Đại Kỷ Nguyên

Bài viết đặc biệt: Sự thật đằng sau việc Shen Yun và trường Phi Thiên bị khởi kiện tại Hoa Kỳ

Vào ngày 25 tháng 11 năm 2024, cựu sinh viên của Phi Thiên, cô Trương Quân Cách, đã đệ đơn kiện Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, Đại học Phi Thiên, Học viện Nghệ thuật Phi Thiên cùng tám tổ chức và cá nhân khác.

Từ giữa tháng Sáu năm nay, Trương Quân Cách đã tiếp nhận phỏng vấn của nhiều kênh truyền thông cá nhân khác nhau. Tờ The New York Times cũng đã hai lần trích dẫn lời của cô Trương trong các bài viết công kích Shen Yun. Vì những phát biểu của cô Trương trên những phương tiện truyền thông nói trên hoàn toàn không đúng sự thật, nên với vai trò là người trong cuộc, ông Chương Thiên Lượng đã hai lần đăng bài viết dài trên Twitter để làm rõ, và đưa ra bằng chứng như các bản ghi phỏng vấn và hồ sơ liên quan đến thông tin của cô Trương. Ngoài ra, giảng viên Tiên Duyên của Học viện Nghệ thuật Phi Thiên cũng đã quay video để bác bỏ các thông tin sai lệch của cô Trương. Tuy nhiên, cô Trương vẫn phớt lờ những sự thật này và không có bất kỳ động thái đính chính hay đưa ra lời xin lỗi nào.

Trong vòng nửa năm qua, The New York Times đã đăng sáu bài viết liên quan đến Pháp Luân Công, Shen Yun, Đại học Phi Thiên và Học viện Nghệ thuật Phi Thiên với nhiều nội dung dựa trên việc cắt xén thông tin và cố ý gây hiểu lầm cho độc giả. Mặc dù phía Shen Yun đã nhiều lần lên tiếng làm rõ, nhưng The New York Times vẫn tiếp tục lặp lại những luận điệu tương tự.

I. Nguồn gốc vụ kiện và những sự trùng hợp khó tin

Trong vụ kiện này, có một sự trùng hợp khó tin. Hy vọng độc giả sau khi đọc xong có thể tự đưa ra kết luận cho mình:

1. Sự thống nhất cao độ trong lời nói và hành động: Một YouTuber từng phỏng vấn Trương Quân Cách nhiều lần tuyên bố rằng mục tiêu của mình là hủy hoại hoàn toàn Shen Yun và Pháp Luân Công, cô Trương cho rằng “buôn người” và “luật lao động” là những phương pháp hiệu quả nhất để tấn công Shen Yun. Đồng thời, trong bài báo của The New York Times cũng cho biết, họ đã chủ động liên hệ với Bộ Lao động New York, từ đó mới dẫn đến việc bộ này điều tra Đoàn Nghệ thuật Shen Yun. Mà những cáo buộc chủ yếu trong vụ kiện của Trương Quân Cách đối với Shen Yun và Phi Thiên cũng dựa trên hai điều luật này.

2. Khả năng hoạt động xã hội đột ngột tăng lên: Trong đơn kiện, Trương Quân Cách thừa nhận rằng trình độ văn hóa và tiếng Anh của cô rất kém. Điều này rõ ràng không thể đổ lỗi cho giáo dục tại Phi Thiên, bởi lẽ nhiều học sinh tốt nghiệp trung học tại đây đã được nhận vào các trường thuộc Ivy League (các trường thuộc Ivy League được xem là những trường có uy tín nhất trên thế giới), và sinh viên tốt nghiệp đại học tại đây thậm chí còn tiếp tục học tập tại trường Luật và nhận được chứng chỉ hành nghề luật sư. Tuy nhiên kết quả học tập của cô Trương thực sự không tốt, từ trình độ tiếng Anh cho đến hiểu biết về nước Mỹ và kiến thức pháp luật đều rất hạn chế. Hiện chưa rõ tình hình tài chính của cô, nhưng việc cô có thể từ Đài Loan vượt qua đại dương để khởi kiện Shen Yun và Phi Thiên, đồng thời thuê luật sư từ ba địa phương khác nhau – Washington D.C., Philadelphia, và Chicago – khiến người ta không khỏi nghi ngờ liệu có ai đứng sau hỗ trợ cô thực hiện việc này. Đặc biệt, cô còn đệ trình một vụ kiện tập thể (Class Action). Dựa vào một mình cá nhân cô, làm sao có thể có năng lực hoạt động xã hội và tiềm lực tài chính như vậy? Đây thực sự là một dấu hỏi lớn.

