Đại Kỷ Nguyên

Khải thị từ 10 đại nạn Ai Cập cổ đại về cách an toàn thoát khỏi tai họa

Tranh vẽ đại nạn thứ 7 trong 10 đại nạn ở Ai Cập của họa sĩ John Martin (ảnh: Wikipedia).

Ai Cập là một trong những cái nôi văn minh của loài người. Nhắc tới Ai Cập cổ đại, chúng ta hẳn sẽ nghĩ tới hàng loạt các công trình vĩ đại, những thành tựu văn minh vô cùng phát triển. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu tôn giáo, đế chế này đã suy yếu đi rất nhiều sau khi bị Chúa Trời giáng xuống 10 đại thảm họa.

Sự lây lan mạnh mẽ toàn cầu của virus Trung Cộng dường như đang nhắc nhở thế nhân: Dù là chính trị gia giàu có, người nổi tiếng hay những chuyên gia thông thái, đều không là lý do để virus vì thế mà tránh né bỏ qua. Cũng giống như 10 đại nạn của Ai Cập được ghi chép trong Thánh Kinh, dù là cường quốc giàu có, với đội quân hùng mạnh, khi không có sự bảo hộ của Thần, đều sẽ bị hủy diệt trong nháy mắt. Người dân Israel được Chúa che chở có thể thoát khỏi tai họa chỉ bằng dấu ấn máu của một con cừu và với quyền trượng trong tay Moses.

Đến nay, liệu còn có Pháp Bảo như vậy để thoát khỏi kiếp nạn không?

Vì sao SARS-CoV-2 được gọi là Virus Trung Cộng?

Chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng.

Khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán tới nhiều nước thế giới trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố này từ ngày 23/1/2020.

Trong khi SARS-CoV-2 bị nghi ngờ có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán, ĐCSTQ đang cố gắng đổ tội cho Mỹ, Ý, hay bất kỳ quốc gia nào khác về nguồn gốc dịch bệnh.

Để chỉ rõ trách nhiệm của ĐCSTQ dẫn đến sự bùng phát của virus Vũ Hán trên toàn cầu, nhiều chuyên gia, kênh truyền thông và chính khách trên thế giới gọi SARS-CoV-2 là “Virus Trung Cộng” (CCP Virus).

Mười bệnh dịch Ai Cập

Theo những tài liệu lịch sử, người Do Thái vốn bị xem và đối xử như nô lệ dưới sự trị vì của các Pharaoh. Vào thế kỷ 13 trước Công Nguyên, Vua Pharaoh Ai Cập không tin vào chính Thần, không đồng ý thả người nô lệ Israel. Để cứu người Israel khỏi Ai Cập, Thiên Chúa đã giáng nhiều thảm họa hết lần này tới lần khác lên đất nước này.

Nước sông Nile nhuốm máu

Khi nhà tiên tri Moses – thủ lĩnh người Do Thái tới thuyết phục Pharaoh giải phóng cho dân tộc mình, Pharaoh đã không đồng ý. Thảm họa đầu tiên giáng xuống Ai Cập là nước sông Nile biến thành màu máu. Cá tôm chết hàng loạt, nước sông hôi thối. Dân Ai Cập mất đi sự bảo hộ của Thần sông nên vô cùng hỗn loạn. Bảy ngày sau đó, nước mới trở lại màu xanh. Tuy nhiên sau khi sự việc qua đi, Pharaoh cho rằng đó là ngẫu nhiên chứ không phải cảnh báo của Thần.

Thảm họa ếch nhái bò khắp nơi

Không biết từ đâu ếch nhái xuất hiện rất nhiều, chúng bò lên bờ, vào cung điện, vào nhà dân. Ếch ở khắp mọi nơi từ giường ngủ tới bàn ghế. Đêm đêm người dân hoảng loạn sợ hãi bởi những con ếch ẩm ướt, dính nhớp đánh thức và bò lên người.

