Đại Kỷ Nguyên

Dự ngôn Lưu Bá Ôn và kết cục đế chế La Mã chỉ ra cách chấm dứt bệnh dịch nhanh nhất

Lời khuyên tránh dịch bệnh của Lưu Bá Ôn và thời điểm kết thúc đại dịch ở La Mã

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Dịch viêm phổi do virus corona kiểu mới đang hoành hành ở Trung Quốc và trên thế giới, số người nhiễm bệnh và số người chết không ngừng tăng lên, các ngành các nghề rơi vào khủng hoảng trầm trọng… Làm thế nào để phòng tránh dịch và khi nào bệnh dịch mới kết thúc? Những dự ngôn và câu chuyện trong lịch sử sẽ là tham khảo hữu ích cho chúng ta. 

Tránh họa có chân ngôn

Lúc ôn dịch, chân ngôn (lời khuyên chân thật) tránh họa là gì? Trong “Lưu Bá Ôn bia ký”, quân sư nhà Minh có lời cảnh tỉnh thế nhân rằng: “Đạo Trời không phân biệt là thân thích hay không, duy chỉ lấy đạo đức mà hành xử mới có chỗ tốt”. Trong bia ký có đoạn như sau:

Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba,
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.
(…)
Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành đại thiện, gặp phải nạn này thì không tính.

Ta thấy trong bia ký nhắc nhiều lần về “thiện” như: người làm việc thiện, trên đời có người hành đại thiện… Ông cho rằng giữ gìn đức hạnh, thiện lương, đạo đức, duy trì tâm thái kính sợ trời đất… mới là con đường tránh tai họa thật sự.

Phần cuối của dự ngôn còn có một câu đố chữ thú vị, muốn giải được phải phân tích chiết tự chữ tượng hình truyền thống. Nội dung nói về ba chữ quý giá, và nếu hiểu được và hành xử theo ba chữ này thì đạo đức thăng hoa, bình an vô sự. Câu đố đó như sau:

Bảy người một đường tẩu,
Dẫn dụ đã vào khẩu,
Ba chấm cộng một câu,
Bát vương nhị thập khẩu.
Người người đều vui cười,
Ai ai cũng bình an.

“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu” (Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu – 七人一路走,引誘進了口) là chữ “chân” (眞) [1]. Bảy người là thất nhân (七人) ứng với phần trên và phần dưới của chữ “chân”. Chữ “mục” (目) trong chữ “chân”, là do ghép chữ “dẫn” (引) vào chữ “khẩu” (口). Còn phần phân cách trong chữ “chân” là cho chữ “nhất” (一) đảm nhiệm. Do đó hai câu này là nói về chữ “Chân” (眞).

“Ba chấm cộng một câu” (Tam điểm gia nhất câu – 三點加一勾). Ta tách chữ “câu” (勾) ra làm hai phần. Phần thứ nhất là bộ bao (勹), và chấm chủ (丶) (trong chữ tư – 厶 của chữ “câu”). Phần gồm bộ bao (勹) và chấm chủ (丶) tạo thành chữ nhận (刃). Phần thứ hai của chữ “câu” là móc gập, kết hợp với ba chấm sẽ ra chữ “tâm” (心). Nhận (刃) trên, tâm (心) dưới, đây là chữ “Nhẫn” (忍).

“Bát vương nhị thập khẩu” (八王二十口) là chữ “thiện” (善). Chữ “thiện” từ trên xuống dưới là do “bát” (八) lật ngược, chữ “vương” (王), chữ “nhị” (二) tách như chữ bát ngược, chữ “thập” (十) bị thiếu phần dưới và chữ “khẩu” (口) ở dưới, kết hợp lại mà thành.

Bốn câu thơ ở trên là nói về ba chữ Chân – Nhẫn – Thiện, đọc thuận hơn là Chân – Thiện – Nhẫn. Có được ba chữ quý giá này thì “Người người đều vui cười / Ai ai cũng bình an”, đây là điều mà Lưu Bá Ôn nhắn nhủ với hậu thế.

Tranh vẽ Lưu Bá Ôn (ảnh: Wikimedia Commons).

Đại ôn dịch La Mã vì sao kết thúc?

