Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện của người phụ nữ từ ‘cọp cái’ trở thành ‘vợ hiền, mẹ tốt’

(Ảnh minh họa)

Cổ nhân có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Trong gia đình có người vợ hiền, người mẹ tốt thì thật không phong thủy nào bằng. Thế nhưng, không phải ai ngay từ khi còn là thiếu nữ đã là một cô gái đoan trang, hiền thục, biết chăm lo cho gia đình. Hác Liên là một trong số ấy. Từ thời con gái, Hác Liên đã được cả làng gọi là “Cọp cái”, nhưng điều gì đã thay đổi hẳn con người của bà? Chúng ta cùng đọc câu chuyện có thật về người phụ nữ này!

Bà Ông Hác Liên năm nay 57 tuổi, sinh sống tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Không ai có thể ngờ rằng, người phụ nữ trung niên dịu dàng, thiện lương ấy lại thường xuyên đánh người và mang biệt danh “cọp cái” trong suốt thời thanh xuân của mình.

Ngay từ khi còn là một bé gái cho tới lúc trở thành thiếu nữ đến tuổi cập kê, Hác Liên đều có một tính cách vô cùng nóng nảy, đành hanh, không sợ trời, không sợ đất; hễ có ai không vừa ý mình là Hác Hiên lập tức “động chân động tay” không một chút nề hà.

Những bạn bè cùng trang lứa đều sợ hãi mà tránh xa Hác Liên. Mỗi ngày cha mẹ của Hác Liên đều nhận được những lời “tố cáo” thường xuyên từ mọi người về việc con gái họ đã gây ra tội lỗi gì. Mỗi lần như vậy, cha mẹ của Hác Hiên không còn cách nào khác là chỉ biết tức giận, đánh đập, trách mắng và buồn bã bởi vì họ không còn cách nào để khuyên bảo được cô con gái “cứng đầu cứng cổ” của mình. Thậm chí đến cả người làng bên, cách xa vài cây số cũng biết đến tính tình ngang ngược và hỗn xược của Hác Liên, khiến cha mẹ xấu hổ vô cùng, đi đường không dám nhìn ai.

Một lần, Hác Liên đánh một bạn gái bị thương rất nặng, khiến người bạn này phải nhập viện điều trị suốt một thời gian. Cha mẹ Hác Liên vô cùng khổ sở và tốn kém rất nhiều tiền cho vụ việc này.

Cha mẹ Hác Hiên đã tức giận đến phát run cả người. Họ hận rằng đã không thể đánh chết được cô con gái ngỗ ngược của mình. Buổi tối hôm đó, Hác Liên bị cha mẹ phạt không cho ăn cơm và phải đứng cầm chiếc ghế đẩu giơ lên trên đầu. Hác Liên làm như vậy đến quá nửa đêm thì không chịu được nữa. Người cha vô cùng đau lòng, nhưng cũng đành cho con gái được đi ngủ. Ông bất đắc dĩ nói: “Một đứa con gái như con, có cho cũng không ai thèm rước!”

Câu nói ấy của cha Hác Liên quả thực rất đúng. Khi mà bạn bè đồng trang lứa đều đã yên bề gia thất thì Hác Liên vẫn không có lấy một người bạn trai nào, thậm chí không có chàng trai nào dám đến gần.

Thật vất vả, cuối cùng cũng có một chàng trai chịu lấy Hác Liên. Chàng trai này là con thứ ba trong một gia đình có ba anh em trai. Nhưng sau khi kết hôn, tính tình của Hác Liên vẫn không hề thay đổi. Bà làm xấu hổ cả gia đình chồng, từ cha mẹ, chồng, cho đến anh trai của chồng bởi vì họ có một người con dâu, chị dâu, một người vợ “không giống ai”.

Có lần, chỉ vì xích mích nhỏ mà Hác Liên còn cầm cả đòn gánh đuổi đánh anh trai chồng. Lần khác, lãnh đạo nơi chồng Hác Liên làm việc đã đối xử không công bằng với chồng bà, bà liền chạy đến tận nơi trách mắng và xông vào đánh cả vị lãnh đạo này.

Hác Liên nói: “Tôi một khi đã đánh nhau thì không biết sợ ai hết, mặc kệ vai vế, già trẻ, quyền thế cao hay thấp, tôi đều đánh mắng hết. Mọi người xung quanh biết rõ tôi hung bạo nên ai cũng sợ. Ở nhà, tôi đã nói một là một, không thể là hai. Chồng tôi hiền lành, lại biết tôi dữ dằn như vậy nên một chút bực tức cũng không dám. Khắp làng trên xóm dưới đều gọi tôi là “Cọp cái”.”

Vài năm sau ngày kết hôn, bởi vì áp lực cuộc sống, cơ thể Hác Liên bị suy nhược, nhiều loại bệnh tật cùng kéo đến. Hác Liên thường xuyên phải đến bệnh viện đến nỗi các bác sĩ ở đây đều quen mặt bà. Thời gian đó bà có chụp CT hai lần, làm nội soi đại tràng một lần, nội soi dạ dày ba lần, nói chung bà đã làm gần hết các loại xét nghiệm và kiểm tra mà bệnh viện có. Một vị bác sĩ sau khi khám cho bà đã nói: “Cô bị rối loạn chức năng thần kinh, hiện bệnh viện chưa có cách nào chữa được!”

Quá tuyệt vọng vì rơi vào đường cùng, Hác Liên tìm đến khí công sư để mong được khỏi bệnh nhưng bệnh cũng không khỏi. Bị cơn đau từ các loại bệnh tật tra tấn hàng ngày, Hác Liên cảm thấy sống không bằng chết. Từ một người phụ nữ khỏe mạnh, Hác Liên giờ đây đã trở thành người phụ nữ gầy gò, yếu ớt, từng hơi thở cũng khó khăn, thể trạng của bà giảm sút chỉ còn chưa đầy 40 kg. Không còn thiết sống trên đời vì bị bệnh tật hành hạ, Hác Liên đã hai lần uống thuốc tự tử nhưng may mắn được cứu sống.

Tháng 5 năm 1999, một người bạn đã giới thiệu cho Hác Liên về Pháp Luân Công. Không còn cách nào khác, Hác Liên đành mang theo ý nghĩ thử học Pháp Luân Công – chiếc phao cứu sinh cuối cùng. Sau chưa đầy một tháng học Pháp Luân Công, cơ thể của bà dần dần thoải mái và ăn uống cũng cảm thấy ngon miệng hơn. Sau đó không lâu, sức khỏe của Hác Liên đã gần như hồi phục, da dẻ hồng hào và đi lại nhanh nhẹn hơn. Lúc ấy, Hác Liên nói rằng: “Tôi biết nỗi đau đớn về bệnh tật mà tôi đã chịu đựng chính là tôi phải trả nghiệp lực do chính mình gây ra.”

Khi thực sự theo học Pháp Luân Công, thực hành theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, thế giới quan của Hác Liên đã thay đổi hoàn toàn. Bà thấu hiểu được những việc làm không tốt của mình trước đây, đánh người, mắng chửi người khác là việc vô cùng không đúng, không tốt.

Sau khi hiểu ra điều này, Hác Liên đã tự mình đến gặp anh trai chồng, chị dâu và những người đã từng bị bà đánh đập, chửi mắng trước đây để nhận lỗi với họ.

Nhìn vào sự thay đổi hoàn toàn của Hác Liên, hai người chị dâu của bà nói: “Ai dám nói Pháp Luân Công không tốt, tôi sẽ đến tận nơi để tranh luận đúng sai đến cùng. Không nhìn vào đâu xa, chỉ nhìn vào vợ của em trai chồng tôi thì biết. Kể từ sau khi học Pháp Luân Công, sức khỏe tốt lên, da dẻ đẹp hơn và tính cách cũng thay đổi hẳn.”

Hai người chị dâu của Hác Liên cũng nói: “Hác Liên bây giờ đã thực sự là người mẹ hiền, người mẹ tốt rồi!” Không chỉ trong gia đình mà Hác Liên còn luôn luôn chân thật, đối xử tốt và lúc nào cũng tươi cười với hàng xóm láng giềng. Những người xung quanh bà, ai nấy đều nói rằng: “Hác Liên giờ đây đã là một người hoàn toàn khác”.

Sau đó không lâu, gia đình Hác Liên phải chuyển địa điểm theo yêu cầu của địa phương. Sau khi được nhận tiền bồi thường, Hác Liên tự tính toán qua một chút và phát hiện số tiền mình nhận được thừa so mức quy định chung là 1.700 tệ (khoảng 10 triệu vnđ thời đó). Bà lập tức quay lại chỗ lĩnh tiền và nói với người trả tiền cho mình: “Anh chị xem lại hộ tôi với, số tiền bồi thường mà tôi nhận được không đúng thì phải!”

Nhân viên công vụ giận dữ nói: “Sao lại không đúng?”

Hác Liên nói: “Số tiền anh chị trả nhiều hơn số tiền mà tôi tự tính là 1.700 tệ!”

Khi Hác Liên vừa dứt lời, toàn bộ nhân viên và mọi người trong phòng đều ngẩn người và nhìn bà với ánh mắt kỳ lạ. Bởi vì họ không thể tin rằng một người nhận được nhiều hơn số tiền đáng ra họ được nhận lại tự nguyện đến trả lại khi mà không ai phát hiện ra và trong khi những người khác đều không làm như thế.

Người dân khắp làng trên xóm dưới, khi nhắc đến Hác Liên, ai ai cũng kinh ngạc và họ thường nói một câu về bà rằng: “Đúng là “Cọp cái” đã biến thành “vợ hiện, mẹ tốt”.”

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

Exit mobile version