Đại Kỷ Nguyên

Dũng khí của đức tin: Những người hùng từ chối cầm vũ khí

Dũng khí niềm tin: Những anh hùng không cầm vũ khí

Có những anh hùng tay không tấc sắt dũng cảm đứng lên bảo vệ lẽ phải, bảo vệ thiện lương. Họ đã viết nên những kỳ tích giữa nhân gian này…

Người anh hùng đích thực không giống như những anh hùng được miêu tả trên điện ảnh. Họ hiếm khi xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu mà lại giúp đỡ người khác ở phía sau hậu trường. Họ âm thầm lặng lẽ hy sinh bản thân vì người khác, ngay cả khi không được đền đáp thì vẫn cảm thấy hạnh phúc. Bởi vì trong tâm họ luôn mang theo một niềm tin mãnh liệt. Ngược lại, kẻ tiểu nhân dù có tất cả mọi thứ trong tay vẫn cảm thấy không hài lòng và luôn sợ hãi điều gì đó… 

Người anh hùng từ chối cầm vũ khí

Desmond Doss là anh hùng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được trao huy chương quân sự danh dự cao quý nhất ở Mỹ mà ‘không tốn một viên đạn nào’. Doss là một tín đồ, bởi tin vào điều răn thứ 6 trong Kinh Thánh rằng giết người là tội ác nên ông đã từ chối dùng súng đạn, được ghi nhận là “Người phản đối chiến đấu vì lương tâm” (Conscientious objector)

“Người phản đối chiến đấu vì lương tâm” là những người từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm hoặc tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, cũng chính bởi từ chối cầm súng trong quá trình huấn luyện nên Doss đã bị chế giễu là “kẻ hèn nhát”. Ông đã bị bắt nạt, bị đánh hội đồng, thậm chí bị gửi đến tòa án quân sự. 

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi các binh lính thấy ông biết cách chữa lành vết phồng rộp của chân sau chuyến hành quân mệt mỏi. Nếu ai đó bị say nắng, Doss không đắn đo nhường giường cho họ. Ông tử tế với cả những kẻ từng ngược đãi mình.

Ngày 5/5/1945, trong Trận Okinawa, Doss cùng đồng đội bị quân Nhật tấn công bằng súng máy và súng phun lửa. Họ đã trèo lên vách đá cao 120 mét và không có đường rút lui. Doss đã cật lực cứu những người bị thương ra khỏi hẻm núi. Ông dùng chiếc cáng tự chế để buộc thương binh lại, rồi từ từ hạ xuống nhờ sự ma sát giữa sợi dây và các gốc cây lớn. Cuối cùng, Doss đã cứu được 75 người. Vài tuần sau đó trong một trận chiến khác, Doss bị thương bởi một quả lựu đạn. Ông đã tự lăn ra khỏi cáng để nhường cáng cứu hộ cho người thương tích nặng hơn. Ông còn đỡ đạn cho một đồng đội khác và bị bắn ở tay. Sau khi nẹp cánh tay bị thương bằng khẩu súng lục, ông đã đi bộ hàng trăm thước để trở về trạm sơ cứu.

Nếu như Jane Grey từng nói rằng: “Tôi đặt đức tin của mình vào lời Chúa chứ không phải vào nhà thờ”, thì chính đức tin của Doss đã khiến ông trở thành một người anh hùng thầm lặng trên chiến trường.

Desmond Doss chuẩn bị nhận Huân chương Danh dự vào tháng 10/1945 (ảnh: Wikipedia).

Bậc anh hùng quốc sĩ vô song thời cổ đại

Hàn Tín là đại công thần khai quốc của triều đại nhà Hán, cũng là người anh hùng nổi tiếng thời cổ đại. Ông một đời hiên ngang, chí khí ngút trời, đã vì nhà Hán mà lập vô số công lao. Hàn Tín đã đặt định ra những phẩm chất của một bậc tướng quân trung nghĩa, nhẫn nại và khoan dung. 

Lòng trung thành của Hàn Tín thể hiện qua việc ông từ chối xưng vương một vùng, mà tận tâm phục vụ Lưu Bang. Ông từng thẳng thắn bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm của mình tới hoàng đế nhà Hán, vì Hán Cao Tổ là người đã trọng dụng ông, cho ông cơm ăn áo mặc khi bần cùng khốn khó. Trong quan niệm của ông, đã chịu ơn của ai thì phải cùng chia sẻ khó khăn hoạn nạn với họ, phải lo cùng nỗi lo của họ và trung thành với họ cho tới lúc lìa đời. 