3. Sự phối hợp về mặt thời gian: Đơn kiện của Trương Quân Cách được đệ trình vào ngày 25 tháng 11. Mà cùng ngày vào lúc 9:37 sáng, ông Chương Thiên Lượng, một trong những người bị kiện đã nhận được email từ phóng viên của The New York Times yêu cầu ông đưa ra bình luận. Tuy nhiên, khi ông vẫn chưa kịp đọc hết 68 trang đơn kiện, thì vào lúc 12:37 trưa, The New York Times không chỉ đã đọc xong, mà còn đăng tải một bài báo dài bảy trang liên quan đến vụ kiện. Rõ ràng là The New York Times và Trương Quân Cách đã duy trì mối liên hệ chặt chẽ và kết nối liên tục với nhau, rất có thể họ đã chuẩn bị sẵn các bài viết liên quan từ trước.

4. Thái độ thay đổi đột ngột: Trương Quân Cách khẳng định cô từng bị ép buộc và ngược đãi, nhưng trước đây cô đã tự nguyện đăng ký học nghiên cứu sinh tại Đại học Phi Thiên với hy vọng có thể tiếp tục ở lại Phi Thiên và Shen Yun. Trong vòng ít nhất ba năm kể từ khi rời khỏi Phi Thiên và Shen Yun, trong một hoàn cảnh hoàn toàn không bị ràng buộc, cô vẫn nhiều lần bày tỏ lòng cảm kích đối với sự đào tạo của Đại học Phi Thiên và các giáo viên tại đây. Tuy nhiên, đến đầu năm 2024, thái độ của cô bất ngờ thay đổi 180 độ. Trong đó có một sự kiện quan trọng được cô tiết lộ trong cuộc phỏng vấn, là việc cô cùng chồng đến Trung Quốc đại lục thăm Học viện Múa Bắc Kinh và Thượng Hải. Điều này đặt ra nghi vấn hợp lý rằng: cô có thể đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bởi vì sau đó cô đã nêu câu hỏi trong cuộc phỏng vấn: “Liệu việc thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công có thật hay không?” Vấn đề “thu hoạch nội tạng sống” là một tội ác chống lại nhân loại nghiêm trọng, đã được chứng minh trên các phương tiện truyền thông, qua các báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, lời khai tại Quốc hội, và các dự luật liên quan.

II. Vai trò của The New York Times trong việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công

1. Báo cáo của The New York Times chứa đựng nhiều vấn đề, ví dụ như hiện tượng “mẫu thiên lệch” (Biased Sample). Những người được phỏng vấn hầu hết là các cựu sinh viên đã rời khỏi Phi Thiên và mang tâm lý bất mãn. Trong số mười cựu sinh viên được phỏng vấn, có một người từng bị xử lý kỷ luật nghiêm trọng, ba người bị đuổi học, một người có mối liên hệ công khai với Học viện Múa Bắc Kinh. Cho nên những người được phỏng vấn này rõ ràng có thành kiến đối với Phi Thiên và Shen Yun. Trên thực tế, tỷ lệ sinh viên bị xử lý kỷ luật hoặc đuổi học tại Phi Thiên rất thấp. Vì đây là một trường học mang tính chất tôn giáo, Phi Thiên luôn cố gắng đối xử với sinh viên bằng thiện chí lớn nhất. Do đó việc chọn những đối tượng này để phỏng vấn cho thấy tờ báo đang cố ý gây hiểu lầm và làm sai lệch thông tin đến độc giả.