Trong tình huống bất đắc dĩ, Pharaoh thỉnh cầu Moses hãy cầu xin Thần thu hồi lại những con ếch và đồng ý thả tự do cho những nô lệ Israel. Tuy nhiên, khi thảm họa vừa biến mất, ông ta đã nuốt lời hứa.

Thảm họa chấy rận

Trên thân người dân Ai Cập và gia súc của họ đột nhiên xuất hiện rất nhiều chấy rận, làm mọi người khó chịu, bức bối.

Thảm họa ruồi

Ruồi tụ tập thành từng bầy bay vào cung điện và nhà của người dân. Ở đâu cũng cảm nhận thấy sự bẩn thỉu. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là nơi người Israel sinh sống không có ruồi tụ tập như vậy.

Thảm họa dịch bệnh gia súc

Gia súc trên các cánh đồng của người Ai Cập bao gồm ngựa, lừa, lạc đà, gia súc và cừu bị nhiễm dịch bệnh nặng và hầu như chết hết. Pharaoh cử người đi kiểm tra, và phát hiện chỉ có gia súc của người Ai Cập bị nhiễm bệnh, còn của người Israel vẫn bình thường, không bị tấn công. Tuy nhiên ông ta vẫn cố chấp, không chịu nhận ra Thiên ý mà thả người.

Thảm họa dịch bệnh phát ban

Trên thân người và gia súc xuất hiện nhiều nốt mụn và mủ. Rất nhiều thầy pháp sư, phù thủy cũng đều khó đứng dậy vì toàn thân bị lở loét nổi mụn khó chịu.

Tranh vẽ Moses và 10 điều răn của Chúa (ảnh: Wikipedia).

Thảm họa mưa đá

Pharaoh không biết ăn năn hối cải, nên Thượng đế đã giáng mưa đá xuống Ai Cập. Đó là trận mưa đá lớn nhất ở Ai Cập từ khi lập nước. Mọi thứ trên mặt đất bao gồm người, gia súc, cây cối, đều bị nhấn chìm và phá hủy, còn nơi người dân Israel sinh sống lại không gặp cảnh này.

Pharaoh vô cùng kinh sợ liền cho gọi Moses và Aaron, chính miệng mở lời nhận tội, thừa nhận sự công bình, chính nghĩa của Đức Jehovah và nhờ Moses cầu xin Thần ngừng giáng mưa đá. Moses vừa vươn tay ra cầu nguyện, sấm sét và mưa đá liền ngừng. Sau khi tình hình thảm họa được cải thiện, một lần nữa Pharaoh thất tín bội nghĩa, lật lọng không cho người Israel rời đi.

Thảm họa châu chấu

Tiếp sau đó, người dân Ai Cập lại gặp phải thảm họa châu chấu. Những con cào cào, châu chấu che phủ kín bầu trời, bất cứ nơi nào chúng đi qua, nơi đó không còn thứ gì màu xanh. Để thỉnh cầu Thần giúp diệt trừ tai họa, Pharaoh lại một lần nữa nhận tội và cầu xin Moses. Moses lại chấp nhận yêu cầu của ông ta, và thảm họa châu chấu lại bị gió tây thổi ngược ra biển.

Thảm họa bóng tối

Dù ôn dịch châu chấu đã qua, nhưng thái độ của Pharaoh vẫn kịch liệt không đồng ý nghe theo lời Moses và kết quả thảm hoạ bóng tối lại xuất hiện. Liên tục ba ngày ba đêm không có mặt trời, một màn đêm kín đặc che phủ bầu trời, dù giơ tay lên cũng không thể nhìn thấy các ngón tay. Mọi người gặp nhau cũng không phân biệt nhận ra nhau, cũng không ai dám rời khỏi nhà. Tuy nhiên, ngược lại tại những ngôi nhà của người Israel đều có ánh sáng.