Sau khi trở thành Hán hoàng đế, một ngày Lưu Bang hỏi Hàn Tín: “Nếu ta cầm quân, ông nghĩ ta sẽ lãnh đạo được bao nhiêu vạn binh?”. Hàn Tín trả lời là 1 vạn. 

Lưu Bang hỏi tiếp: “Còn nếu là ông?”. Hàn Tín đáp lời: “Càng nhiều càng tốt”. Lưu Bang bèn nói: “Nếu vậy, sao ông lại chịu phục tùng ta?”. Hàn Tín giải thích: “Vì ngài làm vua là ý của Thiên thượng và ngài có tài cầm tướng, không phải cầm quân”.

Trước lúc bị hại, Hàn Tín đã nói: “Ta hối hận vì đã không dùng mưu kế của Khoái Triệt, nên mới bị bọn đàn bà con nít lừa dối. Đây không phải là ý trời muốn thế hay sao?”.

Cuộc đời của Hàn Tín đã lưu lại cho người đời giá trị của đức Tín, của đức Trung. Tấm lòng trung tín của ông đã tạo nên một anh hùng vĩ đại vẫn còn lưu danh suốt hàng nghìn năm nay.

Nhưng đáp trả lại sự trung tín của Hàn Tín chính là lòng đố kỵ của Hán Cao Tổ. Lưu Bang không hề tin tưởng vào sự chân thành chí công vô tư của ông, mà chỉ lo sợ ngai vàng của mình bị lung lay. Hàn Tín bị tước mất mọi thứ nhưng vẫn một lòng vì vua vì nước, còn Lưu Bang dẫu nắm trong tay tất cả binh quyền nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. 

Lưu Bang nhờ có Hàn Tín mà có được cả giang sơn, nhưng vì lòng đố kỵ tiểu nhân mà hãm hại người anh hùng đại nghĩa. Nên cuối cùng Hán Cao Tổ phải nhận kết cục bị cô lập và để giang sơn rơi vào tay Lã Hậu.

Có câu nói rằng: “Thỏ khôn hết thì chó săn bị nấu, chim muông hết thì cung tốt bị cất, nước địch bị phá thì mưu thần hết đời”. Tâm đố kỵ vốn là thứ phá hủy lòng tin của con người. Những kẻ tiểu nhân luôn bị loại tâm này kiểm soát, nó sẽ khiến người ta trở nên cô độc và nhận phải kết cục bi thảm. Hàn Tín chịu oan khuất mà có được tiếng thơm mãi về sau, nhưng Lưu Bang thì chẳng còn gì.

Ngày nay con người đang mất dần lòng tin với mọi thứ, chữ “Tín” dường như trở thành một thứ hiếm hoi xa xỉ. Người ta thiếu tin tưởng vào hàng hóa, mất niềm tin vào tình yêu, tình thân, tình bạn… Khi không còn sự tín nhiệm với nhau nữa thì chúng ta sẽ bị cô lập, nên ai ai cũng cảm thấy cô đơn và lạc lõng trong tâm hồn.

”Xây dựng lâu đài niềm tin phải mất rất nhiều năm, nhưng chỉ tốn vài giây để khiến nó sụp đổ”.

Những anh hùng bảo vệ “Chân – Thiện – Nhẫn”

Thời nay đạo đức đã khác xưa, nhưng vẫn còn đó những anh hùng kiên trì không ngừng nghỉ suốt 20 năm mưa gió. Đó chính là các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công). Họ là những con người đặc biệt, vì để bảo vệ tín ngưỡng và niềm tin mà hy sinh tính mạng, chịu bao phong ba bão táp mà ý chí không hề lay chuyển.

Đã 20 năm kể từ ngày 20/7/1999, ngày mà ĐCS Trung Quốc bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công và ép họ phải từ bỏ đức tin của mình. Suốt 20 năm qua các học viên trên toàn thế giới vẫn không ngừng phản bức hại, chỉ muốn nói với tất cả mọi người sự thật rằng Chân – Thiện – Nhẫn là tốt và cuộc bức hại này là phi lý.

