Đại Kỷ Nguyên

Kẻ dại cầu tri thức, cao nhân ngộ học vấn

“Truyền tập lục” có chép, một người bạn hỏi Vương Dương Minh rằng: “Đọc sách không nhớ thì thế nào?”.

Vương Dương Minh trả lời rằng: “Chỉ cần hiểu, cần gì nhớ? Cần hiểu được đã là ý nghĩa thứ hai rồi, chỉ cần hiểu rõ bản thân mình. Nếu cứ phải nhớ, thì không hiểu được. Nếu cứ phải hiểu, thì không hiểu rõ bản thân mình”.

Vương Dương Minh cho rằng, người thường đọc sách chỉ là nhớ những lời trong sách, đây là đang học tri thức. Vì đó chỉ là chúng ta nhớ được những lời trong sách, nhưng cái ‘tri thức’ này có ảnh hưởng, xúc động đối với chúng ta không? Điều này thật khó nói.

Hiểu được tức là chúng ta từ nội tâm phát hiện ra những đạo lý trong sách, nội tâm chúng ta ấn chứng những đạo lý ấy. Đây chính là đọc sách để chiếu sáng tâm mình. Như thế thì đắc được mới là học vấn chân chính.

Do đó nói, trong con mắt của Vương Dương Minh, tri thức là vật chết, không có thái độ. Mà học vấn lại là tri thức mà trong lòng chúng ta đắc được ấn chứng, đắc được thể ngộ. Khác biệt lớn nhất ở đây chính là trong nội tâm chúng ta có ấn chứng không, có thể ngộ không.

Do đó, một số người hiểu rõ rất nhiều đạo lý đối nhân xử thế, đọc rất nhiều sách, nhưng hễ làm việc thì lại chẳng theo đạo lý. Vì những đạo lý này trong tâm của họ chỉ là tri thức.

Bất kể đọc sách hay là tu hành, chúng ta đều cần làm rõ bản thân đang cầu tri thức hay là đang thể ngộ đạo lý, làm học vấn.

Lão Tử nói: “Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn” (học tập thì ngày một tăng thêm, tu Đạo thì ngày một giảm đi). Học tập, tức là học tri thức, đương nhiên là càng học càng tăng nhiều. Nhưng tu Đạo là thể ngộ học vấn, tất nhiên sẽ càng ngày càng giảm đi. Vương Dương Minh cho chúng ta biết, cái tối hậu của học vấn chỉ là thể ngộ lương tri mà thôi.

Nam Phương sưu tầm và biên dịch

Exit mobile version