Ôn dịch ở La Mã có liên quan đến việc những Hoàng đế nơi đây bức hại các tín đồ cơ đốc. Trong “Biên niên sử”, nhà sử học La Mã cổ đại là Tacitus có ghi chép về sự tà ác của chính quyền thời đó như sau: “Trong đấu trường riêng của hoàng đế, một số tín đồ Cơ Đốc bị trùm lên da thú, để sói hoang ăn thịt khi đang còn sống; một số khác thì bị buộc chặt vào thập tự giá, bị châm lửa đốt trở thành ngọn đuốc trong đêm tối. Hoàng đế cùng đám người thưởng thức điều lạ lùng này”.

La Mã đã phát sinh bốn lần đại dịch. Lần thứ nhất khiến dân số giảm 1/3, riêng thủ đô La Mã thời bấy cư dân chết quá nửa. Đế quốc La Mã không ngừng bức hại tín đồ Cơ Đốc, ôn dịch không ngừng phát sinh. Sau bốn lần phát sinh ôn dịch, đế quốc La Mã hùng mạnh đã diệt vong.

Năm 680, người ta đã dần dần thanh tỉnh ra và bắt đầu khiển trách sự bức hại thánh đồ Cơ Đốc của kẻ thống trị, khiển trách sự suy đồi đạo đức của xã hội thời ấy. Cũng trong năm đó, người dân thành La Mã đã đem xương của Thánh Sebastian diễu hành qua các con phố, đồng thời thành kính sám hối. Từ đó đại ôn dịch ở La Mã đã biến mất.

Kỳ tích của thành La Mã đã thức tỉnh rất nhiều quốc gia xung quanh. Trong trận đại ôn dịch ở Milan (Ý) năm 1575 và Lisbon (Bồ Đào Nha) năm 1599, người dân hai nơi đó cũng diễu hành xương của Thánh Sebastian, đồng thời thành tâm sám hối, cuối cùng dịch bệnh cũng biến mất.

***

Lưu Bá Ôn khuyên người đời sau hãy hiểu được và hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn mới có thể “Người người đều vui cười / Ai ai cũng bình an”, bởi vì đây là giá trị phổ quát. Thế nào là phổ quát? Phổ quát là có tính phổ biến, rộng khắp. Làm người bình thường hay người tu hành chẳng phải ai cũng tuân theo nguyên tắc này sao? Người bình thường ngay cả muốn thành công cũng phải chân thành không hư dối, phải thiện lương biết nghĩ cho người khác, hay kiên nhẫn kiên trì với mục tiêu mình đề ra… Các ngành các nghề nếu muốn phát triển đều nên như vậy.

Trong Cơ Đốc giáo giảng về bác ái (yêu rộng khắp), Chúa Jesus còn dạy rằng: “Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình. Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời (…)” (Ma-thi-ơ 5:43-45). Ngài dạy rằng còn phải yêu cả kẻ thù nghịch mình, bởi vì khi đối xử từ bi với họ thì sự thiện lương ấy sẽ cảm hóa, quy chính được kẻ ác. Cho nên khi người dân La Mã hiểu được tín đồ Cơ Đốc là người như thế nào, họ mới sám hối và tôn kính những vị Thánh đã “tử vì đạo”. Sau đó bệnh dịch đã biến mất mà cho đến nay khoa học hiện đại không cách nào lý giải được.

Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nay, lịch sử như tấm gương để người đời sau lấy đó để cảnh tỉnh chính mình. Chính quyền Trung Quốc đàn áp người tu luyện hoặc các tín đồ, học sinh sinh viên, người cánh hữu… gây nên cái chết cho hàng chục triệu người… chẳng phải những điều này có gì đó giống với Đế quốc La Mã năm xưa bức hại tín đồ Cơ Đốc đó sao? Và virus Corona đang hoành hành ở Đại lục chẳng phải cũng rất giống với trận ôn dịch từng khiến La Mã hùng mạnh phải diệt vong đó sao?

…Nếu một ngày có ai đó nói với bạn về sự thiện lương, bác ái hay những giá trị Chân – Thiện – Nhẫn, cuộc bức hại tín đồ tôn giáo và người tu luyện của chính quyền Trung Quốc… liệu bạn có trầm tĩnh để lắng nghe một lần không? Câu chuyện năm xưa về đại ôn dịch ở La Mã có thể sẽ là tham khảo hữu ích cho sự lựa chọn của các bạn. 

Ghi chú:

[1] Chữ “chân” (眞) này là chữ “chân” cổ.

Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình

Exit mobile version