2. Trong bài báo của The New York Times, mười cựu sinh viên này đưa ra 90% đánh giá tiêu cực về trường Phi Thiên. Điều này không thể giải thích tại sao Phi Thiên lại phát triển ổn định từ cấp trung học, đại học đến sau đại học, với số lượng sinh viên ngày càng tăng. Phi Thiên đã tổng hợp hàng ngàn phản hồi của sinh viên về các khóa học trong năm năm qua, và có đến 98% sinh viên đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng “giáo viên tôn trọng và đối xử công bằng với mỗi sinh viên”.

3. Bài phỏng vấn của The New York Times tiếp tục thể hiện thành kiến bấy lâu đối với Pháp Luân Công. Ví dụ, trong bài viết ngày 16 tháng 8 có tiêu đề “Những điều bạn cần biết về phong trào Pháp Luân Công”, tờ báo đã trích dẫn ý kiến của ông Thái Trung Tăng, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Trường Luật Đại học Yale rằng: “Không có bằng chứng cho thấy có việc hành quyết có hệ thống nhắm vào các học viên Pháp Luân Công nhằm mục đích thu hoạch nội tạng”. Tuy nhiên, bài viết lại hoàn toàn phớt lờ hoặc từ chối tiết lộ ba sự thật cơ bản.

(3.1) Nhiều báo cáo truyền thông, báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các cuộc điều tra độc lập từ bên thứ ba và ngay cả các phán quyết của tòa án đều đã xác nhận tính xác thực của việc thu hoạch nội tạng sống. Thậm chí, vào ngày 25 tháng 6 năm 2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Dự luật “Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công”. Dự luật này yêu cầu Hoa Kỳ ngăn chặn hành vi thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm do chính quyền ĐCSTQ hậu thuẫn, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người tham gia hoặc hỗ trợ các hành vi này tại Trung Quốc.

(3.2) Trung tâm Trung Quốc của Đại học Yale được đặt theo tên của Thái Trung Tăng sau khi nhận khoản tài trợ trị giá 30 triệu USD từ Thái Sùng Tín, Phó Chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba. The New York Times đã không tiết lộ mối liên hệ mờ ám giữa “Trung tâm Trung Quốc” này và ĐCSTQ.

(3.3) Phóng viên thường trú tại Trung Quốc của The New York Times, Didi Kirsten Tatlow, trong một lời khai làm chứng đã tiết lộ rằng bà không thể tiếp tục đưa tin về việc thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ do áp lực từ tòa soạn. Yêu cầu của bà về việc mở rộng phạm vi đối tượng thu hoạch nội tạng từ tù nhân tử hình sang cả tù nhân lương tâm đã bị các biên tập viên phớt lờ và từ chối.

(3.4) The New York Times không tiết lộ rằng tác giả chính của bài báo công kích Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, Hồng Thiên Thiên, là con gái của Hồng Triều Huy, người từng giữ chức “Ủy viên danh dự hải ngoại” của Hội Lưu học sinh Âu – Mỹ tại Trung Quốc. Hội này trực thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, là cơ quan chịu trách nhiệm về việc thâm nhập và thu thập thông tin tình báo ở hải ngoại của ĐCSTQ. Tổ chức này đã nhận được những lời chúc mừng từ các lãnh đạo ĐCSTQ từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cho đến Tập Cận Bình cùng với sự hỗ trợ tài chính từ các cơ quan tình báo. Năm 2023, Tập Cận Bình còn đặc biệt viết thư chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập “Hội Lưu học sinh Âu – Mỹ”. Sau khi mối quan hệ giữa Hồng Thiên Thiên và Hồng Triều Huy được truyền thông hải ngoại chú ý và công bố, truyền thông nội địa Trung Quốc đã ngay lập tức xóa các bài viết liên quan. Nếu không có sự điều phối từ các cơ quan như Ban Tuyên truyền Trung ương hoặc Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, thì việc rất nhiều trang web truyền thông trong nước phối hợp đồng loạt chỉ vì một phóng viên của The New York Times là điều gần như không thể xảy ra.