Người Ai Cập rất tôn thờ Thần mặt trời, và khi phát hiện Thần mặt trời không còn che chở cho mình, họ đều lo lắng sợ hãi và không khỏi tự suy ngẫm lại tội lỗi của mình. Lại lần nữa, Pharaoh cho gọi Moses và đồng ý cho dân Israel ra đi. Moses yêu cầu lấy gia súc làm vật hiến tế nhưng ông ta kiên quyết từ chối và đe dọa sẽ giết Moses.

Thảm họa trừng phạt với những người con trưởng

Tất cả mọi biện pháp khuyên nhủ, thỉnh cầu, cảnh cáo đều không thể lay chuyển trái tim của Pharaoh; vì vậy, thời khắc truy đuổi của Thần đã đến.

Đại kiếp nạn xảy ra vào nửa đêm, từ gia đình Pharaoh đến gia đình người hầu gái và thậm chí cả những người dân Ai Cập đang bị cầm tù, người con trai cả và những con gia súc sinh ra đầu tiên trong đàn đều bị sứ giả được Thần cử tới tiêu diệt. Người dân Israel theo lời Thần dặn dò, bôi máu dê lên trên các khung cửa và cánh cửa, nên gia đình và súc vật đều an toàn qua kiếp nạn.

Thời Ai Cập cổ đại, người con trai cả là chủ gia đình, và là người được tôn kính nhất. Mọi người run sợ, khóc lóc, đâu đâu cũng đầy tiếng oán than. Pharaoh không còn cách nào khác đành đồng ý cho người Israel mang gia súc của họ rời đi.

Chẳng bao lâu, ông ta lại thất hứa lần nữa và ra lệnh cho quân đội truy đuổi theo người Israel. Moses đã tách Biển Đỏ và đưa người Israel đi dưới đáy biển. Sau khi người Israel đi qua, nước biển nhanh chóng hợp lại và nhấn chìm quân đội Ai Cập đang truy đuổi người Israel.

Tranh vẽ mô tả dịch bệnh gây ra cái chết của những người con trai trưởng thành Ai Cập (ảnh: Wikimedia Commons).

Mười bệnh dịch của Ai Cập chỉ là thần thoại?

Theo ghi chép trong Kinh Thánh về mười đại dịch tại Ai Cập cổ đại, mỗi lần đều là Jehovah ban tặng cho Moses và Aaron sức mạnh thần thông, hiển thị những thiên tai bất thường tới thế gian. Ví dụ việc dùng thần trượng tách biển làm đôi, nước biến thành máu, ếch tràn lên bờ; khi cây trượng hướng xuống đất, chấy rận đầy thân người; khi thiên trượng hướng lên trời, mưa đá rơi xuống và thế giới là màn đêm liên tục.

Các khám phá khảo cổ khác nhau đã chứng thực rằng, mười tai họa của người dân Ai Cập cổ không phải là câu chuyện thần thoại, mà là một sự thật lịch sử. Những Pharaoh Ai Cập kế vị khoảng 1.200 năm trước Công Nguyên thực sự đều không có ai là con trưởng. Sự thật lịch sử này phù hợp với kết quả về thảm họa diệt con trai trưởng thời Ai Cập cổ đại. Những số liệu nghiên cứu của các nhà khoa học đều cho thấy, thực sự tại Ai Cập đã xảy ra mười tai họa thiên nhiên, đều tương ứng với những mô tả trong Kinh Thánh mà tại đây chúng ta không đi miêu tả chi tiết.

Nếu Thần thực sự tồn tại, thì khi hành sự tại nhân gian, sẽ sử dụng phương cách để nhân loại có thể lý giải. Mọi thứ tự nhiên đều là công cụ của Thần. Cái gọi là quy luật tự nhiên chính là biểu hiện khi phép màu hiển hiện rõ ràng ở nhân gian, là thể hiện ở một tầng của Đại Pháp vũ trụ tại nhân gian.

