Đại Kỷ Nguyên

Bảng xếp hạng mười quan tham hàng đầu của ĐCSTQ tính bằng tiền tỷ

Kể từ Đại hội 18 của ĐCSTQ, đã có ít nhất 115 quan chức tham nhũng dính líu đến vụ án liên quan đến hơn trăm triệu nhân dân tệ, số tiền và số lượng quan tham thuộc hàng lớn nhất thế giới. Sau đây là danh sách mười quan chức tham nhũng hàng đầu. (Do “Trăm Năm Chân Tướng” cung cấp)

Khi nói đến các quan tham trong ĐCSTQ, mọi người đều cho rằng đó là một chủ đề quá đỗi “bình thường”, bởi vì hiện nay nó đã gần đạt đến mức “không quan nào không tham nhũng”. Nhưng rốt cuộc tham nhũng đến mức độ nào? 

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến với “Trăm Năm Chân Tướng”!

Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, kể từ sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, đã có ít nhất 115 quan tham liên quan đến những vụ án tham nhũng hơn 100 triệu nhân dân tệ; số tiền và số lượng quan tham là lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, trong đó còn chưa bao gồm: Từ Tài Hậu, cựu Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Quách Bá Hùng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Trương Dương, nguyên Chủ nhiệm Ban Công tác Chính trị của Quân ủy Trung ương; Bàng Phong Huy, tham mưu trưởng Bộ tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương. ĐCSTQ không dám công bố số tiền tham nhũng của họ, khả năng số tiền tham nhũng của họ là không thể tính bằng “100 triệu nhân dân tệ”.

Trong tập này, chúng tôi sẽ lập danh sách mười quan tham hàng đầu dựa trên dữ liệu của chính ĐCSTQ. Số liệu mà ĐCSTQ đưa ra khẳng định là đã bị thu nhỏ lại, nhưng nó vẫn khiến nhiều người choáng váng. Không nói nhiều, chúng ta hãy đi vào danh sách:

Vị trí đầu tiên: Lý Kiến Bình, tham nhũng 3,069 tỷ nhân dân tệ

Lý Kiến Bình chức quan không lớn, ông ta từng là Bí thư Ban Công tác đảng của Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot Nội Mông, nhưng vụ án của ông ta được gọi là “vụ án lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống tham nhũng của Nội Mông”.

Tổng số tiền tham nhũng của Lý Kiến Bình do tòa án ĐCSTQ xác định là 3,069 tỷ NDT, trong đó 1,437 tỷ NDT tham ô, 577 tỷ NDT nhận hối lộ, và lạm dụng công quỹ 1,055 tỷ NDT.

Ngày 27/9/2022, Lý Kiến Bình bị kết án tử hình và quyết định chấp hành.

Theo báo cáo của “Tuần san Tin tức Trung Quốc” vào ngày 16/8/2021, một người thân cận với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Khu tự trị Nội Mông ở Hohhot tiết lộ, rằng khi Lý Kiến Bình bị đưa đi điều tra, các nhân viên điều tra đã tìm thấy năm hoặc sáu hộ chiếu trong văn phòng của ông ta. Trong tháng đầu tiên khi bị bắt đi, ông ta từ chối giải thích vấn đề, nhưng sau đó ông ta suy sụp tinh thần, cuối cùng cũng buông tay.

Người nắm rõ vấn đề cho biết: “Lý Kiến Bình có vòng quan hệ rộng. Năm 2005, tôi nghe nói ông ta thường chơi mạt chược với một số lãnh đạo cấp tỉnh, cấp bộ tại nhà. Sau khi bị bắt lần này, một số quan chức cấp sở trở lên đã thú nhận.”

Vị trí thứ hai: Lại Tiểu Dân, tham nhũng 1,813 tỷ nhân dân tệ

Lại Tiểu Dân là cựu chủ tịch Công ty quản lý tài sản Hoa Dung, một doanh nghiệp trung ương của ĐCSTQ, đã nhận hối lộ 1,788 tỷ NDT, và tham ô 25,13 triệu NDT.

Pháp viện phát hiện, rằng trong số 22 sự kiện nhận hối lộ, 3 trường hợp trị giá hơn 200 triệu NDT, 400 triệu NDT và 600 triệu NDT, và 6 trường hợp còn lại đều trên 40 triệu NDT.

Vào ngày 5/1/2021, Lại Tiểu Dân bị Pháp viện Trung cấp số 2 Thiên Tân kết án tử hình và quyết định xử tử ông ta. Lại Tiểu Dân bất phục, đệ đơn kháng cáo. Vào ngày 21/1, Pháp viện Tối cao Thiên Tân đã bác bỏ đơn kháng cáo và giữ nguyên phán quyết ban đầu. Vào ngày 29/1, Lại Tiểu Dân bị xử tử hình.

Từ phiên tòa đầu tiên đến khi thi hành án tử hình chỉ mất chưa đầy một tháng. Lại Tiểu Dân là quan chức tham nhũng bị xử tử nhanh nhất kể từ Đại hội 18 của ĐCSTQ.

Vào tháng 1 năm 2020, bộ phim chuyên đề “Giám sát quốc gia” do CCTV phát sóng có đề cập rằng Lại Tiểu Dân đã mua riêng một ngôi nhà ở một khu dân cư nào đó ở Bắc Kinh, trong đó chứa nhiều két sắt, chuyên môn để cất giấu tiền ăn trộm. Ông ta yêu cầu những người đưa hối lộ chỉ dùng tiền mặt để tránh bị lộ, sau khi nhận được tiền, ông ta tự mình lái xe đến đó, và cố tình chạy vài vòng trên đường để ngăn chặn bất kỳ ai theo dõi. Ông ta và một số người thân cận thường gọi ngôi nhà này là “siêu thị”.

Sau khi Lại Tiểu Dân bị hạ bệ, lực lượng đặc nhiệm đã thu giữ hơn 200 triệu nhân dân tệ tiền mặt từ “siêu thị”. Lại Tiểu Dân tuyên bố rằng số tiền trong đó, ông ta “không tiêu một xu”.

Vị trí thứ ba: Thái Quốc Hoa, tham nhũng 1,19 tỷ nhân dân tệ

Thái Quốc Hoa là cựu chủ tịch của Ngân hàng Hằng Phong. Vào ngày 27/8/2021, ông ta bị kết án tử hình với ân hạn hai năm vì năm tội danh bao gồm tham nhũng và hối lộ; sau khi được ân giảm xuống vô thời hạn, ông ta bị kết án tù chung thân.

Thái Quốc Hoa bị buộc tội tống tiền và nhận hối lộ 1,18 tỷ NDT, tham ô hơn 10,18 triệu NDT.

Theo một số báo cáo của phương tiện truyền thông Trung Quốc, Thái Quốc Hoa đã tiêu hơn 300 triệu NDT cho tiêu dùng cá nhân trong gần 4 năm làm chủ tịch, trung bình 40 vạn nhân dân tệ mỗi ngày. Những chi phí nào phải trả? Chẳng hạn, gia đình ông ta thuê vệ sĩ với giá 54 vạn tệ, chi phí sinh hoạt gia đình 1,427 triệu tệ, áo khoác hàng hiệu hơn 40 ngàn tệ cho con gái, và đồ nội thất bằng gỗ gụ trị giá 8,218 triệu tệ. Ngân hàng Hằng Phong trực tiếp trở thành cỗ máy rút tiền cá nhân của ông ta.

Thái Quốc Hoa cũng nhiều lần dùng công quỹ thuê chuyên cơ Falcon 7X để mua hàng xa xỉ ở nước ngoài. Có những bức ảnh cho thấy chiếc thắt lưng Stefano Ricci mà ông ta sử dụng được đánh dấu bằng mặt khóa thắt lưng hình đầu đại bàng làm bằng vàng nguyên chất, giá là 218 ngàn tệ.

Vị trí thứ tư: Trương Trung Sinh, 1,17 tỷ nhân dân tệ

Vào ngày 28/3/2018, Trương Trung Sinh, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Lã Lương và Phó Thị trưởng tỉnh Sơn Tây, đã bị Pháp viện Trung cấp thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây kết án tử hình vì tội tống tiền và nhận hối lộ 1,04 tỷ nhân dân tệ, ngoài ra còn có tài sản khổng lồ 130 triệu nhân dân tệ khác không giải trình được nguồn gốc hợp pháp.

Nhưng cuối cùng, Trương Trung Sinh không bị xử tử. Vào ngày 29/10/2021, Pháp viện cấp cao tỉnh Sơn Tây đã đưa ra phán quyết sơ thẩm đối với đơn kháng cáo của Trương Trung Sinh, và bản án được chuyển thành án tử hình treo, sau đó án tử hình treo được giảm xuống tù chung thân.

Tại sao Trương Trung Sinh bị kết án tử hình với ân xá?

