Đại Kỷ Nguyên

3 câu chuyện ý nghĩa, đọc đi đọc lại để thấy lẽ đời trong từng nhịp sống

Câu chuyện thứ nhất

Người thợ mộc chặt được một cây gỗ, anh làm ra 3 cái thùng.

Một thùng đựng phân gọi là “thùng phân”, mọi người đều tránh xa;

Một thùng đựng nước gọi là “thùng nước”, mọi người đều dùng nó;

Một thùng đựng rượu vang gọi là “thùng rượu”, mọi người cùng thưởng thức rượu ngon trong thùng.

Ba chiếc thùng giống nhau hoàn toàn từ chất liệu đến hình thức, nhưng vì chứa các vật chất khác nhau mà nhận được “sự đối xử” khác nhau. Cuộc đời cũng như vậy. Giá trị của chúng ta không nằm ở ngoại hình hay địa vị, mà là ở bên trong mỗi người.

Câu chuyện thứ hai

Báo chí đưa tin về một trường hợp trúng số độc đắc, mọi người liền đổ xô đi mua vé số với mong muốn vận may sẽ đến với mình. Nhưng khi báo đưa tin về một vụ tai nạn, trong 50 hành khách trên xe thì có 2 người mua bảo hiểm nhân thọ, mỗi người đều được bồi thường một khoản tiền rất lớn. Chắc hẳn bạn cũng đồng ý rằng họ đã mua đúng thứ cần thiết, nhưng không vì điều đó mà bạn đi mua bảo hiểm vì cho rằng rủi ro này không thể xảy ra với bạn được. Hai sự việc này đã phản ánh rõ tâm lý mâu thuẫn của con người.

Câu chuyện thứ ba

Sói đi ngàn dặm để săn mồi, ngựa đi ngàn dặm để có cỏ xanh tươi, cá để sinh tồn phải bơi ngược dòng, đến khi chết xác sẽ xuôi theo dòng nước. Có một câu nói như thế này: “Bạn thực sự mệt ư? mệt là đúng rồi, thảnh thơi là chỉ khi ta không còn sống!”

Khổ mới là cuộc sống,

Mệt mới là công việc,

Biến mới là số phận,

Nhẫn mới là tôi luyện,

Dung (bao dung) mới là trí tuệ,

Tĩnh mới là tu dưỡng,

Xả (bỏ qua) mới là có,

Tác (làm việc) mới là sở hữu!

Nếu bạn thấy mình đang quá vất vả, hãy nhắc nhở bản thân: Đoạn đường dễ đi đều là những đoạn xuống dốc, hãy cố gắng lên vì đoạn đường bạn đang đi là đoạn lên dốc!

Exit mobile version