(thiếu lời dẫn….)
Ngày nọ, vị thương lái tới một khu phố bán ‘mâu’ và ‘thuẫn’. Anh ta tìm được nơi có nhiều người qua lại và đặt hàng hóa xuống.
Đầu tiên, anh ta cầm thuẫn lên và nói to với mọi người xung quanh: “Mời mọi người đến xem chiếc thuẫn nổi tiếng này! Không gì có thể địch nổi sự bền bỉ của nó. Ngay cả một chiếc mâu sắc nhọn nhất thế giới cũng không thể đâm thủng”.
Sau đó anh ta cầm mâu lên và quảng cáo: “Hãy đến xem mâu của tôi. Không gì có thể địch lại sự sắc nhọn của nó bởi nó là chiếc mâu sắc nhọn nhất trên đời. Nó có thể đâm thủng chiếc thuẫn cứng nhất thế giới”.
Nghe thấy vậy mọi người bắt đầu cười lớn. Một trong số họ hỏi vị thương lái: “Theo những gì anh nói, không gì có thể sánh được với sự sắc nhọn của chiếc mâu anh bán bởi nó có thể đâm thủng chiếc khiên cứng nhất trên đời. Và chiếc khiên của anh là chiếc khiên cứng và bền nhất, có thể chống lại bất cứ chiếc giáo nào. Nếu vậy thử lấy cái mâu của anh đâm cái thuẫn của anh thì sẽ ra sao?”
Câu thành ngữ “Tự tương mâu thuẫn” (自相矛盾 – zì xiāng máo dùn) nghĩa đen là dùng giáo đâm khiên có nguồn gốc từ câu chuyện này. Nó được viết trong cuốn sách Hàn Phi Tử, do Hàn Phi (khoảng năm 280-233 trước Công nguyên), một trong những nhà triết học đầu tiên của Trung Quốc viết.
Câu thành ngữ này có nghĩa là mâu thuẫn với chính mình. Ngày nay, người ta sử dụng câu thành ngữ để chỉ lời nói hoặc hành động của ai đó mâu thuẫn nhau ngay từ đầu và dẫn đến kết quả việc đó hoặc hành động đó là bất khả thi.
Thành ngữ tương tự trong tiếng Anh đề cập đến sự trái ngược, mâu thuẫn là “kẻ ăn mày giàu có” (“a wealthy pauper”) hoặc “tên trộm thật thà” (“an honest thief”).
Theo Epoch Times
Ánh Trăng biên tập
Xem thêm: