Đại Kỷ Nguyên

Các cô gái, đừng bao giờ nói 3 câu này với mẹ chồng

Những câu chuyện không hay về “mẹ chồng nàng dâu” rất nhiều đều là do cả hai chẳng thể coi người còn lại như người thân mà đối đãi. Con dâu đôi khi chỉ qua một vài câu nói có thể khiến mẹ chồng thấy tổn thương mà thầm ấm ức trong tâm.

Cái gì có thể tránh xung đột được thì nên tránh, chỉ cần con dâu không nói 3 câu nói này, hoặc thay đổi từ ngữ một cách tinh tế, thì có thể chiếm trọn được trái tim mẹ chồng.

Rốt cuộc là 3 câu nào không nên nói ra?

“Mẹ, mẹ không hiểu…”

Khi mẹ chồng làm giúp việc nhà hoặc chăm sóc con cháu, con dâu trẻ tuổi rất dễ nói ra những câu nói như thế này…

Bạn có muốn tránh tranh chấp?

Vậy thì phải ngừng nói câu nói này lại, bởi vì câu nói này làm mẹ chồng rất đau lòng, cho dù bà ấy có thực sự không hiểu đi chăng nữa. Những đồ điện hiện đại, bà ấy không biết dùng, những phương pháp dạy dỗ con cái hiện đại bà ấy cũng chưa từng nghe qua, thế giới trong xã hội hiện đại, bà ấy cũng không hiểu…

Nhưng tất cả không có nghĩa là bà ấy không nỗ lực, không yêu thương con cháu. Khi nói “mẹ không hiểu”, bạn đã đặt mẹ chồng mình ra ngoài mọi chuyện, cũng có nghĩa là nói với bà ấy rằng: “Mẹ đã không biết thì đừng tham gia vào!” 

Ảnh: Shutterstock.

“Con trai, con gái cưng của mẹ…”

Nhiều nàng dâu mới làm mẹ, vì yêu thương con mình mà vô tình nói những lời này trước mặt mẹ chồng hay là những câu như: “Con trai của mẹ hôm nay thế nào?”.

Thay vào đó bạn có thể nói: “Cục cưng nhà ta hôm nay thế nào?” Một mặt bạn có thể gọi con mình một cách ngọt ngào, mặt khác làm mẹ chồng nghe được cũng không chạnh lòng: “Cái gì mà con trai tôi, con trai tôi, cục cưng vẫn là cháu đích tôn của nhà ta cơ mà”.

Gọi “con trai/con gái của mẹ” cũng không có gì sai nhưng rất dễ khiến mẹ chồng bạn cảm thấy có nguy hiểm. Dường như đứa trẻ không hề liên quan đến ông bà nội. Trong mối quan hệ mẹ chồng con dâu, những câu nói như thế này rất dễ gây ra mâu thuẫn. Vì vậy có thể đổi cách nói thành: “Cháu trai ngoan của bà…”

Nói với chồng: “Mẹ anh…”

Cho dù mẹ đẻ của bạn có rộng lượng và khoan dung với bạn nhiều như thế nào đi nữa, trước mặt mẹ chồng cũng đừng có bất cứ so sánh nào.

Khi đang nói chuyện với chồng, có lúc bạn không cẩn thận nói thành “mẹ anh…” thế này, thế khác. Cho dù bạn không cách nào xem mẹ chồng như mẹ ruột, mẹ chồng cũng không thể nào xem bạn như con gái ruột, nhưng khi bà ấy nghe được những lời này cũng sẽ có chút chạnh lòng.

Cuối cùng, lời nói: “Mẹ anh” thực ra biểu thị thái độ: “Đây là mẹ anh, không phải mẹ em, đừng hy vọng em đối đãi với mẹ anh như mẹ ruột”.

Như thế, không biết từ lúc nào, bạn sẽ nhìn thấy nét mặt mẹ chồng không vui và trong tâm lại càng đem so sánh mẹ chồng với mẹ ruột. Khi đã tâm phân biệt ngày càng khắc sâu và nặng nề, tự bạn đã vẽ lằn ranh ngăn cách với mẹ chồng rồi, sao có thể trong mọi cư xử đều chân thành và cung kính đây?

Để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở nên khăng khít, bạn có thể đổi cách gọi thành “mẹ chúng mình”, “mẹ mình”, hoặc là “mẹ” thôi, như thế không chỉ mẹ chồng vui mà chồng bạn cũng vui.

Ảnh: Shutterstock.

Dù là trăm nghìn lời khuyên, cuối cùng cũng phải là trong tâm bạn có thể đối đãi với mẹ chồng như người thân. Trước khi trách mẹ chồng sao thiên vị, đối xử bất công với mình, thì bản thân ta cũng phải không phân biệt mẹ chồng hay mẹ mình. Kính trọng, nâng niu, chăm sóc và trân quý lời người lớn là điều nên làm dù đó là ai đi chăng nữa. Đây lại là mẹ của người đàn ông mình đã lựa chọn sẽ gắn bó cả đời, hiếu thuận cũng là điều đứng đầu trăm điều thiện, nó đâu có phân biệt cha mẹ mình hay cha mẹ chồng. Điều nên làm thì phải làm thôi, không thể chối từ, dùng tâm thái phóng khoáng, bao dung, nhẹ nhõm mà đối đãi sẽ bớt gánh nặng cho bản thân, cũng lại cho người một cơ hội để mở rộng lòng với mình.

Ngọc Linh
Theo Cmoney

Exit mobile version