Đại Kỷ Nguyên

Cuộc sống tràn đầy năng lượng của một bếp trưởng ở Mỹ

Mỹ

Bà Khương Vy, bếp trưởng của một nhà hàng Trung Hoa nổi tiếng ở Houston, tiểu bang Texas, Mỹ. (Ảnh: minghui.org)

Bà Khương Vy là bếp trưởng của một nhà hàng Trung Hoa nổi tiếng ở Houston, tiểu bang Texas, Mỹ. Đối với các nhà hàng Trung Hoa, nữ giới được làm bếp trưởng rất là hiếm vì công việc đòi hỏi phải chịu áp lực cao. Tuy nhiên, bà Vy lại không cảm thấy áp lực và tận hưởng cuộc sống của mình mỗi ngày.

Bà Vy đã từng chịu rất nhiều bệnh tật, bao gồm viêm mũi, các vấn đề về dạ dày, và hội chứng Ménière (bao gồm 3 triệu chứng chính: chóng mặt, điếc và ù tai có nguyên nhân từ sự rối loạn tai trong). Khi bà đến Mỹ vào năm 1993, hành lý của bà chỉ toàn là thuốc, “đối với tôi, tôi có thể sống nếu bỏ ăn, nhưng không thể không có thuốc”.

Sức khỏe của bà tệ hơn sau khi bà bắt đầu đến làm việc tại bếp của nhà hàng. Gia vị, dầu mỡ, và khói làm cho căn bệnh viêm mũi của bà nặng thêm. Thêm vào đó, thời gian ăn tối thất thường cũng khiến cho các vấn đề về dạ dày của bà trở nên ngày càng tệ. Để giảm đau, bà thường xuyên phải tì bụng vào các thùng thực phẩm lớn. Khi cảm thấy đỡ đau, bà lại trở lại làm việc tiếp.

Vào năm 1996, bà về Trung Quốc thăm cha mẹ. Bà rất ngạc nhiên khi thấy cha mẹ bà vốn có bệnh và ốm yếu, giờ đây có thể lên tầng 7 của khu chung cư bằng cầu thang mà chẳng có khó khăn gì. Thì ra, sức khỏe của cha mẹ bà cải thiện là do họ tập Pháp Luân Công.

Thấy sức khỏe cha mẹ mình thay đổi như vậy, bà Vy cũng học các bài công pháp và đọc các sách của Pháp Luân Công. Sau một thời gian, các bệnh tật của bà đều biến mất.

Các học viên Pháp Luân Công thiền định tại công viên ở Quảng Châu, Trung Quốc vào năm 1998. (Ảnh: minghui.org)

Nhờ học Pháp Luân Công, tâm tính của bà cũng trở nên ôn hòa, dễ chịu. Bà làm việc rất ăn ý với các đầu bếp tại nhà hàng, Pháp Luân Công dạy bà phải tu dưỡng tâm tính theo Chân–Thiện–Nhẫn, nhờ luôn cố gắng hành xử theo Chân–Thiện–Nhẫn nên rất nhiều va chạm giữa bà và các đồng nghiệp đều dễ dàng được giải quyết.

Có một lần, một người phụ bếp đã nấu một vài món ăn và thực khách đã than phiền về chúng. Bà Vy giải thích cho người phụ bếp đó cách nấu món ăn này cho đúng, nhưng anh ấy lại không muốn nghe. Sau đó chủ nhà hàng biết chuyện và bảo với bà rằng bà có thể cho người phụ bếp này nghỉ việc nếu thấy cần thiết, nhưng bà đã nói với chủ nhà hàng rằng bà sẽ không đuổi người phụ bếp này. Sau đó bà đã mời người phụ bếp ra nói chuyện riêng, và anh phụ bếp cũng thay đổi thái độ, vui vẻ tiếp nhận ý kiến, sau này anh phối hợp rất ăn ý với bà trong công việc.

Một lần, có một người khách không hài lòng về một món ăn được nấu bởi một đầu bếp đã làm việc ở nhà hàng này được 3 năm. Người chủ nhà hàng nói bà nấu món ăn khác, vì thế bà đã nấu một món ăn và người thực khách rất hài lòng. Tuy nhiên, khi bà nhận lương và phát hiện thấy mức lương của mình bị ít hơn hàng tháng 500 USD – hoá ra là người chủ nhà hàng đã nhầm lương của bà với người đầu bếp kia. Tuy nhiên, bà chỉ im lặng không nói gì và cho qua.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia một hoạt động của ngày Pháp Luân Đại Pháp tại quảng trường Union, thành phố New York, Mỹ vào ngày 11/5/2017. (Ảnh: Samira Bouaou / The Epoch Times)

Để giữ chân đầu bếp giỏi, chủ nhà hàng thường tặng rượu ngon cho các đầu bếp. Nhưng bà Vy tập Pháp Luân Công, bà không uống rượu và luôn từ chối những món quà này. Vài người không hiểu được bà, họ nghĩ rằng bà đã đánh mất rất nhiều cơ hội làm lợi cho bản thân. Nhưng điều này lại làm chủ nhà hàng ấn tượng. Ông nói rằng bà là bếp trưởng tốt nhất mà ông từng gặp.

Năm 2002, có lần bà đến giúp một người bạn của mình, là chủ của một nhà hàng Trung Hoa khác. Tuy nhiên, khi đang bê nồi nước sốt chua ngọt nóng hổi, bà bị vấp ngã và nước sốt nóng văng hết lên mặt của bà. Nhìn thấy vết bỏng, một người trong nhà hàng đã nói rằng gương mặt của bà vậy là hỏng rồi. Cô ấy nói bà nên đòi chủ nhà hàng bồi thường mấy trăm nghìn đô la nhưng bà đã không làm thế. Bà chỉ nghỉ ngơi ở nhà và luyện các bài công pháp Pháp Luân Công như thường lệ. Sau một tuần, vết thương của bà đã lành lại.

Mỗi ngày khi xong công việc và về đến nhà thì đã gần nửa đêm hoặc trễ hơn nhưng bà Vy không thấy mệt mỏi, bà nói rằng nhờ tập Pháp Luân Công nên bà luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày.

Băng Thanh

Xem thêm:

Exit mobile version