Đại Kỷ Nguyên

Kết bạn như thế nào trong thời đại Internet bùng nổ? Đây là 11 gợi ý kết nối tâm hồn

Chúng ta thường sợ hãi trước giao tiếp xã hội mà hạn chế sự chia sẻ giữa mình và người khác. Khi chúng ta hạn chế tư tưởng của mình về giao tiếp, quan niệm cố hữu sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó mở lời.

Trong thời đại mạng Internet bùng nổ như ngày nay, sự kết nối tâm hồn dường như không còn phổ biến như trước. Chúng ta sẽ tiếp xúc với nhiều người hơn, nhưng khi ngoảnh đầu nhìn lại thì chúng ta vẫn ẩn nấp trong cái kén bé nhỏ của mình.

Tôi ý thức được rằng, tôi liên tục nói với bản thân mình rằng tôi không giỏi đứng trước nơi đông người như thế nào. Lần đầu làm quen tôi thường nghĩ mình chẳng đáng được người khác yêu mến. Khi tôi hỏi lại bản thân mình liệu đây có phải là sự thực không, thì câu trả lời lại là : “Tôi không biết”.

Câu trả lời “Tôi không biết” này khiến tôi cảm thấy hơi chột dạ. Thế là tôi quyết tâm nhìn lại câu “Tôi không biết” này ở một góc độ khác. Tôi nói với mình rằng: “Tôi không biết nhưng tôi rất muốn biết. Nào ai biết tôi sẽ phát hiện ra điều gì?”

Khi tôi viết bài này, tôi đang nghỉ dưỡng ở thánh địa Ecuador, giữa rừng mưa đầy sương khói. Trước khi tới đây, tôi hơi lo lắng khi phải làm quen với người dân nơi đây. Tôi cảm thấy bất an không biết họ sẽ nhìn tôi với ánh mắt như thế nào. Tôi tưởng tượng ra cảnh mình đang gượng gạo nói chuyện với mọi người, hoặc thật khó để hòa nhập vào môi trường của họ.

Cảm giác bất an này khiến tôi không muốn tiếp tục chuyến đi. Nếu tôi làm như vậy thì quả là một sai lầm lớn.

Rừng nhiệt đới ở Ecuador. (Ảnh dẫn theo RomansPhotos)

Tuy nhiên tôi đã quyết định sẽ bước lên máy bay, sau đó tôi đành phải gặp mặt một nhóm 24 người lạ mặt. Ở giữa những con người ấy tôi như cởi bỏ được cả tấm lòng, sự thân thiện của họ đã khiến tôi thay đổi. Điều này khiến tôi khắc phục được cảm giác lo lắng, sợ hãi và thu hoạch được kha khá. Đó là sự đền đáp gấp hàng trăm, hàng nghìn lần những gì tôi đã trao đi.

Vậy thì, khi chúng ta hạn chế mong muốn chia sẻ của mình, khi chúng ta cảm thấy thật khó để khắc phục những quan niệm cố hữu, thì làm sao có thể kết nối sâu sắc được với người khác đây?

1. Tiếp xúc với nhóm người tâm đầu ý hợp

Tìm được một nhóm người tâm đầu ý hợp sẽ khiến bạn được hòa mình trong đó (Ảnh: Fotoia)

Thôn nghỉ mát này tụ hội rất nhiều những người có hứng thú với việc lắng hồn suy ngẫm và muốn thay đổi cuộc sống của chính mình. Cơ hội ở cùng nhóm người như thế này thật hiếm hoi, bởi trước khi tới đây mỗi người chúng tôi đều có lựa chọn của riêng mình.

Bạn có thể tìm được nhóm người này, ví như trong những cuộc họp nhỏ, những nhóm du lịch, những buổi liên hoan quy mô nhỏ, câu lạc bộ chạy bộ hay những buổi chia sẻ của những người am hiểu kỹ thuật. Bạn có thể lên mạng tìm kiếm thông tin, chí ít là hãy chọn một nhóm người và tham dự vào đó.