(3.5) Năm 2001, Arthur Sulzberger Jr., khi đó là người phát hành của The New York Times, cùng với một số biên tập viên và phóng viên đã có cơ hội gặp gỡ Giang Trạch Dân, và thiết lập mối quan hệ đặc biệt với kẻ độc tài này. Chỉ trong vài ngày, chính quyền ĐCSTQ đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa trang web tiếng Trung của The New York Times. Mặc dù một số nội dung của tờ báo vẫn có thể bị kiểm duyệt, nhưng phần lớn nội dung của trang web này đã được truy cập từ Trung Quốc đại lục. Kể từ đó, các bài báo của The New York Times về Pháp Luân Công hầu như lặp lại các luận điệu công kích Pháp Luân Côngcủa chính quyền ĐCSTQ.

III. Hệ thống kế hoạch của ĐCSTQ nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công ở nước ngoài

Theo một tài liệu được Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công(WOIPFG) nhận được vào năm 2021 cho thấy ĐCSTQ đã thành lập một hệ thống phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ An ninh Quốc gia, quyết định bổ nhiệm Ngô Tú Hoa làm giám đốc “Văn phòng Công tác chống Pháp Luân Công ở Bắc Mỹ”. Theo đó, Bộ Công an và Bộ An ninh Quốc gia có một cơ quan liên ngành mang tên “Văn phòng Liên hợp chống Pháp Luân Công”. Tương tự, Tòa án tối cao và Viện Kiểm sát tối cao cũng có các văn phòng chuyên trách để chống Pháp Luân Công, được gọi là “Văn phòng chống Pháp”. Các văn phòng này đặt trụ sở ở nhiều khu vực lớn hoặc quốc gia trên thế giới, đảm nhận nhiệm vụ chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công, với tên gọi “Văn phòng Công tác chống Pháp XX”. Một trong số đó là “Văn phòng Công tác chống Pháp Bắc Mỹ”, là cơ quan cấp phó cục, chuyên môn phụ trách khu vực Bắc Mỹ.

Năm 2017, một tài liệu bị rò rỉ từ Ủy ban Tỉnh ủy Hà Nam đã chỉ đạo rõ ràng các cán bộ nhắm vào “trụ sở chính” của Shen Yun tại chùa Long Tuyền. Khi đề cập đến Pháp Luân Công, tài liệu này ra lệnh: “Tập trung nhắm vào các nhân vật nòng cốt ở hải ngoại, căn cứ trụ sở chính và các nhân vật trong giới chính trị nước ngoài, tổ chức chặt chẽ các chiến lược để tấn công và chia rẽ họ”. Nhắm vào chùa Long Tuyền, ĐCSTQ đã thao túng một người Mỹ tên Alex Sheila, người từng sống ở Thiên Tân suốt 15 năm, để trở lại khu vực gần chùa Long Tuyền và thành lập một tổ chức phi lợi nhuận. Công việc gần như duy nhất của ông ta là liên tục kiện chùa Long Tuyền với cáo buộc vi phạm các quy định về môi trường. Do không có bất kỳ cơ sở thực tế nào nhưng vẫn lặp lại cùng một nội dung khiếu kiện, Thẩm phán Kenneth M. Karas đã ra phán quyết rằng nguyên đơn không được phép tiếp tục đưa ra các khiếu nại tương tự, vì đây là lần thứ tư họ cố gắng, và không thể “cứ liên tục kiện tụng mãi cho đến khi một lần nào đó thành công”.