Theo báo cáo của CCTV, Dương Hồng, phó chánh án Pháp viện tối cao tỉnh Sơn Tây, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên, rằng có hai lý do chính:

Đầu tiên là “Trương Trung Sinh đã tích cực báo cáo manh mối về một vụ tội phạm hối lộ lớn liên quan đến một lãnh đạo tỉnh ở Sơn Tây, điều này đã được xác minh là đúng trong phiên tòa thứ hai. Tội phạm được báo cáo có ảnh hưởng lớn đến tỉnh và thậm chí cả nước, và cấu thành việc lập công lớn”;

Thứ hai là “Người nhà của Trương Trung Sinh đã tích cực hợp tác với cơ quan tư pháp trong việc thu hồi bất động sản và chỗ đậu xe liên quan đến một vụ án ở Hồng Kông, và phần lớn tang vật đã được thu hồi.”

Về số tiền liên án của Trương Trung Sơn, có người đã tính toán: Ngay cả khi ông ta vứt bỏ 130 triệu nhân dân tệ tài sản không rõ nguồn gốc, chỉ tống tiền và nhận hối lộ, thì trung bình mỗi ngày trong 16 năm cũng kiếm được gần 18 vạn nhân dân tệ.

Thành phố Lã Lương, nơi Trương Trung Sinh sinh sống trước đây, nằm ở phía tây trung tâm tỉnh Sơn Tây, là một trong 14 khu vực bần khốn trong toàn quốc, từng được gọi là “nghèo nhất trong nghèo, bần nhất trong bần”.

Vị trí thứ năm: Tôn Đức Thuận, tham nhũng 979 triệu nhân dân tệ

Theo phim truyện “Zero Tolerance” của CCTV, Tôn Đức Thuận đã làm việc trong ngành ngân hàng hơn 40 năm, ông ta là người duy nhất trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc có xuất phát điểm là nhân viên thu ngân ở cấp thấp nhất của chi nhánh ngân hàng, và từng bước từng bước trưởng thành quan chức cấp cao, chủ tịch hội sở chính của một ngân hàng nhà nước.

Đặc điểm của việc Tôn Đức Thuận nhận hối lộ là ông ta không nhận tiền mặt. “Ông ta cho rằng việc thu tiền mặt là quá thấp, quá đơn giản và thô thiển”, vì vậy ông ta sử dụng “công ty bóng tối” và các thủ đoạn tài chính để hoàn thành việc chuyển giao lợi ích, “mức độ chuyên nghiệp hóa, trình độ phức tạp là khá hiếm thấy.”

Tôn Đức Thuận đã sắp xếp hai cấp dưới cũ làm người đại lý để mở hai công ty nền tảng đầu tư. Hai công ty này là đội ngũ kinh doanh nòng cốt của ông ta. Xuống dưới, còn có tầng tầng các “công ty bóng tối”. Những “công ty bóng tối” này được lồng vào nhau từng lớp, qua lại với nhau và cuối cùng chiếm được lợi nhuận phi pháp gần 1 tỷ nhân dân tệ.

Vào ngày 22/2/2022, Pháp viện Nhân dân Trung cấp Tế Nam đã mở phiên tòa xét xử vụ án tham hủ của Tôn Đức Thuận, Tôn bị buộc tội nhận hối lộ hơn 979,5 triệu NDT.

Vị trí thứ sáu: Triệu Chính Vĩnh, tham nhũng 717 triệu nhân dân tệ

Triệu Chính Vĩnh là cựu Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây và là một trong những nhân vật đại biểu của án tham nhũng của Tỉnh ủy và Chính quyền tỉnh Thiểm Tây.

Vì nhận hối lộ 717 triệu nhân dân tệ, vào ngày 31/7/2020, Triệu Chính Vĩnh đã bị Pháp viện Trung cấp số 1 Thiên Tân kết án tử hình với ân hạn 2 năm, sau khi ân xá giảm xuống vô thời hạn, ông ta bị kết án tù chung thân.

Học giả đại lục Vu Kiến Vanh đã làm một số tính toán: “Một bí thư tỉnh ủy đã biển thủ 717 triệu nhân dân tệ. Đây là khái niệm gì vậy? Năm 2020, tiêu chuẩn nghèo ở tỉnh Thiểm Tây là 3.070 nhân dân tệ, cũng chính là nói, số tiền này có thể giúp 233.000 người thoát nghèo.”

Cũng có người tính toán: Năm 2019, thu nhập bình quân hàng năm của người dân Thiểm Tây là 48.000 NDT. Số tiền mà  Triệu Chính Vĩnh nhận hối lộ tương đương với thu nhập hàng năm của 14.938 người dân Thiểm Tây. Có huyện Phật Bình ở dãy núi Tần Lĩnh, thu nhập cả năm 2019 chỉ là 1 tỷ nhân dân tệ. Nói cách khác, hơn một nửa thu nhập hàng năm của huyện Phật Bình đã bị Triệu Chính Vĩnh lấy đi.