Trước khi đại kiếp nạn xảy đến, Thần đã cho Pharaoh 9 lần cơ hội

Thần mang bình an cho mọi người, vậy tại sao lại giáng họa hết lần này đến lần khác cho người dân Ai Cập? Không những vậy, sự mất mát trong đại nạn cuối cùng là vô cùng tàn khốc và bi thảm. Lẽ nào Thần quá tàn nhẫn chỉ để cứu người Israel?

Người phương Đông đều tin vào luật nhân quả, tin rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, mọi việc đều tuân theo quy luật đó. Trong thời gian người Israel bị bắt làm nô dịch, bị áp bức tại Ai Cập bốn trăm năm, các Pharaoh đã hạ lệnh giết tất cả các bé trai sơ sinh người Israel. Vì vậy, khi Moses thỉnh cầu Thượng đế ở những cánh đồng hoang dã, đã từng dự đoán kết cục của người Ai Cập sẽ là “con trai cả bị sát hại”. Đây là quả báo của việc các Pharaoh giết hại những bé trai người Israel từ khi lọt lòng.

Dù những người cai trị có quyền lực tới mức nào, họ vẫn chịu nhận những phép tắc và quy luật của Trời đất. Khi đi ngược với Thiên ý tới một mức nhất định, vũ trụ sẽ can thiệp. Nếu những hành động tàn bạo không bị trừng phạt, thì đó mới là sự thiên vị của Thần. Nếu việc sát nhân phải đền mạng không thể trở thành công lý, đó mới là sự bất công của Thần. Thiên tai nhân họa giáng xuống thế gian, chính là Thần đang thể hiện rõ công lý, cân bằng và nhân quả là Pháp của vũ trụ, Thần xử lý mọi việc không thể sai sót.

Tuy nhiên, Thần cũng không lập tức để các Pharaoh bị quả báo, trừng phạt bản thân họ cũng như đất nước họ. Không dùng một lần đại kiếp nạn để hủy hoại Ai Cập, mà là phân làm mười lần cảnh báo, hết lần này lại lần khác, Thần đã cho họ chín cơ hội, hy vọng Pharaoh có thể thực sự ăn năn hối cải. Tới sau cùng, Pharaoh không tỉnh ngộ, cuối cùng đã từ chối gặp lại Moses và từ chối hy vọng được cứu rỗi duy nhất của chính ông ta. Về cơ bản, có lẽ mười tai họa này là không cần xảy ra, Thần chỉ muốn đưa người Israel rời khỏi Ai Cập. Tuy nhiên, Pharaoh tự cao tự đại đã không thuận theo Thiên ý, và quả báo xuất hiện trước mặt.

Lẽ nào mọi người dân Ai Cập đều có tội?

Sự khư khư cố chấp làm theo ý mình của Pharaoh cuối cùng đã hủy hoại cả người dân và đất nước của ông ta. Tuy nhiên, liệu tất cả mọi người dân Ai Cập đều phải chịu thảm cảnh mất con trai? Lẽ nào mọi người dân Ai Cập đều có tội?

Mọi chỉ lệnh tàn bạo của người cầm quyền, bao gồm việc nô dịch người Israel và giết chết những bé trai sơ sinh, đều là khi người dân Ai Cập ngầm thuận theo thông suốt mới trở thành việc ác. Từ các linh mục, quan chức và người dân bình thường, từ những người có quyền lực đến những kẻ nghèo hèn, đê tiện, từ trên xuống dưới không ai làm đúng trách nhiệm, phận sự của mình. Dù không trực tiếp làm việc ác, sự im lặng của họ chính là sự ngầm đồng ý trong tư tưởng với những việc ác này. Việc bắt người dân Israel làm nô dịch không làm họ xấu hổ, không những vậy còn đi chế giễu Moses, xúc phạm và chống đối lại tín ngưỡng vào chính Thần.

Tranh vẽ thảm họa bóng tối ở Ai Cập (ảnh: Wkimedia Commons).