ĐCSTQ đã cử gián điệp gửi các lời đe dọa đánh bom giả tới các nhà hát, với ý đồ khiến nhà hát hủy bỏ các buổi biểu diễn của Shen Yun; rạch lốp xe buýt của Shen Yun với ý đồ gây tai nạn trên đường cao tốc; đe dọa và giam giữ người nhà của các nghệ sĩ Shen Yun ở Trung Quốc. Tất cả đều nhằm mục đích làm gián đoạn các buổi diễn của Shen Yun. Vào tháng Năm năm ngoái, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã bắt giữ hai gián điệp của ĐCSTQ là Trần Quân và Lâm Phong vì họ đã cố gắng hối lộ hàng chục nghìn đô la cho một đặc vụ FBI đóng giả làm nhân viên của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS). Với âm mưu nhằm hủy bỏ tư cách tổ chức phi lợi nhuận của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun.

Từ đầu năm nay, các cuộc tấn công nhằm vào Pháp Luân Công và Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đột nhiên gia tăng. Không chỉ The New York Times, mà ở châu Âu cũng xuất hiện các báo cáo công kích Shen Yun. Còn có các tờ báo địa phương gần trụ sở chính của Shen Yun cũng liên tục đăng các bài viết với nội dung khác nhau nhằm chỉ trích chùa Long Tuyền, Shen Yun hoặc Học viện Phi Thiên. Vào khoảng tháng Sáu, một loạt tài khoản mạng xã hội mới được tạo ra, hình thành một cộng đồng chuyên đăng tải và chia sẻ những thông tin tiêu cực về Pháp Luân Công và Shen Yun. Dường như có một thế lực đứng sau điều khiển toàn bộ chuyện này. Ngay sau đó, The New York Times đã liên tiếp công bố nhiều bài viết tiêu cực về Pháp Luân Công, Shen Yun và Học viện Phi Thiên.

Một người trong Bộ Công an Trung Quốc tiết lộ rằng các cuộc tấn công vào Pháp Luân Công ở hải ngoại là một phần trong kế hoạch của tân Bộ trưởng An ninh Quốc gia của ĐCSTQ, Trần Nhất Tân, nhằm củng cố quyền lực và tạo ấn tượng tốt với cấp trên. Bộ An ninh Quốc gia đã đứng sau liên tục cung cấp cái gọi là tài liệu nội bộ, “bao gồm cả những thứ mà họ (những người làm truyền thông cá nhân) tiết lộ, đều do các đặc vụ an ninh quốc gia thu thập và quay phim từ bên trong mục tiêu, sau đó phát hành thông qua họ. Nếu không thì họ làm sao có được những tài liệu đó, chỉ dựa vào khả năng của vài người thì không thể nào làm được việc này”.

IV. Quay trở lại sự thật cơ bản

Do có nhiều phát biểu sai sự thật về Pháp Luân Công, Shen Yun và Phi Thiên trong cáo trạng và các bài báo trên tờ New York Times, nên cần phải làm rõ một vài điểm ngắn gọn.

1. Pháp Luân Công là một đoàn thể tôn giáo được đăng ký chính thức tại chính phủ Hoa Kỳ, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm nguyên tắc, kết hợp với năm bài công pháp động tác chậm rãi, nhằm nâng cao tâm tính và cải thiện sức khỏe cho người tu luyện. Chùa Long Tuyền, Đại học Phi Thiên, Học viện Nghệ thuật Phi Thiên, và Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đều do các học viên Pháp Luân Công sáng lập, các nhân viên công tác và học sinh cũng đều tu luyện Pháp Luân Công.