Vị trí thứ bảy: Tôn Lực Quân, tham nhũng 646 triệu nhân dân tệ

Vào ngày 23/9/2022, Tôn Lực Quân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, đã bị Pháp viện Trung cấp Trường Xuân kết án tử hình vì tội nhận hối lộ 646 triệu nhân dân tệ, với thời hạn hai năm và tù chung thân sau khi được ân xá xuống vô thời hạn.

Theo phim truyện “Không dung nhẫn” của CCTV, Tôn Lực đã nhận hối lộ hơn 90 triệu NDT từ Vương Lập Khoa, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh.

Vào ngày 30/9/2021, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã đưa ra một báo cáo về việc khai trừ đảng tịch và chức vụ công của Tôn Lực Quân, nêu rõ: “Dã tâm chính trị bành trướng cực độ, phẩm chất chính trị cực kỳ ác liệt”; “Vì để thực hiện mục tiêu chính trị cá nhân, không từ thủ đoạn, thao túng quyền lực, trong nội bộ đảng kết bè kết cánh, lập bang kết phái, vun vén thế lực cá nhân, hình thành tập đoàn lợi ích, lập bọn ý thế khống chế các bộ phận trọng yếu, nghiêm trọng phá hoại đoàn kết thống nhất trong nội bộ đảng, gây nguy hại nghiêm trọng an toàn chính trị.”

Trong 7 thành viên của “Băng nhóm chính trị Tôn Lực Quân”, có 4 kẻ đã tham ô hàng trăm triệu NDT, đó là: Tôn Lực Quân, 646 triệu NDT; Vương Lập Khoa, 440 triệu NDT; Phó Chính Hoa, 117 triệu NDT; và Lưu Ngạn Bình, với 234 triệu NDT.

Vị trí thứ tám: Dương Thành Lâm, tham nhũng 605 triệu nhân dân tệ

Vào ngày 21/12/2018, Dương Thành Lâm, cựu Chủ tịch Ngân hàng Nội Mông, đã bị kết án tử hình với ân hạn hai năm, sau khi ân xá được giảm xuống vô thời hạn, ông ta bị kết án tù chung thân.

Pháp viện nhận định, một mình Dương Thành Lâm hoặc cùng với con trai Dương Hải và tình nhân Trương Đình, đã tống tiền và nhận hối lộ hơn 307 triệu nhân dân tệ, tham ô công quỹ 6,28 triệu NDT, thông đồng với Dương Hải và những người khác lạm dụng 292 triệu NDT tiền công quỹ;

Con trai của Dương Thành Lâm là Dương Hải bị kết án 19 năm tù, và tình nhân của ông ta là Trương Đình bị kết án 5 năm tù.

Vị trí thứ chín: Lý Văn Hỉ, tham nhũng 546 triệu nhân dân tệ

Lý Văn Hỉ, cựu Sở trưởng Công an tỉnh Liêu Ninh, là con hổ đầu tiên bị ngã ngựa vào năm 2021. Ông ta đã phụ trách Sở Công an tỉnh Liêu Ninh gần 9 năm.

Vào ngày 7/7/2022, Lý Văn Hỉ, 72 tuổi, hầu tòa tại Pháp viện Trung cấp thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông. Lý Văn Hỉ bị buộc tội nhận hối lộ 546 triệu NDT ừ năm 2004 đến năm 2021, bình quân tham nhũng hơn 32 triệu NDT mỗi năm, và hơn 8 vạn NDT mỗi ngày.

Vị trí thứ mười: Đổng Hoành, tham nhũng 463 triệu nhân dân tệ

Vào ngày 28/1/2022, Đổng Hoành, cựu Phó tổ trưởng Tổ Kiểm tra Trung ương, đã bị Pháp viện Trung cấp Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, kết án tử hình vì tội nhận hối lộ 463 triệu NDT, với thời gian ân xá chấp hành là hai năm.

Trong số mười quan chức tham nhũng hàng đầu được đề cập ngày nay, Đổng Hoành rất có tính đại biểu. Ông ta là cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và là thư ký cấp cao của “Đội trưởng đả hổ” Vương Kỳ Sơn của Tập Cận Bình. Từ tỉnh Quảng Đông đến tỉnh Hải Nam, rồi từ Bắc Kinh đến Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Đổng Hoành luôn đi theo Vương Kỳ Sơn.

Vương Kỳ Sơn, lãnh đạo tối cao của cơ quan lãnh đạo chuyên môn chống tham nhũng tối cao của ĐCSTQ, lại bị bao vây bởi các quan chức tham nhũng, còn chưa kể đến các quan chức khác của ĐCSTQ.

Mời quý vị xem video gốc tại đây

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version