Trong mỗi lần thiên tai nhân họa xảy ra, Thần đều cho người dân Ai Cập cổ chứng kiến rất nhiều điều kỳ diệu: Ví dụ, cùng trong một đất nước nơi cư trú liền sát nhau, nhưng dù là thảm họa ếch nhái, chấy ruồi, đều không lây nhiễm tới người Israel; khi khắp nơi trên đất Ai Cập trong cảnh đen tối như màn đêm, chỉ có nhà của người Israel là có ánh sáng; khi gặp mưa đá, ôn dịch hoành hành, duy cũng chỉ có những người dân này không bị mất mất thứ gì. Ngay cả thảm họa diệt con trai trưởng xảy đến với tất cả người dân và gia súc của người Ai Cập, người dân Israel vẫn bình an.

Người Ai Cập cũng từng được báo trước: Nếu họ đưa gia súc và hoa màu thu hoạch được đến nơi an toàn, sẽ không bị mưa đá tấn công. Trước khi thảm họa hủy diệt tất cả những người con trưởng xảy ra, Moses đã dạy các tín đồ lan truyền cảnh báo cho mọi người bao gồm cả người Ai Cập: Đại kiếp nạn sắp xảy ra, nếu bôi máu dê lên cửa và khung cửa nhà, có thể vì tin tưởng Thần mà được bảo vệ khỏi tai họa.

Tuy nhiên, đại đa số người dân Ai Cập lại cười nhạo và chế giễu cho đó là điều mê tín. Trên thực tế, ngay cả khi không tín ngưỡng chính Thần, theo đạo lý cơ bản rằng thiện ác tất đều có báo ứng, người dân Ai Cập cũng nên tự suy ngẫm lại về người thống trị của họ: Những điều người đứng đầu đất nước đang làm có phù hợp với đạo nghĩa không? Những sự việc mình làm theo lệnh của Pharaoh có phải đang giúp người xấu làm điều ác không? Có đúng với lương tâm mình hay không? Những điều này không cần người có nhận thức quá cao, chỉ cần có một chút lương tri, tâm thiện lương đều có thể hiểu được. Nhưng thật đáng tiếc, tất cả mọi người dân Ai Cập đều cảm thấy bình thản, yên dạ yên lòng mặc cho người dân Israel bị đàn áp, bức hại. Do đó, không phải Thần minh định ra hình phạt cho họ, mà chính người dân Ai Cập tự lựa chọn cho tương lai của mình.

Cách đơn giản thoát khỏi tai họa

Bài học lịch sử chứng minh, người dân Israel không có bất cứ thứ gì, chỉ dựa vào vết máu dê, cây quyền trượng trong tay Moses, liền có thể vượt qua kiếp nạn. Dù quốc gia có giàu có đến nhường nào, quân đội hùng mạnh đến nhường nào, mất đi sự bảo hộ của Thần Phật sẽ bị hủy hoại trong chớp mắt. Điều này cũng tương hợp với tình hình dịch viêm phổi Trung Cộng đang lây lan khắp nơi trên thế giới hiện nay. Dù là các nhà lãnh đạo cấp cao, dù là người nổi tiếng, giàu có, dù là các chuyên gia, học giả nổi tiếng đều không là lý do để được miễn xá, đều có thể là mục tiêu của virus.

Theo thuyết pháp của tôn giáo, mười đại tai họa của người dân Ai Cập cổ đại chính là một cuộc diễn tập về đại kiếp nạn của thế giới thời mạt kiếp. Kế hoạch của Thần sớm đã hoàn thành, thế giới đang từng bước từng bước tiến lên theo kế hoạch. Sự thay đổi của tình hình thế giới và xu hướng của bệnh dịch hiện nay, đã hoàn toàn ứng nghiệm với những lời dự ngôn từ xa xưa.