2. Là một nhóm tôn giáo bị bức hại, tất cả những gì học viên Pháp Luân Công làm đều nhằm mục đích chấm dứt tội ác chống lại nhân loại đang được ĐCSTQ thực hiện trên diện rộng, và họ luôn luôn sử dụng phương pháp phi bạo lực. Mặc dù hoàn cảnh của các học viên Pháp Luân Công vô cùng khó khăn và gian khổ, nhưng Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, Đại học Phi Thiên và Học viện Nghệ thuật Phi Thiên chưa từng chiếm dụng nguồn lực và phúc lợi công cộng của Hoa Kỳ, mà ngược lại, đã truyền bá vẻ đẹp của văn hóa truyền thống Trung Hoa ra khắp thế giới bằng hình thức nghệ thuật. Những học viên Pháp Luân Công này không những không làm tăng gánh nặng cho người đóng thuế như người nhập cư bất hợp pháp, mà còn đóng góp thuế cho chính phủ các cấp của Hoa Kỳ, làm giàu cho nền kinh tế địa phương và cũng làm phong phú thêm các hoạt động cộng đồng và đời sống văn hóa tại nơi họ sinh sống.

3. Đại học Phi Thiên và Học viện Nghệ thuật Phi Thiên là những trường học được các cơ quan giáo dục Hoa Kỳ công nhận. Học sinh tại đây theo học chương trình K-12 hoặc giáo dục cao cấp, từ thời gian đến nội dung học tập đều phù hợp với các quy định của Hoa Kỳ. Trong thời gian học tập tại trường, nhà trường sẽ cố gắng hết sức hỗ trợ sinh viên có cơ hội thực tập cùng Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, coi đó là một phần trong chương trình học và được tính điểm tín chỉ. Họ không phải là nhân viên của Shen Yun, không bị hạn chế bởi quy định về lương tối thiểu, trong suốt quá trình học tập và lưu diễn, họ luôn nhận được học bổng toàn phần hoặc các khoản trợ cấp khác nhau từ phía nhà trường.

Múa cổ điển Trung Hoa là một hình thức nghệ thuật đòi hỏi rất cao về thể chất, cường độ huấn luyện thậm chí không thua kém thể dục dụng cụ nghệ thuật. Cũng giống như các vận động viên thể dục dụng cụ tham gia thi đấu quốc tế phần lớn ở độ tuổi thiếu niên và đôi mươi. Độ tuổi vàng của diễn viên múa cổ điển Trung Hoa nằm trong khoảng từ 14 đến 25 tuổi, vì vậy trong Đoàn Nghệ thuật Shen Yun có những diễn viên vị thành niên. Là một phần yêu cầu của chương trình học, những học sinh này cũng nhận được cơ hội hiếm có, biểu diễn trên các sân khấu hàng đầu thế giới, giới thiệu vẻ đẹp văn hóa Trung Hoa đến khán giả thuộc xã hội chủ lưu và nhận được vô số lời khen ngợi và cảm ơn. Đối với họ, đây là một trải nghiệm cuộc sống quý giá. Điều quan trọng hơn là, buổi biểu diễn cũng là một phần trong thực hành tín ngưỡng của họ. Cả các bậc cha mẹ và bản thân học sinh đều trân trọng trải nghiệm này và cảm thấy tự hào về điều đó.

V. Kết luận

Mặc dù từ năm 1999 đến nay, các học viên Pháp Luân Công vẫn phải đối mặt với sự bức hại và quấy rối từ ĐCSTQ cũng như các đặc vụ cả trong và ngoài nước, các học viên Pháp Luân Công vẫn sẽ sống và làm việc theo những giá trị cốt lõi “Chân – Thiện – Nhẫn”, kiên trì ngăn chặn cuộc bức hại này một cách ôn hòa, và nỗ lực phục hồi các giá trị truyền thống và văn hóa, bằng chính nỗ lực của bản thân mang đến ánh sáng và hy vọng cho thế giới.

Chúng tôi cũng hy vọng những người đang bức hại, quấy rối Pháp Luân Công và các tổ chức liên quan có thể phân biệt được chính tà, quay đầu hướng thiện, ngừng làm tay sai cho ĐCSTQ trong cuộc bức hại này.

Theo The Epoch Times
Bản dịch của Chánh Kiến

Exit mobile version