Ngày 20/11/2001, có 36 học viên Pháp Luân Công người phương Tây đã đến quảng trường Thiên An Môn kháng nghị ôn hòa, cùng giơ cao tinh thần “Chân – Thiện – Nhẫn” (Ảnh: Minh Huệ)

Nguyên nhân chính của cuộc đàn áp bắt nguồn từ lòng đố kỵ của Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân. Ông Giang đố kỵ với trí tuệ và sự cao thượng của đại sư Lý Hồng Chí – Người sáng lập Pháp môn Pháp Luân Công, đố kỵ với niềm tin của các học viên Pháp Luân Công vào Chân – Thiện – Nhẫn, đố kỵ đố kỵ với tất cả những người ngay chính, khỏe mạnh nhờ học Pháp Luân Công, đố kỵ với tín ngưỡng Thần Phật mà ông ta không bao giờ có được.

Lúc bấy giờ, Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch viết: “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại… Được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”. Thế nhưng bất chấp đạo lý, vào tối 25/4/1999, ông Giang gửi một bức thư cho tất cả các ủy viên Bộ Chính trị. Trong thư viết: “Chẳng lẽ học thuyết Mác-xít của những người cộng sản, niềm tin của chúng ta vào chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô Thần lại không thể đánh bại những gì mà Pháp Luân Công đề cao hay sao?”. Bức thư này đã được in ấn và lưu hành.

Các chiến lược chính của ông Giang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công là: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. Ông Giang đã ra lệnh tiêu hủy các cuốn sách của Pháp Luân Công, phong tỏa thông tin trên Internet, và bôi nhọ Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông. Ông Giang không chỉ tịch thu tài sản cá nhân, đuổi việc và sách nhiễu việc làm của các học viên, mà còn phát động cuộc đàn áp đẫm máu đối với người tu luyện Pháp Luân Công. Các học viên bị đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, và bị mổ cướp lấy nội tạng khi họ vẫn còn sống. 

“Trong cái gọi là đức tin, sẽ có ánh sáng cho người muốn tin, và rất nhiều bóng tối để làm mờ mắt người không tin”. — Blaise Pascal

Đối diện với chính sách khủng bố và đàn áp dã man, hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp đã dũng cảm trong ngục tù, hiên ngang trước cái chết, dùng thiện lương khuất phục bạo lực, dùng sự thật phơi bày dối trá. 

Bất chấp mọi nguy hiểm trùng trùng, nhiều học viên đã kiên trì nói lên sự thật và vạch trần tội ác của chính quyền. Từ nông thôn đến đô thị tại khắp nơi, mọi người đều có thể trông thấy những biểu ngữ cùng tờ rơi giảng rõ sự thật. Hoạt động của họ khiến càng ngày càng nhiều người dân Trung Quốc Đại Lục từ chỗ hiểu lầm Pháp Luân Công chuyển sang đồng cảm và khâm phục.

Hòa cùng học viên ở đại lục, các học viên bên ngoài Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ, hóa giải những lời tuyên truyền thù hận của chính quyền Trung Quốc ở hải ngoại và kêu gọi những người chính nghĩa trên toàn thế giới hãy lên tiếng chấm dứt tội ác này.

Ngày 5/6/2002, trước Đại sứ quán Trung Quốc trên đường Portland ở London, nước Anh, một nhóm học viên ngồi tĩnh tọa thỉnh nguyện, bày tỏ nguyện vọng chính quyền đại lục sớm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Kể từ ngày đó, các học viên kiên trì kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc liên tục trong 16 năm.

Trải qua 20 năm gian khó, nhẫn chịu sự sách nhiễu và đe doạ từ chính quyền, họ đã không khuất phục mà vẫn hiên ngang tiến về phía trước bằng kháng nghị ôn hòa. Một cộng đồng người kiên định đức tin, tay không tấc sắt đã dũng cảm đối mặt với đế chế tàn ác nhất thế giới, họ đã viết nên những kỳ tích nhân gian và nhận được sự tôn trọng của thế giới. Họ thực sự là những người anh hùng kiên cường bất khuất của thời đại này.

Tự cổ chí kim, điều gì đã tạo nên những anh hùng bất khuất? Đó chính là đức tin. Tín ngưỡng sâu sắc vào Thần và Thiên ý, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của “Thiện” có thể hóa giải mọi tội lỗi và xua tan đi bóng tối. Chính tín kiên định vững như kim cương bất phá của những vị anh hùng này sẽ là hy vọng cho một thế giới đang mất dần niềm tin và đức tin.

Yên Tử

Exit mobile version