2. Khắc phục sự kháng cự của bạn

Tôi thường hay bài xích việc gặp mặt người khác, đặc biệt là khi phải thể hiện bản thân giữa nơi đông người, hoặc trong các buổi gặp gỡ có rất nhiều người lạ. Suy nghĩ từ chối, bài xích này sẽ khiến chúng ta khó có thể bước ra khỏi ‘vùng dễ chịu’ của mình để tiến vào một nhóm người hoàn toàn mới. Đừng thuận theo quán tính này. Lợi ích của việc tiếp xúc với người khác lớn hơn rất nhiều so với việc chúng ta từ chối hay bài xích tiếp xúc với họ.

3. Mỉm cười và có tâm hiếu kỳ

Mọi người thường thích những người biết lắng nghe. Việc đặt câu hỏi có thể khiến bạn mở rộng đối thoại với người khác. (fotolia)

Khi gặp những người lạ mặt “đáng sợ”, bạn hãy mở lòng với họ, mỉm cười và đưa ra những câu hỏi để tìm được nhiều đáp án hơn. Mọi người thường thích những người biết lắng nghe, nhưng các câu hỏi lại có thể mở rộng cuộc đối thoại giữa bạn và người khác.

4. Hãy chia sẻ hết mình với người khác.

Dẫu rằng những người biết lắng nghe thường giỏi hơn người nói, tôi cũng phát hiện ra rằng, khi tôi có thể chia sẻ những điều bất an và phiền não của mình, thì người nghe cũng sẽ cảm thấy họ cũng có thể làm vậy với tôi. Điều này chỉ xảy ra trong những cuộc chia sẻ thực sự sâu sắc với người khác.

Tuy nhiên bạn cũng cần phán đoán được rằng khi nào thì bạn có thể mở lòng, bạn có thể chia sẻ những gì với người khác. Bạn không phải là người hễ gặp mặt là dốc hết bí mật và gan ruột của mình ra, nhưng bạn có thể thuận theo câu trả lời của người đối diện dần dần mở rộng cuộc đối thoại. Có người không hề quen với kiểu tán dóc đủ thứ chuyện trên trời dưới bể.

5. Mở lòng rộng hơn

Người đang đứng trước mặt bạn cũng là một con người bằng xương bằng thịt. Họ cũng giống với bạn, tâm hồn họ cũng rất nhạy cảm, họ cũng biết tổn thương, cũng ôm ấp hy vọng. Hãy mở rộng tâm hồn mình, thử xem bạn sẽ phát hiện ra điều gì và thưởng thức một con người khác mà bạn tìm thấy. Hãy giữ sự chân thành và tin rằng bạn xứng đáng được người khác yêu mến, hãy mở rộng cửa để người khác bước vào thế giới của bạn.

6. Chia sẻ trong phạm vi nhỏ hoặc theo từng cặp

Nếu bạn đang tham dự một cuộc họp hay ở trong một hội trường chừng 20 người trở lên, có thể bạn sẽ cảm thấy thật khó nói chuyện. Tôi lại thích nói chuyện hai người, cho nên tôi sẽ bắt đầu nói chuyện riêng với người ngồi bên cạnh, như vậy sẽ khiến bạn thấu hiểu đối phương hơn. Tôi cảm thấy nói chuyện trong phạm vi nhỏ từ 3 đến 6 người cũng rất đáng giá, bạn có thể trải nghiệm một cuộc nói chuyện với nhiều điều thú vị.

7. Đừng làm người chỉ biết cúi đầu

Đừng phong bế bản thân hay làm một người chỉ biết cúi đầu (Ảnh: Fotolia)

Ngày nay rất nhiều người chúng ta đều thích vùi đầu vào di động giữa chốn công cộng huyên náo. Nhưng khi chúng ta tới một nơi rất đông người (như những cuộc hội nghị) chúng ta lại khép kín bản thân mình lại thì quả là một sai lầm lớn. Trái lại, dẫu bạn cảm thấy lúng túng, ngại ngùng thì cũng nên tìm sự hồi ứng trao đổi qua lại. Tôi thích cách khởi đầu bằng những câu hỏi đơn giản, đôi khi tôi cũng kể một câu chuyện cười để giải tỏa cảm giác căng thẳng.