Trong loạn tướng rối ren, hỗn loạn, sự an bài của Thần chưa bao giờ đi chệch hướng. Thần trông coi mọi thứ, xem xét chi tiết toàn diện từng ý, từng niệm của con người. Ôn dịch là sự thử thách mỗi người với công bằng và đạo nghĩa. Trong hoàn cảnh tự cứu mình đôi khi cũng vô hiệu như hiện nay, những người ở cách Thần Phật quá xa liệu có nên quy chính, học cách thực sự tôn kính với Thần Phật? Chúng ta liệu có nên thật tâm hối cải: Trong cuộc sống buông thả dục vọng hưởng lạc, chỉ biết chạy theo lợi ích cá nhân, liệu có phải từ lâu đã đi ngược với sự sắp đặt của Thần dành cho chúng ta?

“Sự đúng đắn chính trị” và thuyết “đạo đức tương đối” liệu có đang làm mất đi những nguyên tắc và đạo đức văn hóa truyền thống? Văn hóa nghệ thuật của chúng ta liệu có phải ngày càng không phân biệt được thiện và ác, xấu và đẹp, có phải càng ngày càng sa đọa biến dị? Trong thương mại, kinh doanh, có bao nhiêu bí mật tàn nhẫn không thể chia sẻ cho người khác? Trong lĩnh vực khoa học không phù hợp với luân lý đạo đức, chúng ta có bao giờ suy ngẫm về đạo đức xã hội? Chúng ta có từng bao giờ tuân theo những điều khuyên răn về tích đức, hành thiện mà xã hội hiện đại nhiều người coi là mê tín?

Ảnh: Gary Dorning/ The Trumpet.

Nhìn thấu hướng đi của bệnh dịch, chúng ta có nên tỉnh ngộ, và hiểu rằng Thần đang thanh lọc thế giới, dùng bệnh dịch, virus để dọn dẹp những điều bí mật, tất cả mọi thứ phản lại Thần Phật từ chính trị đến kinh doanh, từ khoa học đến văn hóa, từ tư tưởng đến tâm linh xung quanh chúng ta? Đối lập với Thiên Chúa là quỷ satan, đó chính là chủ nghĩa vô thần luận không tin vào sự tồn tại của Thần. Có bao nhiêu người trong chúng ta, để tìm kiếm lợi ích cá nhân và hư vinh, từng cầu hòa và sống tạm theo lối sống của ma quỷ? Thuyết vô thần là nguyên nhân sâu xa nguy hiểm hủy diệt chúng ta, vì nó ngăn cản chúng ta biết ơn và tin vào Thần Phật.

Trong mười thảm họa mà người dân Ai Cập cổ gặp phải, Thần đã để lại dấu vết là máu dê cho mọi người có thể thoát khỏi đào thải. Những sứ giả được phái đi sẽ dựa vào dấu ký này để tìm kiếm người cần rơi vào họa diệt vong. Thần chính là từ đó mà phân biệt được người nào tín Thần và không tín Thần. Ngày nay, chúng ta liệu có thể tìm được Pháp Bảo này để thoát khỏi thảm họa? 

Phương pháp rất đơn giản, ân điển của Thần với nhân loại là vô lượng, chỉ có thể giúp những người tín ngưỡng tin tưởng vào Ông. Thật sự sám hối, Thần sẽ nghe thấy vì Ngài đang đợi nhân loại thành tâm hối cải. 

Vì những thảm họa ngày một tăng lên, chính là Thần đang muốn để nhân loại tự kiểm chứng và hiểu được, sinh tử phúc họa, cát hung đắc thất, tất cả mọi thứ đều sắp đặt rõ ràng trước mặt mỗi người. Thời gian để nhân loại được cứu vớt là có, nhưng ân điển này không thể kéo dài một cách vô hạn. Nguyên nhân vì để cứu rỗi thêm người, có nhiều người đang bị bức hại và chịu cực hình. Một khi cánh cửa thiên môn đóng lại, ân điển và sự cứu độ sẽ không còn nữa.

Theo Lý Tinh Thành, Epoch Times
Kiên Định biên dịch

Video: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

Exit mobile version