng trong tâm lại một dải chân không. Tất cả lời nói hành động đều xuất phát từ tự nhiên, lời nói của ta có thể khuyên người đời hướng thiện, hành động của ta thì là độ chúng sanh quay đầu về bờ, hoàn toàn khác với ‘điên khùng’ mà người ta nói đến ở trước”. 

Tế Công có lòng từ bi, muốn cứu độ hết thảy chúng sinh, nhưng khi ông thông báo núi sắp đổ thì nhiều người lại cười nhạo không tin, còn cho rằng ông nói điều huyễn tưởng. Cảnh tượng náo nhiệt linh đình của đám cưới, phải chăng là thể hiện sinh động của cái phồn hoa nơi thế gian con người, đặc biệt là trong thời mạt Pháp hôm nay? Không ai trong làng nghĩ rằng núi sắp đổ, cũng như ít ai trong thế giới hôm nay – nhất là ở một xã hội đạo đức xuống dốc, nơi tín ngưỡng Thần Phật và văn hoá truyền thống bị băng hoại, đảng cầm quyền thì cổ suý thuyết vô Thần và bức hại chính tín như ở Trung Quốc đại lục – lại nghĩ đến việc cần phải thoát khỏi nó.

Tế Công mang dáng vẻ rách rưới điên khùng, nhưng lại là người tu luyện đắc Đạo mang chân tướng đến cứu vớt chúng sinh. Từ xưa đến nay, các Đại Giác Giả cứu độ thế nhân đều phải hạ thế làm người, mang hình tướng con người mà hành sự. Làm vậy, mới có thể phân biệt ra ai thiện ai ác, ai xứng đáng được cứu độ. Tuy nhiên, chúng sinh thời mạt Pháp nghiệp lực sâu dày, ngộ tính ngày càng kém, nên không phải ai cũng có thể hiểu và tin lời của các Giác Giả.

Trong vở vũ kịch “Tế Công cướp dâu”, người dân trong làng mặc dù không tin rằng núi sắp sụp đổ, nhưng may mắn là họ có thể khởi thiện tâm, nghe lời khuyên nhủ của tân nương mà tôn kính Tế Công. Nhờ vậy, ông đã sử dụng phương cách khôn khéo, phù hợp với trình độ nhận thức của họ, cứu họ thoát nạn.

Điều này phải chăng là một khải thị từ văn hoá truyền thống cho hoàn cảnh hôm nay? Khi sứ giả của Thần xuất hiện, mặc dù con người nghiệp lực lớn, ngộ tính kém, không nhận ra và cũng không thể tin sự thật quá kinh thiên động địa, nhưng chỉ cần con người giữ vững thiện tâm, tôn kính Thần Phật, không phỉ báng người tu luyện, thì rất có thể Thần Phật sẽ sử dụng các phương tiện không ai ngờ tới để cứu độ chúng sinh.

Ảnh: NTDVN.

Cứu người không dễ, chỉ cần giữ vững cái tâm này…

Xoay trở lại mà nói, từ câu chuyện của Tế Công, có thể thấy người tu luyện muốn cứu độ chúng sinh quả không dễ dàng. Đối mặt với sự từ chối, phỉ báng, xua đuổi, đánh đập… liệu có thể giữ vững tâm từ bi? Trong vở vũ kịch của Shen Yun, chúng ta thấy gương mặt Tế Công trước sau không đổi, dù bị nhục mạ hay được tôn kính, ông vẫn nở một nụ cười vui vẻ thoải mái. Ông đến là để cứu người, ông không ngại dùng đến cách “mất mặt” nhất để cứu người, và khi sứ mệnh đã xong rồi, ông cưỡi mây mà đi không chút gì lưu luyến.

Lịch sử chép rằng vào năm 1209, Tế Công xả bỏ nhục thân thâu thần thị tịch, phút lâm chung có làm một bài ca:

“Lục thập niên lai lang tạ
Đông bích đả đảo tây bích
Ư kim thu thập quy lai
Y cựu thủy liên thiên bích”

Tạm dịch:

Sáu mươi năm đời ta tan tác 
Tường phía đông xô tường phía tây
Góp nhặt mãi vẫn về tay trắng
Nước liền trời biếc một màu mây. 

Trong vỏn vẹn chỉ hơn sáu phút, đoàn nghệ thuật Shen Yun đã tái hiện được khí độ, cảnh giới, phong thái, cũng như hành trạng cuộc đời của hoà thượng Tế Công một cách dí dỏm sinh động; kể một câu chuyện nhỏ nhưng lại có thể triển hiện sự bác đại tinh thâm của 5000 năm văn hoá Thần truyền. Các vở vũ kịch của Shen Yun không chỉ có cốt truyện thâm sâu uyên áo, mà diễn xuất của các diễn viên cũng vô cùng thoải mái tự nhiên, giống như xuất ra từ chính sự tu dưỡng nội tâm của họ. Cùng với màu sắc phong cảnh và trang phục mỹ hảo, âm nhạc trong trẻo tinh tế, mỗi một tác phẩm của Shen Yun như một dòng suối mát lành tịnh hoá tâm linh của khán giả, khiến người xem được khai tâm sáng trí, có những lĩnh ngộ quý giá về sinh mệnh. 

Mời quý vị thưởng thức các tác phẩm khác của Shen Yun trên Ganjing World.

Thanh Ngọc

Tác phẩm của Nghệ thuật Shen Yun có nội hàm sâu xa, loạt bài “Cảm ngộ Shen Yun” chỉ là một chút nhận thức cá nhân hữu hạn của tác giả, ngõ hầu chia sẻ cùng bạn đọc vẻ đẹp của văn hoá Thần truyền.

Exit mobile version