Đại Kỷ Nguyên

Càng nỗ lực nhiều, càng gặp may mắn

Một nhân viên bán hàng, một ngày không bán được một sản phẩm nào, đó là do lời nói của anh ta không có sức hấp dẫn và thuyết phục hay là do anh ta kém may mắn, không có khách hàng nào muốn tiêu tiền? 

Nhà tâm lý học người Áo nổi tiếng, Fritz Heider từng đưa ra lý thuyết tâm lý học mang tên “Lý Thuyết quy kết” (Attribution Theory). Đây là lý thuyết giải thích cách chúng ta quy kết hành động của bản thân mình và người khác. “Lý Thuyết quy kết” chỉ ra rằng, con người sẽ dùng hai phương thức để quy kết ý nghĩa của hành vi: Một là “Quy kết nội bộ” (Internal Attribution), đó là việc thành bại của con người có liên quan đến những phẩm chất riêng của mỗi người. Thứ hai là “Quy kết bên ngoài” (External Attribution), đó là việc thành công hay thất bại của người ta thường có nguyên nhân từ ngoại cảnh.

Heider cho rằng khi chúng ta nhìn vào những thất bại của người khác, ta có xu hướng sử dụng “Quy kết nội bộ”, cũng có nghĩa là người khác phạm sai lầm là do bản thân họ. Nhưng khi nhìn vào những thất bại của bản thân, ta thường sử dụng “Quy kết bên ngoài”, đổ nguyên nhân thất bại lên môi trường hoặc người khác, chứ không phải là bản thân ta có chỗ sai. 

Đừng bao giờ đổ lỗi cho may mắn

Ở đời, không nhiều người có thể tự nhận rõ ra sai lầm của bản thân mình, hướng nội tìm lỗi. Người ta thường có xu hướng “hướng ngoại”, đổ lỗi cho ngoại cảnh để giảm bớt áp lực cho chính mình. Đó là một kiểu tâm lý thường gặp. 

Tương tự, khi thành công trong một việc gì đó, nhiều khả năng ta sẽ sử dụng “Quy kết nội bộ”, cho rằng chính năng lực của mình đã tạo nên thành tựu đó. Còn khi nhìn vào thành công của người khác, ta lại sử dụng “Quy kết bên ngoài”, cho rằng họ gặp may hoặc có quý nhân phù trợ. Đó là cách ta tự phòng thủ bản thân, là cách ta chối bỏ sự xuất sắc của người khác để giữ cho mình bớt tổn thương. 

Người sống trên đời, đều thường là nhận thành công về mình còn đẩy thất bại cho người khác. Hành động ấy phần nhiều do cảm xúc chỉ huy. Lâu dần, nó sẽ trở thành hội chứng sợ thất bại, không dám thừa nhận thất bại. Người ta tìm đủ mọi cớ để biện hộ cho sai lầm của mình, thu mình vào vỏ ốc, tránh né việc bị chỉ trích và dần dần chỉ muốn nghe những điều có lợi cho bản thân mình. 

Thời gian trôi đi, tổn thương trong ta sẽ ngày càng lớn. Những vỏ bọc lợi ích quấn chặt lấy thân tâm người ta. Người ta thậm chí còn không dám sống thật với chính mình. Đó là điều nguy hiểm nhất. Nếu không bao giờ chịu trách nhiệm cho thất bại, làm thế nào ta có thể học hỏi và tránh lặp lại nó? Hơn nữa, nếu hoàn toàn tin rằng may mắn là yếu tố quan trọng nhất để thành công, thì ta sẽ không thể nào duy trì kiên trì và kỷ luật trong những hoàn cảnh bất lợi. Đây là lý do chính tại sao mọi người thường hợp lý hóa hành vi của họ và tự đưa ra lời bào chữa cho những sai lầm của mình. 

Nếu có thể nhận ra trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với cuộc sống và tin rằng bản thân có thể kiểm soát vận mệnh của mình, ta hoàn toàn có thể loại bỏ khái niệm may mắn. May mắn không phải là điều từ trên trời rơi xuống như việc trúng sổ xố. May mắn là phần thưởng cho những người kiên trì. Để có được cái gọi là “may mắn”, trước tiên bạn phải hiểu rằng thực ra, bạn có sức mạnh để thay đổi cuộc sống của mình. Cho dù bạn có tin vào may mắn đến đâu, may mắn sẽ không phải là lý do chính quyết định cuộc sống của bạn. 

Ảnh: Pixabay.

Làm thế nào để hạnh phúc?

Nhiều khi con người cảm thấy không hạnh phúc chính là vì không hài lòng thỏa mãn. Dục vọng làm xung động những chấp trước ẩn sâu trong tâm mỗi người.

Từ khi con người đến với thế giới này, không giờ phút nào ngừng truy cầu để thỏa mãn dục vọng của mình. Nhiều khi chúng ta đã có được cái mình muốn, nhưng thấy người khác còn có cái tốt hơn thì lại bắt đầu trở nên thất vọng.

Người thì oán trách cuộc sống của mình không được tươi đẹp rực rỡ như người khác. Có người oán trách chồng mình không tài giỏi, không biết quan tâm như chồng người khác. Có người oán trách con mình không nghe lời hiểu biết như con người khác…

Nếu một mặt lúc nào cũng hâm mộ những gì mà người khác có, mặt khác lại oán trách những gì mình có, thế thì cả cuộc đời này vĩnh viễn chẳng thể có được niềm vui.

Lòng ham muốn như cái động không đáy, khi dục vọng trở nên sâu vô đáy thì không thể nào lấp đầy, không thể nào thỏa mãn được.

Vậy nên, biết đủ mới có thể luôn vui vẻ

Hâm mộ những gì người khác có không bằng trân quý những gì mình đang có: thân thể mạnh khỏe, gia đình ấm êm, công việc ổn định…

Có thể những thứ bạn thấy quá ư là tầm thường bình dị này, lại là truy cầu ước mơ của bao kẻ khác.

Con người thường nghĩ rất nhiều về quá khứ và tương lai, nhưng lại có thói quen lơ là hiện tại. Kỳ thực, quá khứ đã qua từ lâu rồi, mà tương lai thì chứa đầy những ẩn số chưa biết. Chỉ có hiện tại mới là những thứ bạn thực sự có thể nắm bắt được.

Thế nên, cần nắm bắt hiện tại, trân quý hết thảy những gì mình có.

Tịnh Văn
Theo Cmoney

Đạo đức nghề nghiệp đưa con người đến chỗ tôn nghiêm

Exit mobile version