8. Hãy luyện tập để giao lưu nhiều hơn, bạn sẽ tiến bộ, sẽ cảm thấy bình yên

Bản thân tôi không phải là một chuyên gia chia sẻ tốt nhất trên thế giới. Tôi cũng không phải là người thản nhiên, thoải mái nhất khi nói chuyện trước đám đông. Nhưng, tôi đã khá hơn nhiều so với mình trước kia, bởi vì 10 năm trước tôi đã cố ý luyện tập cho mình thói quen giao tiếp. Tôi vẫn còn kém xa, nhưng sự tiến bộ mà tôi đạt được là điều mà chính tôi cũng không ngờ tới. Hơn nữa, khi tôi luyện tập càng nhiều tôi thấy càng bớt căng thẳng hơn.

9. Nắm bắt cơ hội chia sẻ sâu hơn, cho tới khi bạn có được câu trả lời rõ ràng

Nếu đôi của bạn hay phạm vi nhỏ của bạn đang chia sẻ rất tốt, thì bạn nên chia sẻ sâu hơn, chia sẻ những khúc mắc trong tâm của mình, thách thức trong cuộc sống, nguyện vọng và chí hướng đời người. Những câu chuyện này sẽ khiến tư tưởng bạn trở nên rõ ràng hơn.

10. Ủng hộ người khác

Dang rộng vòng tay ấm áp, cùng giúp đỡ lẫn nhau.

Khi người khác thể hiện rằng bản thân họ đang phải nỗ lực khắc phục một thói quen xấu nào đó, thì tôi thường dang tay trợ giúp đỡ họ. Hoặc tôi nói rằng tôi cũng đang nỗ lực giống họ, chúng tôi sẽ hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau khắc phục thói quen ấy trong thời gian không xa.

11. Cố gắng duy trì mối quan hệ

Nếu bạn và người khác có một mối quan hệ chân thành, thì bạn phải nghĩ cách tiếp tục giữ gìn những buổi nói chuyện như vậy. Nếu được thì bạn hãy hẹn gặp riêng người ấy. Nếu không làm được điều này bạn cũng có thể nói chuyện trực tiếp trên skype.

Tôi không hề giả bộ rằng mình biết mọi đáp án. Tôi cũng không tự tôn mình làm chuyên gia. Tôi vẫn sẽ có cảm giác căng thẳng, vẫn sẽ thấy lúng túng, nhưng những cách nghĩ trên đã giúp tôi rất nhiều. Tôi cũng hy vọng chúng có ích cho bạn. Trong chuyến đi tuần này, vài câu trò chuyện đơn giản với những con người tốt bụng ấy đã thay đổi cuộc sống của tôi. Sức mạnh của tình yêu thương được thể hiện qua cách chia sẻ này thực sự khiến tôi vô cùng kinh ngạc.

Giới thiệu sơ lược về tác giả:

Leo Babauta hiện đang sống tại Guam (Hòn đảo nằm ở phía Nam quần đảo Mariana, phía Tây Thái Bình Dương của Mỹ). Ông là cha của 6 đứa trẻ, cũng là một tác gia, trong đó có cuốn sách nổi tiếng “The power of less” (tạm dịch: Nghệ thuật của giản lược).

Nửa năm trước ông đã sáng lập nên trang Blog zenhabits.net (Thói quen thiền), ghi lại trung thực quá trình ông đã tận dụng sức mạnh ít nhất để đạt được mục tiêu của mình. Ông quan tâm tới sức khỏe và sống một cuộc sống đơn giản. Chưa đầy nửa năm, Zen Habits đã đứng trong danh sách 50 blog ăn khách nhất thế giới. Bài viết trên là của tác giả viết tại Blog này.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Hiểu Mai biên dịch

Xem thêm:

 

Exit mobile version