Chỉ có ai một thời gắn bó với Sài Gòn xưa mới nhận ra nét đẹp tinh túy trong các công trình kiến trúc, con đường, nếp sống và những khuôn mặt….
Nhắc đến Sài Gòn, người ngày nay thường liên tưởng đến các “trung tâm thương mại”, sự “năng động”, “ồn ào” và “tất bật”, những con đường vun vút lao đi từ sáng sớm đến tối khuya không ngừng nghỉ. Ấy vậy mà Sài Gòn xưa từng nức tiếng hoa lệ đệ nhất, được ưu ái ngưỡng mộ một thời với tên gọi “Hòn ngọc viễn Đông”.
Thời gian và các biến cố lịch sử đã làm cho nhiều cảnh sắc trở nên mờ nhạt, thậm chí mất dấu, nhiều “tinh hoa” của Sài Gòn xưa cũng bị tiêu hao dần theo năm tháng. Những gì còn sót lại chỉ là chút ký ức được lưu giữ trong những bộ sưu tập ghi dấu cái hồn của Sài Gòn xưa. Những cảnh sắc như: đường phố, các công trình kiến trúc và con người đã từng một thời phác họa nên Sài Gòn hoa lệ, nét đẹp đó nay đã không còn có thể tìm lại được nữa…
Những cảnh sắc làm nên Sài Gòn hoa lệ
Những con đường Sài Gòn xưa, vẫn là những hàng cây thẳng tắp, nhưng vắng vẻ và thoáng đãng, sạch sẽ khiến người ta liên tưởng tới những đại lộ ở Paris mơ mộng.
“Tứ đại mỹ nhân” Sài Thành hoa lệ từ thập niên 60-70
Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Thanh Nga, Kiều Chinh được mệnh danh là “tứ đại mỹ nhân” tài sắc vẹn toàn của Sài Thành thập niên 60-70.
Thẩm Thúy Hằng (sinh ngày 20/10/1940) là một diễn viên Việt Nam nổi tiếng. Được xem là ngôi sao sáng nhất của điện ảnh thương mại miền Nam Việt Nam giai đoạn cuối thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970, bà tham gia rất nhiều bộ phim, trong đó nhiều phim hợp tác với Mỹ, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản…
Kiều Chinh (tên khai sinh là Nguyễn Thị Chinh, sinh 3/7/1937 tại Hà Nội). Bà là nữ diễn viên nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và từng tham gia trong một số phim của Hollywood.
Trong thập niên 1960, bà cũng xuất hiện trong các bộ phim của Mỹ như A Yank in Vietnam (1964) và Operation C.I.A. (1965) (diễn chung với Burt Reynolds). Kiều Chinh là diễn viên chính và cũng là người sản xuất bộ phim về chiến tranh Người tình không chân dung (1971), cuốn phim sau này đã được tái bản và trình chiếu trong Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế tại Mỹ năm 2003.
Kim Cương: Được mệnh danh là một kỳ nữ của làng sân khấu kịch nói miền Nam lúc bấy giờ, Kim Cương không chỉ thu hút khán giả bằng tài năng diễn xuất mà còn là nhan sắc mặn mà.
Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã theo gia đình để mưu sinh bằng nghề diễn.
Thanh Nga
Nét đẹp sang trọng, quý phái và đậm chất Á Đông của bà luôn khiến những người mộ điệu phải trầm trồ khen ngợi. Thanh Nga đã được công chúng ưu ái dành tặng cho danh hiệu “nữ hoàng sân khấu”.
Năm 1978, sự ra đi bất ngờ của bà sau một vụ sát hại đã để lại niềm thương tiếc cho rất nhiều khán giả ái mộ mình.
Video Sài Gòn đón tết Canh Dần 1950:
Lễ hội đón Tết năm Canh Dần 1950 ở Sài Gòn.
Posted by Lịch sử Việt Nam qua ảnh on Friday, February 13, 2015
Hà Phương Linh
Xem thêm: